Hướng dẫn làm bài văn phân tích và cảm nhận đoạn trích chí khí anh hùng ngữ văn lớp 10 hay nhất có dàn ý định hướng và bài làm cụ thể
Trong lịch sử văn học Việt Nam, có vô vàn những tác phẩm để đời trong đó có Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du. Truyện Kiều mang trong mình những điều kì bí mà cho đến tận thời nay những nhà nghiên cứu , nhà văn vẫn chưa khám phá hết được những giá trị to lớn ấy. Đoạn trường tân thanh- một tên khác của Truyện Kiều có nội dung xoay quanh cuộc đời của nàng Kiều với nhiều sóng gió thăng trầm, qua bao bão táp phong ba, bị vùi dập bởi những thế lực phong kiến tàn ác xấu xa và những phẩm chất thanh cao của nàng. Trong chương trình ngữ văn lớp 20 , chúng ta cũng được học về truyện Kiều, cụ thể qua đoạn trích Chí Khí Anh Hùng. Đoạn trích từ câu 2213 đến câu 2230 nói về việc Từ Hải dứt áo ra đi, từ biệt Thúy Kiều để làm nên sự nghiệp lớn. Và trong đoạn trích này, tác giả khắc họa xoay quanh nhân vật Từ Hải- đấng kiệt xuất anh hùng. Dưới đây là dàn ý hướng dẫn cụ thể và bài làm chi tiết phân tích đoạn trích chí khí anh hùng để các bạn tham khảo và làm một bài văn thật hay nhé.
DÀN Ý PHÂN TÍCH ĐOẠN TRÍCH CHÍ KHÍ ANH HÙNG LỚP 10
I MỞ BÀI
Dẫn dắt và giới thiệu đoạn trích chí khí anh hùng
II THÂN BÀI
4 câu đầu: hình ảnh Từ Hải lúc lên đường:
Từ “thoắt” thể hiện sự dứt khoát
Tình riêng: nửa năm, hương lửa, đương nồng ( hạnh phúc vợ chồng giản dị đời thường)
Sự nghiệp: bốn phương, trời bể mênh mang ( sự nghiệp lí tưởng cao cả, lớn lao)
Thái độ dứt khoát mau lẹ, kiến quyết của người anh hùng
Tư thế: đối diện với trời bể mênh mông thật hoành tráng, chủ động
Hành động; oai phong , lẫm liệt,..
14 câu còn lại: hình ảnh Từ Hải lúc chia tay
Lời Thúy Kiều:
Lí: thuyết phục bằng đạo phu thê
Tình: thuyết phục bằng tình cảm chân thành
Lời Từ Hải:
Thuyết phục Kiều bằng đạo tri âm tâm phúc tương tri
Thể hiện sự tôn trọng Kiều, mong muốn Kiều hiểu mình
Từ chối ở lại một cách khéo léo
Từ Hải là một người có trí tuệ sáng suốt, một trái tim nhân hậu, 1 tấm lòng bao la
Từ Hải hứa:
Chiến công rực rỡ
Đem lại hạnh phúc cho Kiều
Khát vọng mãnh liệt về sự nghiệp anh hùng
Tình yêu, lòng trân trọng mà Từ Hải dành cho Kiều
BÀI LÀM PHÂN TÍCH ĐOẠN TRÍCH CHÍ KHÍ ANH HÙNG LỚP 10
Truyện Kiều là một trong những kiệt tác để đời trong nền văn học Việt Nam của Nguyễn Du. Với tài và tâm của mình, Nguyễn du vận dụng sáng tạo ngôn ngữ , nghệ thuật và sự thấu hiểu cảm thông tái hiện cuộc đời đầy sóng gió của Thúy Kiều và những mối tình nàng trải qua với bao đau khổ. Trong đó có anh hùng Từ Hải được khắc họa qua đoạn trích Chí Khí Anh Hùng.
Thúy Kiều sống trong cảnh nhơ nhớp lầu xanh , nhưng may mắn mỉm cười với nàng khi nàng gặp Từ Hải, được vị anh hùng chuộc khỏi chốn lầu xanh và cưới làm vợ. Sau nửa năm lửa đượm hương nồng, Từ Hải muốn tạo dựng cho mình sự nghiệp lớn nên đã từ biệt Thúy Kiều và hình ảnh người anh hùng lúc lên đường đượctái hiện trong bốn câu đầu:
Nửa năm hương lửa đương nồng,
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương.
Trông vời trời bể mênh mang,
Thanh gươm yên ngựa, lên đường thẳng rong.
Như chúng ta biết “anh hùng” là người trong bụng có chí lớn,có mưu cao, có tài bao trùm cả vũ trụ, có chí nuốt cả trời đất kia. Và khi chàng dứt khoát ra đi để lại tình riêng “nửa năm hương lửa đương nồng”, những hạnh phúc vợ chồng giản dị, riêng tư, mang đi trong mình chí hướng bốn phương , quyết hướng đến sự nghiệp lí tưởng lớn lao cao cả. Dường như ý chí đó trở thành bản năng của người anh hùng không thể ngăn cản nổi. Người anh hùng ấy với tư thế đối diện với trời bể mênh mang, làm chủ mọi thứ , oai phong lẫm liệt “thanh gươm yên ngựa”, mạnh mẽ và dứt khoát. Khi nhìn bóng dáng Từ Hải ta lại nhớ đến hình ảnh người chinh phu:
Áo chàng đỏ tựa ráng pha
Ngữa chàng sắc trắng như là tuyết in
Quả thật Từ Hải là một người anh hùng phi chí hướng bốn phương, chẳng thể giam mình nơi nắng không đến đầu mưa không đến mặt, một không gian chật hẹp. Mà chỉ có thể lên đường mới giải phóng được con người anh hùng ấy.
Trong cảnh tiễn biệt Từ Hải , tác giả ngụ ý để cho Từ Hải sẵn sàng trên yên ngựa và thanh kiếm bên mình, mới để Kiều và Từ Hải nói lời từ biệt. Biết rằng chồng mình tung hoành tứ phương, sống trong cảnh màn trời chiếu đất nhưng Thúy Kiều vẫn một lòng theo cùng, luôn muốn chia sẻ nỗi lo, tâm trạng, gánh vác cùng chàng những mệt nhọc mà phận làm thê nên làm. Thúy Kiều thuyết phục Từ Hải bằng đạo phu thê xưa cùng với tình cảm chân thành thể hiện sự thấu tình đạt lí, trong nghĩa trọng tình. Nhưng Từ Hải- đấng anh hùng lại nhẹ nhàng nói với Kiều bằng đạo tri âm:
Từ rằng: “Tâm phúc tương tri,
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?
Bao giờ mười vạn tinh binh,
Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp dường.
Làm cho rõ mặt phi thường,
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.
Bằng nay bốn bể không nhà,
Theo càng thêm bận biết là đi đâu?
Đành lòng chờ đó ít lâu,
Chầy chăng là một năm sau vội gì
Lời thuyết phúc của Từ Hải “tâm phúc tương tri” thể hiện sự tôn trọng Kiều, mong muốn nàng hiểu mình và khéo léo từ chối không để nàng phải chịu khổ bên mình. Với trí tuệ sáng suốt và một trái tim nhân hậu tấm lòng bao la , Từ Hải luôn muốn có một chiến công oanh liệt, đem đến niềm tin, tình yêu và sự trân trọng cho Thúy Kiều. Làm nên sự nghiệp cũng là lúc Từ Hải đạt được hạnh phúc mà chàng luôn hướng tới, một hạnh phúc tràn đầy cả về sự nghiệp lẫn tình yêu và đó là hạnh phúc xứng đáng với một người anh hùng.
Từ Hải trước đây cũng vậy, bây giờ mà mãi về sau vẫn mang trong mình sự tự tin sẽ làm chủ được tất cả. Chỉ vỏn vẹn thanh gươm yên ngựa cùng chí khí ngút trời nhưng Từ Hải tin rằng sẽ có trong tay “mười vạn tinh binh” về trong tiếng “chiêng dậy đất “ mang lại vẻ vang và hạnh phúc cho người con gái chàng hết mực thương yêu với lời hứa chắc nịch “năm sau” tạo thêm niềm tin vững chắc cho Thúy Kiều. tất cả mọi thứ toát ra từ Từ Hải: chí khí, tư thế, hành động , tài năng đều mang một vẻ phi thường. Chính điều đó làm cho tác giả tôn trọng, ngưỡng mộ gọi chàng là “trượng phu, mặt phi thường”, đặt nhân vật anh hùng trong một không gian đất trời rông lớn bao la, hết mực ngợi ca.
Từ Hải trong đoạn trích Chí Khí Anh Hùng thể hiện lí tưởng anh hùng của Nguyễn Du: phải chiến thắng cái bình thường, tầm thường để hướng tới cái phi thường, phải có những phẩm chất siêu phàm để trở thành một con người lí tưởng, hình mẫu được dựng lên cho ngàn đời sau.
Trong lịch sử văn học Việt Nam, có vô vàn những tác phẩm để đời trong đó có Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du. Truyện Kiều mang trong mình những điều kì bí mà cho đến tận thời nay những nhà nghiên cứu , nhà văn vẫn chưa khám phá hết được những giá trị to lớn ấy. Đoạn trường tân thanh- một tên khác của Truyện Kiều có nội dung xoay quanh cuộc đời của nàng Kiều với nhiều sóng gió thăng trầm, qua bao bão táp phong ba, bị vùi dập bởi những thế lực phong kiến tàn ác xấu xa và những phẩm chất thanh cao của nàng. Trong chương trình ngữ văn lớp 20 , chúng ta cũng được học về truyện Kiều, cụ thể qua đoạn trích Chí Khí Anh Hùng. Đoạn trích từ câu 2213 đến câu 2230 nói về việc Từ Hải dứt áo ra đi, từ biệt Thúy Kiều để làm nên sự nghiệp lớn. Và trong đoạn trích này, tác giả khắc họa xoay quanh nhân vật Từ Hải- đấng kiệt xuất anh hùng. Dưới đây là dàn ý hướng dẫn cụ thể và bài làm chi tiết phân tích đoạn trích chí khí anh hùng để các bạn tham khảo và làm một bài văn thật hay nhé.
DÀN Ý PHÂN TÍCH ĐOẠN TRÍCH CHÍ KHÍ ANH HÙNG LỚP 10
I MỞ BÀI
Dẫn dắt và giới thiệu đoạn trích chí khí anh hùng
II THÂN BÀI
4 câu đầu: hình ảnh Từ Hải lúc lên đường:
Từ “thoắt” thể hiện sự dứt khoát
Tình riêng: nửa năm, hương lửa, đương nồng ( hạnh phúc vợ chồng giản dị đời thường)
Sự nghiệp: bốn phương, trời bể mênh mang ( sự nghiệp lí tưởng cao cả, lớn lao)
Thái độ dứt khoát mau lẹ, kiến quyết của người anh hùng
Tư thế: đối diện với trời bể mênh mông thật hoành tráng, chủ động
Hành động; oai phong , lẫm liệt,..
14 câu còn lại: hình ảnh Từ Hải lúc chia tay
Lời Thúy Kiều:
Lí: thuyết phục bằng đạo phu thê
Tình: thuyết phục bằng tình cảm chân thành
Lời Từ Hải:
Thuyết phục Kiều bằng đạo tri âm tâm phúc tương tri
Thể hiện sự tôn trọng Kiều, mong muốn Kiều hiểu mình
Từ chối ở lại một cách khéo léo
Từ Hải là một người có trí tuệ sáng suốt, một trái tim nhân hậu, 1 tấm lòng bao la
Từ Hải hứa:
Chiến công rực rỡ
Đem lại hạnh phúc cho Kiều
Khát vọng mãnh liệt về sự nghiệp anh hùng
Tình yêu, lòng trân trọng mà Từ Hải dành cho Kiều
BÀI LÀM PHÂN TÍCH ĐOẠN TRÍCH CHÍ KHÍ ANH HÙNG LỚP 10
Truyện Kiều là một trong những kiệt tác để đời trong nền văn học Việt Nam của Nguyễn Du. Với tài và tâm của mình, Nguyễn du vận dụng sáng tạo ngôn ngữ , nghệ thuật và sự thấu hiểu cảm thông tái hiện cuộc đời đầy sóng gió của Thúy Kiều và những mối tình nàng trải qua với bao đau khổ. Trong đó có anh hùng Từ Hải được khắc họa qua đoạn trích Chí Khí Anh Hùng.
Thúy Kiều sống trong cảnh nhơ nhớp lầu xanh , nhưng may mắn mỉm cười với nàng khi nàng gặp Từ Hải, được vị anh hùng chuộc khỏi chốn lầu xanh và cưới làm vợ. Sau nửa năm lửa đượm hương nồng, Từ Hải muốn tạo dựng cho mình sự nghiệp lớn nên đã từ biệt Thúy Kiều và hình ảnh người anh hùng lúc lên đường đượctái hiện trong bốn câu đầu:
Nửa năm hương lửa đương nồng,
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương.
Trông vời trời bể mênh mang,
Thanh gươm yên ngựa, lên đường thẳng rong.
Như chúng ta biết “anh hùng” là người trong bụng có chí lớn,có mưu cao, có tài bao trùm cả vũ trụ, có chí nuốt cả trời đất kia. Và khi chàng dứt khoát ra đi để lại tình riêng “nửa năm hương lửa đương nồng”, những hạnh phúc vợ chồng giản dị, riêng tư, mang đi trong mình chí hướng bốn phương , quyết hướng đến sự nghiệp lí tưởng lớn lao cao cả. Dường như ý chí đó trở thành bản năng của người anh hùng không thể ngăn cản nổi. Người anh hùng ấy với tư thế đối diện với trời bể mênh mang, làm chủ mọi thứ , oai phong lẫm liệt “thanh gươm yên ngựa”, mạnh mẽ và dứt khoát. Khi nhìn bóng dáng Từ Hải ta lại nhớ đến hình ảnh người chinh phu:
Áo chàng đỏ tựa ráng pha
Ngữa chàng sắc trắng như là tuyết in
Quả thật Từ Hải là một người anh hùng phi chí hướng bốn phương, chẳng thể giam mình nơi nắng không đến đầu mưa không đến mặt, một không gian chật hẹp. Mà chỉ có thể lên đường mới giải phóng được con người anh hùng ấy.
Trong cảnh tiễn biệt Từ Hải , tác giả ngụ ý để cho Từ Hải sẵn sàng trên yên ngựa và thanh kiếm bên mình, mới để Kiều và Từ Hải nói lời từ biệt. Biết rằng chồng mình tung hoành tứ phương, sống trong cảnh màn trời chiếu đất nhưng Thúy Kiều vẫn một lòng theo cùng, luôn muốn chia sẻ nỗi lo, tâm trạng, gánh vác cùng chàng những mệt nhọc mà phận làm thê nên làm. Thúy Kiều thuyết phục Từ Hải bằng đạo phu thê xưa cùng với tình cảm chân thành thể hiện sự thấu tình đạt lí, trong nghĩa trọng tình. Nhưng Từ Hải- đấng anh hùng lại nhẹ nhàng nói với Kiều bằng đạo tri âm:
Từ rằng: “Tâm phúc tương tri,
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?
Bao giờ mười vạn tinh binh,
Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp dường.
Làm cho rõ mặt phi thường,
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.
Bằng nay bốn bể không nhà,
Theo càng thêm bận biết là đi đâu?
Đành lòng chờ đó ít lâu,
Chầy chăng là một năm sau vội gì
Lời thuyết phúc của Từ Hải “tâm phúc tương tri” thể hiện sự tôn trọng Kiều, mong muốn nàng hiểu mình và khéo léo từ chối không để nàng phải chịu khổ bên mình. Với trí tuệ sáng suốt và một trái tim nhân hậu tấm lòng bao la , Từ Hải luôn muốn có một chiến công oanh liệt, đem đến niềm tin, tình yêu và sự trân trọng cho Thúy Kiều. Làm nên sự nghiệp cũng là lúc Từ Hải đạt được hạnh phúc mà chàng luôn hướng tới, một hạnh phúc tràn đầy cả về sự nghiệp lẫn tình yêu và đó là hạnh phúc xứng đáng với một người anh hùng.
Từ Hải trước đây cũng vậy, bây giờ mà mãi về sau vẫn mang trong mình sự tự tin sẽ làm chủ được tất cả. Chỉ vỏn vẹn thanh gươm yên ngựa cùng chí khí ngút trời nhưng Từ Hải tin rằng sẽ có trong tay “mười vạn tinh binh” về trong tiếng “chiêng dậy đất “ mang lại vẻ vang và hạnh phúc cho người con gái chàng hết mực thương yêu với lời hứa chắc nịch “năm sau” tạo thêm niềm tin vững chắc cho Thúy Kiều. tất cả mọi thứ toát ra từ Từ Hải: chí khí, tư thế, hành động , tài năng đều mang một vẻ phi thường. Chính điều đó làm cho tác giả tôn trọng, ngưỡng mộ gọi chàng là “trượng phu, mặt phi thường”, đặt nhân vật anh hùng trong một không gian đất trời rông lớn bao la, hết mực ngợi ca.
Từ Hải trong đoạn trích Chí Khí Anh Hùng thể hiện lí tưởng anh hùng của Nguyễn Du: phải chiến thắng cái bình thường, tầm thường để hướng tới cái phi thường, phải có những phẩm chất siêu phàm để trở thành một con người lí tưởng, hình mẫu được dựng lên cho ngàn đời sau.