Hướng dẫn làm bài văn phân tích cảm nhận của em về đoạn trích Nỗi Thương Mình của Nguyễn Du lớp 10 hay nhất có dàn ý định hướng và bài làm cụ thể

Trong xã hội với những biến động lịch sử dữ dội, ngai vàng phong kiến dần mục ruỗng và sụp đổ thảm hại của triều đình vua Lê chúa Trịnh, những phong trào nông dân khởi nghĩa và đỉnh cao là phong traò Tây Sơn nổ ra ác liệt. Nguyễn du, đại thi hào của dân tộc chúng ta đã sống trong bối cảnh đó và trải qua một cuộc bể dâu với mười tám năm làm quan triều Nguyễn và dành thơi gian còn lại lưu lạc, sống cuộc sống phong trần. Trong khoảng thời gian đó, ông sáng tác Truyện Kiều (1805-1809) dựa trên một câu truyện Trung Quốc “Kim Vân Kiều Truyện” nhưng tác phẩm được ông sáng tác với hệ thống ngôn ngữ dân tộc phong phú để nói lên vận mệnh con người trong xã hội tàn bạo. Truyện Kiều như một bản án đanh thép cho tất cả những thế lực chà đạp con người. Trong chương trình ngữ văn lớp 10 ta được làm quen với nhiều đoạn trích Truyện Kièu trong đó có đoạn trích Nỗi Thương Mình. Dưới đây là dàn ý chi tiết và bài làm cụ thể hướng dẫn phân tích đoạn trích Nỗi Thương MÌnh trích Truyện Kiều của Nguyễn Du để các bạn tham khảo và làm một bài văn thật ý nghĩa nhé.

DÀN Ý CẢM NHẬN ĐOẠN TRÍCH NỖI THƯƠNG MÌNH LỚP 10

I MỞ BÀI

Dẫn dắt và giới thiệu về đoạn trích nỗi thương mình, tác giả

II THÂN BÀI

Cảnh sống lưu lạc ở lầu xanh của Thúy Kiều:

Cảnh sống xô bồ, nhơ nhớp ô nhục

Nghệ thuật:

Bút pháp ước lệ

Nghệ thuật ẩn dụ: “bướm, ong”, “cuộc say”, “trận cười”, “lá gió , cành chim”, “tiếng ngọc, trường khanh”

Tiểu đối “bướm lả ong lơi”

Tâm trạng và nỗi lòng của Thúy Kiều

Thời điểm: đêm khuya khoắt

Nghệ thuật:

Nhịp thơ 3/3 câu thơ như gãy đôi

Đối xứng: khi tỉnh rượu- lúc tàn canh

Từ chỉ thời gian tiêp diễn liên tục: khi, lục

Nhịp thơ 2/4/2

Điệp từ “mình” lặp lại 3 lần, nhấn mạnh, tô đậm sự cô đơn, khổ tâm

“Giật mình”: sự ngạc nhiên, thảng thốt

“Thương mình” mang giá trị biểu đạt sâu sắc:

Kiểu tự thương mình hoặc Nguyễn Du thương Kiều

Ý thức về quyền sống, phẩm giá và nhân cách

Thái độ tâm trạng của Kiều trước cảnh sắc , thú vui lầu xanh:

Cảnh sắc thiên nhiên: xuân( hoa), Hạ (gió), Thu (trăng), Đông (tuyết)

Thái độ: thờ ơ, tâm trạng, chán trường => quy luật tâm lí con người

Ngoại cảnh nhuốm màu tâm trạng

Tâm tình:

Đại từ “ai” tìm kiếm tri âm, cô đơn lẻ loi đơn chiếc, mọi thú vui đều trở nên vô nghĩa

BÀI LÀM PHÂN TÍCH ĐOẠN TRÍCH NỖI THƯƠNG MÌNH LỚP 10

Trong xã hội phong kiến xưa, con người ta luôn bị trà đạp bởi những thế lực xấu xa mà mất đi quyền sống, quyền làm người. Điều đó được phản ánh trong nhiều tác phẩm văn học của các nghệ sĩ đương thời.Một trong số đó là Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du , với tài và tâm của mình, ông đã sáng tạo ra một tác phẩm kiệt xuất. Đặc biệt Nguyễn Du còn thể hiện lòng thương, đề cao quyền sống con người qua đoạn trích Nỗi thương mình.

Đoạn trích Nỗi thương Mình nằm trong phần “gia biến và lưu lạc”, qua đoạn trích, tác giả tái hiện tình cảnh trớ trêu mà Kiều gặp phải, nỗi thương mình xót phận và ý thức cao về phẩm giá của nàng. Khi nàng phải chịu bao khổ đau , sống trong cảnh lầu xanh:

Biết bao bướm lả ong lơi,

Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm.

Dập dìu lá gió cành chim

Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh

Nhấn để mở rộng...

Mở đầu đoạn trích với bốn câu thơ tái hiện cảnh sống xô bồ nhơ nhớp và ô nhục của Thúy Kiều- phận kĩ nữ. Bức tranh ấy được Nguyễn Du miêu tả công phu bằng bút pháp ước lệ tượng trưng quen thuộc trong văn học trung đại, nghệ thuật ẩn dụ tài tình “bướm, ong” tức những khách làng chơi qua lại nhộn nhịp chốn phong lưu cùng những “cuộc say, trận cười” những lạc thú, khoái cảm trên đời. con phận kĩ nữ như “lá gió, cành chim” tiếp đủ loại người, kẻ phong lưu, người nặng tình, mua vui suốt ngày đêm. Dùng những cum từ như: “Tống Ngọc , Trường Khanh” nghe có vẻ phong lưu mĩ miều để chỉ những kẻ đa tình ăn chơi phong lưu. Bên cạnh các hình ảnh ước lệ là cách tách từ đan chéo đầy sáng tạo và tiểu đối “bướm lả ông lơi” “lá gió cành chim” khiến ta thấy được thực chất cuộc sống chốn lầu xanh nhơ nhớp và xuồng xã mà Thúy Kiều đang sống. Quả nhiên, với tài năng của mình, sử dụng nghệ thuật và ngôn ngữ tế nhị , kín đáo, giàu màu sắc biểu cảm, vừa giữ được chân dung đẹp đẽ của nhân vật vừa tạo ra hàm ý phê phán , lên án xã hội đương thời với những lạc thú nhấn chìm số phận con người. Cùng với đó, thân phận bẽ bàng của những kĩ nữ cũng được nhấn mạnh đến xót xa , như lời cảm thông, tấm lòng yêu thương sâu sắc của Nguyễn du dành cho nhân vật.

Trước cảnh sống xô bồ, nhơ nhớp chốn lầu xanh, tuy những kĩ nữ kia chẳng màng u sầu nhưng Kiều lại khác, tâm trạng và nỗi lòng của Thúy Kiều lại nặng trĩu mỗi đêm sâu khuya khoắt:

Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh

Giật mình mình lại thương mình xót xa

Nhấn để mở rộng...

Lúc màn đêm buông xuống cũng là lúc sống thật với chính mình, sống thật với lòng mình nhất. Khi ấy Kiều mới “giật mình” ngạc nhiên thảng thốt không ngờ, đó là sự xấu hổ trước sự thay đổi thảm hại của bản thân mình. Kiều “thương mình” , câu thơ lời nửa trực tiếp vừa là Kiều tự thương mình, vừa là Nguyễn du thương Kiều, ông đã diễn tả sâu sắc nỗi thương thân , xót phận của nàng bằng tất cả sự thấu hiểu và cảm thông. Bên cạnh đó, tái hiện nỗi xót xa đó trong những câu thơ nhịp 3/3, nghệ thuật đối xứng “khi tỉnh rượu- lúc tàn canh” kết hợp với điệp từ “mình” lặp đi lặp lại ba lần như nhấn mạnh và tô đậm sự cô đơn. Nguyễn Du dường như dùng cả tài và tâm của mình để thương cho kiếp hông nhan. Và khi Kiều tự thương mình cũng có nghĩa nàng ý thức được về quyền sống, phẩm giá và nhân cách của mình đang bị vùi dập không thương tiếc thể hiện sâu sắc nỗi tủi nhục , đau đớn , xót xa của Kiều khi nhìn vào thực tài và nhớ về quá khứ êm đềm :

Khi sao phong gấm rủ là

Giờ sao tan tác như hoa giữa đường

Mặt sao dày gió dạn sương

Thân sao bướm chán ong chường bấy thân

Nhấn để mở rộng...

Nhìn vào thực tại, bản thân mình “tan tác” như những cánh hoa bị vùi dập, dẫm đạp trên đường và sự chai sạn trước cuộc đời trước bao sóng gió “dày gió dạn sương” mà lòng Kiều đầy ê chề và tủi nhục . Tất cả những nỗi đau, nhục nhã mà Kiều phải gánh chịu thức tại khiến nàng luôn muốn chối bỏ và tìm về quá khứ êm đếm “chướng rủ màn che” để tự an ủi mình. Nhớ một thời “phong gấm rủ là” sống trong cảnh khuê các được nâng niu giữ gìn, êm đẹp hạnh phúc nhưng lại ngắn ngủi vô cùng. Sự đối lập giữ thực tạo và quá khứ trong bốn câu thơ và những từ ngữ chỉ thời gian “khi ,giờ’ khiến ta liên tưởng đến một quãng thời gian rất dài, triền miên và không dứt khổ đau. Kết hợp với điệp ngữ “sao” được lặp đi lặp lại bốn lần liên tiếp nhằm nhấn mạnh, làm giọng thơ thảng thốt xót xa, mang âm hưởng trì triết, đay nghiến khắc sâu, xoáy sâu vào nỗi đau nhức nhối. Dường như qua nỗi đau ấy, ta thấy bóng dáng Nguyễn Du hóa thân vào nhân vật đề thấu hiểu sâu sắc đau đớn của Kiều từ đó thể hiện sự cảm thông ới thân phận nữ nhân thời ấy.

Sống với nỗi đau và sự cô đơn, Kiều luôn khao khát một sự giải thoát, hạnh phúc nhưng nàng lại chán trường cái thế giới xung quanh mình, trước những thú vui nơi lầu xanh:

Mặc người mưa sở mây tần

Những mình nào biết có xuân là gì?

Đòi phen gió tựa hoa kề

Nửa rèm tuyết ngậm bốn bề trăng thâu

Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ

Đòi phen nét vẽ câu thơ

Cung cầm trong nguyệt nước cờ dưới hoa

Vui là vui gượng kẻo là

Ai tri âm đó, mặn mà với ai.

Nhấn để mở rộng...

Cảnh sắc thiên nhiên phong phú và tươi đẹp như một bức tranh đủ màu sắc: xuân nở hoa tươi thắm, hạ có gió mát lành, thu có trăng sáng soi chiếu bàu trời đem thanh tịnh, đông có tuyết trắng phủ kín trần gian , quả là phong- hoa- tuyết- nguyệt rất sinh động về hình ảnh và cả những âm thanh với đủ các thú vui tao tao nhã của con người :cầm, kì ,thi, họa. Tất cả đều hòa hợp tạo nên một bức tranh vô cùng sống động nhưng Kiều, lòng nàng luôn thờ ơ, tâm trạng chán trường :

Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ

Nhấn để mở rộng...

Dường như nó trở thành quy luật tâm lí của con người. Khi lòng nặng trĩu những suy tư, thì ngoại cảnh trong mắt họ cũng nhuốm màu tâm trạng chỉ còn lại sự buồn bã, vô hồn. Còn những thú vui kia tưởng trừng tao nhã nhưng nó diễn ra ở nơi nhỡ nhuốc, chốn lầu xanh toàn lạc thú đáng ghê và sự xuồng sã của phường “xôi thịt” nàng chỉ còn biết “vui gượng” gượng ép , gượng gạo không hê muốn vui mà lại phải tỏ ra vui vẻ. Đó là một cuộc sống thật trớ trêu, nàng Kiều trong trắng thanh cao ngày nào buộc phải trở thành một kĩ nữ làm mê mẩn bao khách làng chơi. Chẳng còn gì bẽ bàng và tuyệt vọng hơn, giờ lại một mình cô đơn lẻ bóng, mọi thú vui trở nên vô nghĩa. Tuy sống trong trụy lạc, nhưng tâm hồn nàng vẫn không vẩn đục , không buông thả theo lỗi sống nhơ nhớp của xã hội phong kiến thời ấy,

Đoạn trích “nỗi thương mình” là một trong những đoạn trích tiêu biểu cho tâm lòng nhân đạo cao cả của Nguyễn Du luôn cảm thông xót xa cho thân phận Thúy Kiều. Qua đó ta còn hiểu được nỗi thương thân xót phận và vẻ đẹp của ú thức về phẩm giá, nhân cách của người phụ nữ bị dồn vào chốn thanh lâu.