Hướng dẫn làm bài văn cảm nhận bài ca dao trèo lên cây khế nửa ngày trong chương trình môn ngữ văn lớp 10 THPT. Một trong những tình cảm rất đỗi thân thương và sâu lắng của nhân loại đs là tình yêu và đặc biệt là tình yêu đôi lứa. Sinh thành trong lòng nếp sống tinh thần của người dân, ca dao dân ca từ xưa đến nay đã luôn coi trọng thứ tình cảm rất đỗi con người này. Vì thế, đề tài tình yêu đôi lứa đã trở thành một mảng đề tài sâu rộng không thể thiếu từ xưa đến nay của ca dao. Khi xưa, đôi trái gái không chỉ dùng ca dao để bày tỏ cảm xúc của mình mà thậm chí những câu ca dao nồng thắm đã trở thành những cây cầu kết nối lương duyên của đôi trai tài gái sắc. Tình cảm càng mến thương, câu ca càng tình tứ, tuy mộc mạc, giản dị mà lúc nào cũng thấm đẫm tình người. Trong chương trình ngữ văn lớp 10, chúng ta sẽ được học một bài ca dao viết rất hay về tâm trạng của một chàng trai đang yêu. Dưới đây là dàn ý và bài làm cho đề phân tích bài ca dao này, bài “Trèo lên cây khế nửa ngày”. Để phân tích bài ca dao này, chúng ta sẽ giới thiệu bài ca dao, phân tích tâm trạng chàng trai qua những hình ảnh như cây khế, sao hôm, sao mai và những biện pháp nghệ thuật đi kèm.
DÀN Ý PHÂN TÍCH BÀI CA DAO "TRÈO LÊN CÂY KHẾ"
1. MỞ BÀI
Giới thiệu về bài ca dao: “trèo lên cây khế nửa ngày”
2. THÂN BÀI
- Câu 1: Sự phi logic về mặt từ ngữ nhưng chỉ là cách nói của người xưa
- Câu 2: Bộc bạch tâm trạng buồn rầu vì trắc trở trong tình yêu của chàng trai
- Câu 3: hình ảnh mặt trăng, mặt trời chỉ sự không thể ở cùng một nơi, một thời điểm
- Câu 4: hình ảnh sao hôm, sao mai chỉ sự xa cách lứa đôi
- Câu 5: Câu hỏi tu từ đậm đà tình nghĩa
- Câu 6: hình ảnh sao Vượt, trăng chỉ sự xa xôi cách trở, không cách nào tương phùng
3. KẾT BÀI
Khẳng định vẻ đẹp của bài ca dao.
BÀI VĂN PHÂN TÍCH CẢM NHẬN BÀI CA DAO "TRÈO LÊN CÂY KHẾ"
Tình yêu từ xưa vẫn luôn là thứ tình cảm mà ngọt ngào và cay đắng luôn đi kèm với nhau. Những cảm xúc thì thật ngọt ngào nhưng đôi khi sự thật không được êm đềm như trong mơ ước, sẽ có những tình yêu bắt phải trái đắng để rồi phải ngồi bơ phờ khổ đau. Ta thấy giống với chàng trai trong bài ca dao:
Trèo lên cây khế nửa ngày,
Ai làm chua xót lòng này, khế ơi!
Mặt trăng sánh với mặt trời.
Sao Hôm sánh với sao Mai chằng chằng.
Mình đi có nhớ ta chăng?
Ta như sao vượt chờ Trăng giữa trời.
Nhấn để mở rộng...
Mới nghe câu đầu thôi mà ta đã bắt gặp một sự phi lí ở đây, có ai lại có thể trèo lên cây khế rồi ngồi ở đó đến nửa ngày? Nhưng khi tiếp xúc với ca dao- cũng là một loại thi ca trữ tình ta đôi khi phải chấp nhận cái phi logic bề mặt để hướng tới cái logic của bề sâu. Việc mà chàng trai trèo lên cây khế nửa ngày chỉ là cách nói của người xưa, cũng như những cách nói bóng gió lãng mạn khác như là: bắc cầu dải yếm, trèo lên cây bưởi hái hoa,… Ở những trường hợp như vậy, ta không nên nhìn nghệ thuật theo một cách hiểu thực tế mà phải coi đây là một dụng ý nghệ thuật của tác giả. Nến chú ý vào ý tứ của câu sau:
Ai làm chua xót lòng này, khế ơi!
Nhấn để mở rộng...
Đến đây, ta chợt hiểu ra vì sao chàng trai này lại “trèo lên cây khế đến nửa ngày”. Rõ ràng đây là tâm trạng xót xa trong lòng của chàng trai trong câu chuyện tình yêu không được mấy tốt đẹp. Câu ca dao không phải là câu hỏi tu từ mặc dù mở đầu bằng từ “ai” mà là một câu cảm thán. Chàng trai này trong lòng đang khôn nguôi thương cho số phận tình yêu của mình. Ta không thể đoán rõ ràng rằng “ai” kia là một cô gái đã phụ tình chàng trai khiến con tim chàng tan nát hay là một mối tình đơn phương của chàng không được hồi đáp khiến cho nỗi lòng thêm xót xa ê chề hoặc là cả hai đều yêu thương nhau hết mực nhưng sự rành buộc của những lễ giáo phong kiến đã đè nén và ngăn trở họ, tàn phá mối lương duyên rốt đẹp. Nhưng vẫn có thể khẳng định một điều là chàng trai đang trong những tháng ngày dài với tâm trạng buồn chán, nản chí vì một tình yêu tắc trở, không mong đợi kết quả. Bởi:
Mặt trăng sánh với mặt trời.
Sao Hôm sánh với sao Mai chằng chằng.
Mình đi có nhớ ta chăng?
Ta như sao vượt chờ Trăng giữa trời.
Nhấn để mở rộng...
Trong mối quan hệ về tình yêu đôi lứa, người ta muốn so sánh với những cặp hình ảnh như: trăng với sao, cây và đất, gió và mây,… để thể hiện sự gắn bó, liền chặt, sánh đôi,… Nhưng ở đây những hình ảnh lần lượt được đưa ra đối sánh: mặt trăng với mặt trời, sao Hôm với sao Mai, sao vượt với mặt trăng. Đây rõ ràng là những hiện tượng không bao giờ; “tương phùng” trong thiên nhiên. Chỉ khi mặt trời lặn hẳn, trăng mới lên, chỉ khi sao Hôm mờ, đêm tắt, sao Mai mới lên,… Những hình ảnh này được dùng để ẩn dụ cho chàng trai và cô gái. Điều này có nghĩa là chàng trai như ý thức được ranh giới không thể phá bỏ ở hai người, một sự cách trở tự nhiên đến không thể tránh được mà khiến cho cả hai không thể đến với nhau cho dù chàng trai có cố gắng đến mấy. Họ cách trở quá xa, muốn với cũng khó mà chạm tới được. Câu hỏi tu từ đằm thắm như tình người: “Mình đi có nhớ ta chăng?”. Và chàng trai tự thấy mình như ngôi sao Vượt đang chờ trăng lên, đó là điều vô nghĩa bởi sao Vượt không thể tương phùng với trăng cũng như chàng trai và cô gái mãi mãi không thể đến được với nhau.
Bài ca dao đọc lên mà thấm thía, cảm động về một mảnh tình khổ đau. Với tất cả sự chân thật trong cảm xúc, bài ca dao đã diễn tả sâu sắc nỗi lòng phổ biến của con người trong tình yêu và có sự đượm buồn man mác về một mối tình không được hạnh phúc.
DÀN Ý PHÂN TÍCH BÀI CA DAO "TRÈO LÊN CÂY KHẾ"
1. MỞ BÀI
Giới thiệu về bài ca dao: “trèo lên cây khế nửa ngày”
2. THÂN BÀI
- Câu 1: Sự phi logic về mặt từ ngữ nhưng chỉ là cách nói của người xưa
- Câu 2: Bộc bạch tâm trạng buồn rầu vì trắc trở trong tình yêu của chàng trai
- Câu 3: hình ảnh mặt trăng, mặt trời chỉ sự không thể ở cùng một nơi, một thời điểm
- Câu 4: hình ảnh sao hôm, sao mai chỉ sự xa cách lứa đôi
- Câu 5: Câu hỏi tu từ đậm đà tình nghĩa
- Câu 6: hình ảnh sao Vượt, trăng chỉ sự xa xôi cách trở, không cách nào tương phùng
3. KẾT BÀI
Khẳng định vẻ đẹp của bài ca dao.
BÀI VĂN PHÂN TÍCH CẢM NHẬN BÀI CA DAO "TRÈO LÊN CÂY KHẾ"
Tình yêu từ xưa vẫn luôn là thứ tình cảm mà ngọt ngào và cay đắng luôn đi kèm với nhau. Những cảm xúc thì thật ngọt ngào nhưng đôi khi sự thật không được êm đềm như trong mơ ước, sẽ có những tình yêu bắt phải trái đắng để rồi phải ngồi bơ phờ khổ đau. Ta thấy giống với chàng trai trong bài ca dao:
Trèo lên cây khế nửa ngày,
Ai làm chua xót lòng này, khế ơi!
Mặt trăng sánh với mặt trời.
Sao Hôm sánh với sao Mai chằng chằng.
Mình đi có nhớ ta chăng?
Ta như sao vượt chờ Trăng giữa trời.
Nhấn để mở rộng...
Mới nghe câu đầu thôi mà ta đã bắt gặp một sự phi lí ở đây, có ai lại có thể trèo lên cây khế rồi ngồi ở đó đến nửa ngày? Nhưng khi tiếp xúc với ca dao- cũng là một loại thi ca trữ tình ta đôi khi phải chấp nhận cái phi logic bề mặt để hướng tới cái logic của bề sâu. Việc mà chàng trai trèo lên cây khế nửa ngày chỉ là cách nói của người xưa, cũng như những cách nói bóng gió lãng mạn khác như là: bắc cầu dải yếm, trèo lên cây bưởi hái hoa,… Ở những trường hợp như vậy, ta không nên nhìn nghệ thuật theo một cách hiểu thực tế mà phải coi đây là một dụng ý nghệ thuật của tác giả. Nến chú ý vào ý tứ của câu sau:
Ai làm chua xót lòng này, khế ơi!
Nhấn để mở rộng...
Đến đây, ta chợt hiểu ra vì sao chàng trai này lại “trèo lên cây khế đến nửa ngày”. Rõ ràng đây là tâm trạng xót xa trong lòng của chàng trai trong câu chuyện tình yêu không được mấy tốt đẹp. Câu ca dao không phải là câu hỏi tu từ mặc dù mở đầu bằng từ “ai” mà là một câu cảm thán. Chàng trai này trong lòng đang khôn nguôi thương cho số phận tình yêu của mình. Ta không thể đoán rõ ràng rằng “ai” kia là một cô gái đã phụ tình chàng trai khiến con tim chàng tan nát hay là một mối tình đơn phương của chàng không được hồi đáp khiến cho nỗi lòng thêm xót xa ê chề hoặc là cả hai đều yêu thương nhau hết mực nhưng sự rành buộc của những lễ giáo phong kiến đã đè nén và ngăn trở họ, tàn phá mối lương duyên rốt đẹp. Nhưng vẫn có thể khẳng định một điều là chàng trai đang trong những tháng ngày dài với tâm trạng buồn chán, nản chí vì một tình yêu tắc trở, không mong đợi kết quả. Bởi:
Mặt trăng sánh với mặt trời.
Sao Hôm sánh với sao Mai chằng chằng.
Mình đi có nhớ ta chăng?
Ta như sao vượt chờ Trăng giữa trời.
Nhấn để mở rộng...
Trong mối quan hệ về tình yêu đôi lứa, người ta muốn so sánh với những cặp hình ảnh như: trăng với sao, cây và đất, gió và mây,… để thể hiện sự gắn bó, liền chặt, sánh đôi,… Nhưng ở đây những hình ảnh lần lượt được đưa ra đối sánh: mặt trăng với mặt trời, sao Hôm với sao Mai, sao vượt với mặt trăng. Đây rõ ràng là những hiện tượng không bao giờ; “tương phùng” trong thiên nhiên. Chỉ khi mặt trời lặn hẳn, trăng mới lên, chỉ khi sao Hôm mờ, đêm tắt, sao Mai mới lên,… Những hình ảnh này được dùng để ẩn dụ cho chàng trai và cô gái. Điều này có nghĩa là chàng trai như ý thức được ranh giới không thể phá bỏ ở hai người, một sự cách trở tự nhiên đến không thể tránh được mà khiến cho cả hai không thể đến với nhau cho dù chàng trai có cố gắng đến mấy. Họ cách trở quá xa, muốn với cũng khó mà chạm tới được. Câu hỏi tu từ đằm thắm như tình người: “Mình đi có nhớ ta chăng?”. Và chàng trai tự thấy mình như ngôi sao Vượt đang chờ trăng lên, đó là điều vô nghĩa bởi sao Vượt không thể tương phùng với trăng cũng như chàng trai và cô gái mãi mãi không thể đến được với nhau.
Bài ca dao đọc lên mà thấm thía, cảm động về một mảnh tình khổ đau. Với tất cả sự chân thật trong cảm xúc, bài ca dao đã diễn tả sâu sắc nỗi lòng phổ biến của con người trong tình yêu và có sự đượm buồn man mác về một mối tình không được hạnh phúc.