Hướng dẫn học sinh bài văn mẫu: cảm nghĩ về bài thơ “phò giá về kinh” ngữ văn lớp 7 - Tụng giá hoàn kinh sư

Từ xưa đến này, tình yêu nước là một trong hai nguồn cảm hứng chính, xuyên suốt trong chiều dài lịch sử văn học. Qua từng thời kì, qua mỗi tác giả, tình yêu tổ quốc lại được bộc lộ càng sâu sắc, mới mẻ và sinh động hơn. Yêu nước có thể là tinh thần hi sinh dù da ngựa bọc thây cũng cam lòng, là lòng căm thù giặc sục sôi, bỏng cháy, quyết “sát thát”, là tinh thần quyết chiến quyết thắng vì chủ quyền thiêng liêng của dân tộc, nhưng cũng có thể là lòng tự hào về cảnh trí non sông, về những chiến công hào hùng mà bi tráng của dân tộc. Hòa chung với mạch nguồn ấy của thơ văn yêu nước muôn đời, Trần Quang Khải sáng tác bài thơ “Phò giá về kinh” thể hiện niềm tự hào và một niềm tin vững bền vào tương lai nghìn thu của dân tộc sau chiến thắng chống lại quân xâm lược. Bằng cảm hứng ngợi ca, khí thế sắt đã, bài thơ là khúc ca hào sảng cho sức mạnh dân tộc. Vậy thì hôm nay, mình sẽ giúp các bạn bài văn “cảm nhận về bài thơ “Phò giá về kinh” của Trần Quang Khải nhé. với bài này, các bạn cần thấy được niềm tự hào của tác giả cũng như niềm tin sắt đá của ông vào tương lai vững bền của dân tộc. Mời các bạn tham khảo bài làm dưới đây.

BÀI VĂN CẢM NHẬN BÀI THƠ “PHÒ GIÁ VỀ KINH”

Bác Hồ đã từng khẳng định “từ xưa đến nay dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, tình yêu ấy kết thành một nguồn sóng lớn nó nhấn chìm cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Trở về với cội nguồn lịch sử kháng chiến, những đúc kết ấy của Bác đã được minh chứng sâu sắc và hùng hồn, mà trận chiến thắng quân Mông-Nguyên là một điển hình thời đại, trong cảm hứng ngợi ca tự hào về sức mạnh của dân tộc, Trần Quang Khải đã sáng tác bài thơ “phò giá về kinh”.

“Phò giá về kinh” được sang tác trong hoàn cảnh tướng Trần Quang Khải được vinh dự phò giá nhà vua để trở về kinh thành sau kế hoạch “vườn không nhà trống “ của vua tôi nhà Trần chống lại quân xâm lược. Mở đầu bài thơ hai câu thơ nói lên thắng lợi hung tráng của quân dân ta trong chiến đấu với quân xâm lược. Ngay từ hai câu thơ mở đầu, không khí chiến thắng, những kí ức tươi rói của cuộc kháng chiến oanh liệt đã được hiện lên sống động:

“Đoạt sáo chương dương độ

Cầm Hồ Hàm Tử quan”

Nhấn để mở rộng...

Hay

“Chương Dương cướp giáo giặc

Hàm Tử bắt quân thù”

Nhấn để mở rộng...

Chương Dương, Hàm Tử là những địa điểm diễn ra trận đánh hào hùng trong cuộc kháng chiến. như vậy Hàm Tử, Chương Dương đâu chri đơn thuần là một địa danh vô tri, mà nó đã trở thành địa chỉ đỏ của kháng chiến, là nơi cất giấu và lưu giữ những hồi ức chiến đấu hào hùng, vẻ vang của con người thời đại, là địa chỉ để tìm về nhớ mãi về cội nguồn chiến đấu hi sinh của dân tộc. Hào khí ngút trời và sự tự hào về sức mạnh, sự hùng hồn trong việc khẳng định chủ quyền dân tộc được dồn sức vào chữ “đoạt”. nó không phải là cướp, không phải là chiếm, là giành lấy mà đoạt về, một động từ đầy sức mạnh, thể hiện sự quyết liệt và ngang tàn trong khẩu khí. Để qua đó thấy được rằng, chủ quyền đất nước, dân tộc đã rành rành định phận tại thiên thư kia mà cớ sao lũ giặc ngông cuồng đến xâm phạm, nay quân ta đến “đoạt về”. Câu thơ thể hiện hiện sự chủ động, bản lĩnh và sức mạnh của quân đội ta. Hàm Tử là nơi những kẻ ngông cuồng ngạo mãn đã đến xâm chiếm bị bắt giữ đầy đớn hèn và nhục nhã. Đó là cái giá phải trả cho thái độ lỗ mãng, hành động ngông cuồng của quân giặc khi dám giày xéo lên mảnh đất thiêng liêng này. Một thời kỉ, một địa điểm lịch sử hào hùng, đầy oanh liệt đã đi qua, và nay đất nước trong công cuộc xây dựng nên một lần nữa lòng yêu nước của tác giả thể hiện ở việc tin tưởng vào sự nghìn thu của dân tộc:

“Thái bình nên gắng sức

Non nước ấy ngàn thu.”

Nhấn để mở rộng...

Nhưng thấm nhuần truyền thống đạo đức và vẻ đẹp đạo lí của dân tộc ta, nhà thơ hơn hết còn nhìn thấy sâu xa rằng đằng sau những chiến thắng oanh liệt ấy, quân và dân ta cần tập trung lực lượng, nuôi dưỡng nhân tài để xây dựng đất nước. Hai câu cuối bài thơ theo chính là lời tự nhắc nhở bản thân mình của cả quân và dân tộc chúng ta. Văn học trung đại là thơ văn nói chí tỏ lòng, là văn học của cái “phi ngã”, ở trong bài thơ này điều ấy thể hiện qua lời nhắc nhỏ của tướng Trần Quang Khải khi mà ý chí của một người trong ý thức phát triển và gìn giữ đất nước đã được nâng lên thành ý chí của nhiều người. Tác giả cho rằng, chiến tranh sử dụng vũ lực chỉ là bất đắc dĩ mà thôi. Còn trau dồi phẩm chất, đạo đức và trí tuệ của toàn dân tộc mới là cái gốc, cái cội nguồn để cả đất nước có chung một tinh thần, ý chỉ sắt đá mà không một đất nước nào có thể xâm phạm được. Để sau này, trong những trận đánh lịch sử khác ta thấy những nhà tư tưởng quân sự tài bà là Nguyễn Trãi đã dùng thơ văn, dùng tư tưởng để đấu tranh, đó là chiến thuật mưu phạt tâm công, không gây ra cảnh đồ máu cho biết bao số phận. trở lại với Trần Quang Khải, ta thấy được một một nhãn quan mới mẻ, tiến bộ và tích cực mà ta bắt gặp ở nhà thơ, ông đã có ánh nhìn rất sâu xa, biết khi nào nên vận dụng những gì để giúp cho đất nước mãi duy trì được cảnh thái bình.

Với cách viết ngắn gọn, hàm súc và thổi hồn vào từng câu chữ, những câu thư của Trần Quang Khải đã góp vào cho mạch nguồn yêu nước của văn học dân tộc một tiếng nói sâu sắc và mới mẻ, một tinh thần tự hào mà cũng rất tỉnh táo trong việc bảo vệ, xây dựng non sông. Đó là bài học còn mãi cho các thế hệ sau này.