Hướng dẫn lập dàn ý và bài văn mẫu đề phân tích ý nghĩa của hình tượng cái bao. Người nghệ sĩ thu thập hình tượng giống như con ong hút mật vậy. Một con ong phải bay một đoạn đường bằng sáu lần xích đạo mới mong tìm được một xái mật tinh túy. Vâng, công việc thu thập hình tượng của người nghệ sĩ chưa và không bao giờ là đơn giản, để sao cho qua hình tượng ấy, nhà văn có thể gửi đến người đọc một thông điệp về cuộc sống, một triết lí hay chiêm nghiệm về nhân sinh. Với Sê-khốp được ví như con linh điểu của buổi tịch dương trên đồng cỏ nước Nga, hẳn ông đã tích lũy được những hình tượng từ mảnh đất nơi đây và qua sáng tác cho thấy tài năng sáng tạo kiệt xuất của mình, trong số đấy, truyện ngắn “người trong bao” là một trong số ít những truyện ngắn xuất sắc của ông. Đặc biệt, trong tác phẩm việc xây dựng một hình tượng độc đáo là hình tượng chiếc bao chứa đựng những giá trị sâu sắc về nhân sinh, nghệ thuật đã tồn tại lâu bền trong lòng độc giả qua nhiều thế hệ. Vậy thì hôm nay, mình sẽ giúp các bạn bài văn nêu ý nghĩa của hình tượng cái bao trong truyện ngắn “người trong bao” của Sê-khốp nhé. với đề bài này các bạn cần nêu ý nghĩa chiếc bao trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật nhé.
LẬP DÀN Ý BÀI PHÂN TÍCH HÌNH TƯỢNG CÁI BAO TRONG TÁC PHẨM “NGƯỜI TRONG BAO”
1.MỞ BÀI:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm
Nêu vấn đề cần phân tích.
2.THÂN BÀI:
- Hình tượng cái bao:
- Đó là ẩn dụ cho những nỗi sợ hãi của Bê-li-cốp.
- Là nơi cất giấu những bí mật, những nỗi sợ của Bê-li-cốp.
- Cái bao ấy chính là biểu tượng cho một lớp người kì dị phải sống trong chế độ Nga Hoàng chuyên chế, bảo thủ nặng nề, khiến họ sợ mọi thứ từ những điều tưởng như không có gì để sợ.
- Cái bao cuối cùng của Bê-li-cốp ấy chính là chiếc quan tài, nơi hắn sẽ ngủ mãi trong đó.
- Cái bao chính là chế độ xã hội, không khí xã hội Nga lúc bấy giờ.
- Đó là hình tượng trở đi trở lại trong truyện và gây ấn tượng mạnh, ám ảnh trong lòng người đọc.
- Qua đó thấy được tài năng khắc họa hình tượng của Sê-khốp.
3.KẾT BÀI:
Khẳng định tài năng nghệ thuật và giá trị của hình tượng cái bao.
BÀI VĂN PHÂN TÍCH HÌNH TƯỢNG CÁI BAO TRONG TRUYỆN “NGƯỜI TRONG BAO” CỦA SÊ-KHỐP
Hình tượng nghệ thuật là phương tiện đặc biệt để nhà văn giao tiếp với bạn đọc. Chính vì thế nhà văn phải sống thật sâu sắc và thành thật với cuộc đời, phải lặn sâu vào tận đáy cuộc sống, mở hồn ra đón lấy những vang động của đời, có như vậy mới mong tạo ra một hình tượng đóng đinh cùng tên tuổi của ông ta. Và với Sê-khốp, một cây bút tiêu biểu của văn học Nga, thấu hiểu sâu sắc không khí ngột ngạt của xã hội Nga lúc bấy giờ, Sê-khốp đã xây dựng hình tượng kinh điển đó là hình tượng chiếc bao chứa nhiều giá trị sâu sắc.
Hình tượng nghệ thuật là thế giới đời sống do ngôn từ gợi lên trong tâm trí người đọc. Đó có thể là người, như hình tượng Bê-li-cốp, hay lão Gô-ri-ô, hình tượng Huấn Cao...đều là những hình tượng nổi bất thì bên cạnh đó hình tượng nghệ thuật cũng có thể là đồ vật, con vật như tiếng đàn của Loc-ca, chiếc bánh bao tẩm máu người tử tù trong “Thuốc” của Lỗ Tấn, hình tượng chiếc bao trong truyện ngắn “người trong bao” của Sê-khốp...Dù là người hay vật, mỗi hình tượng đều gửi gắm những thông điệp nhân sinh sâu sắc chất chưa những tâm tư tình cảm, nỗi băn khoăn trăn trở của nhà văn với cuộc đời.
Trong truyện ngắn “người trong bao” của mình, Sê-khốp đã cho thấy tấm lòng bao la đồng cảm và sự quan ngại sâu sắc của mình trước không khí ngột ngạt bị bao phủ, kìm kẹp bởi chế độ Nga Hoàng nặng nề. chiếc bao là nơi mà nhân vật Bê-li-cốp, nhân vật chính của truyện giấu giếm, che đậy những nỗi sợ hãi của mình. Hắn luôn trốn tránh cuộc đời, trốn tránh cuốc sống xung quanh bằng cách giấu tất cả mọi đồ đạc, thậm chí cả bản thân hắn vào chiếc bao vô hình ấy. Như thế, chiếc bao đấy giống như biểu tượng của ché độ sa hoàng chuyên chế, bảo thủ nặng nề đã bóp nghẹt con người ta, khiến cuộc sống ngập tràn sợ hãi và những lo lắng. Họ đánh mất sự tự do của chính họ tại nơi mà họ có quyền được sống vui vẻ, thoải mái, hạnh phúc. Chiếc bao ấy đã giết chết Bê-li-cốp giết chết người dân của cả một chế độ một cách im lìm mà tàn độc, khiến người ta chết ngay cả khi đang sống, nô lệ ngay cả khi tưởng như tự do. Chiếc bao ấy lúc đầu đơn giản là thứ Bê-li-cốp dùng đẻ giấu đồ đạc, nhưng càng về sau cái bao cuối cùng mà hắn luôn khao khát được ngủ trong đấy mãi mãi đó chính là chiếc quan tài. Để từ đó, Sê-khốp muốn chứng tỏ rằng, nếu chế độ Nga hoàng cứ bảo thủ, chuyên chế nặng nề như vậy thì sớm muộn gì người dân Nga tội nghiệp cũng sẽ trở thành Bê-li-cốp mà thôi.
Hình tượng chiếc bao giúp người đọc thấy được không khí xã hội Nga lúc bấy giờ, đồng thời thấy được tài năng của Sê-khốp khi đã tìm ra và sáng tạo một hình tượng độc đáo trong lâu đài văn học thế giới, cứ mãi ám ảnh và gợi nhắc người đọc.
LẬP DÀN Ý BÀI PHÂN TÍCH HÌNH TƯỢNG CÁI BAO TRONG TÁC PHẨM “NGƯỜI TRONG BAO”
1.MỞ BÀI:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm
Nêu vấn đề cần phân tích.
2.THÂN BÀI:
- Hình tượng cái bao:
- Đó là ẩn dụ cho những nỗi sợ hãi của Bê-li-cốp.
- Là nơi cất giấu những bí mật, những nỗi sợ của Bê-li-cốp.
- Cái bao ấy chính là biểu tượng cho một lớp người kì dị phải sống trong chế độ Nga Hoàng chuyên chế, bảo thủ nặng nề, khiến họ sợ mọi thứ từ những điều tưởng như không có gì để sợ.
- Cái bao cuối cùng của Bê-li-cốp ấy chính là chiếc quan tài, nơi hắn sẽ ngủ mãi trong đó.
- Cái bao chính là chế độ xã hội, không khí xã hội Nga lúc bấy giờ.
- Đó là hình tượng trở đi trở lại trong truyện và gây ấn tượng mạnh, ám ảnh trong lòng người đọc.
- Qua đó thấy được tài năng khắc họa hình tượng của Sê-khốp.
3.KẾT BÀI:
Khẳng định tài năng nghệ thuật và giá trị của hình tượng cái bao.
BÀI VĂN PHÂN TÍCH HÌNH TƯỢNG CÁI BAO TRONG TRUYỆN “NGƯỜI TRONG BAO” CỦA SÊ-KHỐP
Hình tượng nghệ thuật là phương tiện đặc biệt để nhà văn giao tiếp với bạn đọc. Chính vì thế nhà văn phải sống thật sâu sắc và thành thật với cuộc đời, phải lặn sâu vào tận đáy cuộc sống, mở hồn ra đón lấy những vang động của đời, có như vậy mới mong tạo ra một hình tượng đóng đinh cùng tên tuổi của ông ta. Và với Sê-khốp, một cây bút tiêu biểu của văn học Nga, thấu hiểu sâu sắc không khí ngột ngạt của xã hội Nga lúc bấy giờ, Sê-khốp đã xây dựng hình tượng kinh điển đó là hình tượng chiếc bao chứa nhiều giá trị sâu sắc.
Hình tượng nghệ thuật là thế giới đời sống do ngôn từ gợi lên trong tâm trí người đọc. Đó có thể là người, như hình tượng Bê-li-cốp, hay lão Gô-ri-ô, hình tượng Huấn Cao...đều là những hình tượng nổi bất thì bên cạnh đó hình tượng nghệ thuật cũng có thể là đồ vật, con vật như tiếng đàn của Loc-ca, chiếc bánh bao tẩm máu người tử tù trong “Thuốc” của Lỗ Tấn, hình tượng chiếc bao trong truyện ngắn “người trong bao” của Sê-khốp...Dù là người hay vật, mỗi hình tượng đều gửi gắm những thông điệp nhân sinh sâu sắc chất chưa những tâm tư tình cảm, nỗi băn khoăn trăn trở của nhà văn với cuộc đời.
Trong truyện ngắn “người trong bao” của mình, Sê-khốp đã cho thấy tấm lòng bao la đồng cảm và sự quan ngại sâu sắc của mình trước không khí ngột ngạt bị bao phủ, kìm kẹp bởi chế độ Nga Hoàng nặng nề. chiếc bao là nơi mà nhân vật Bê-li-cốp, nhân vật chính của truyện giấu giếm, che đậy những nỗi sợ hãi của mình. Hắn luôn trốn tránh cuộc đời, trốn tránh cuốc sống xung quanh bằng cách giấu tất cả mọi đồ đạc, thậm chí cả bản thân hắn vào chiếc bao vô hình ấy. Như thế, chiếc bao đấy giống như biểu tượng của ché độ sa hoàng chuyên chế, bảo thủ nặng nề đã bóp nghẹt con người ta, khiến cuộc sống ngập tràn sợ hãi và những lo lắng. Họ đánh mất sự tự do của chính họ tại nơi mà họ có quyền được sống vui vẻ, thoải mái, hạnh phúc. Chiếc bao ấy đã giết chết Bê-li-cốp giết chết người dân của cả một chế độ một cách im lìm mà tàn độc, khiến người ta chết ngay cả khi đang sống, nô lệ ngay cả khi tưởng như tự do. Chiếc bao ấy lúc đầu đơn giản là thứ Bê-li-cốp dùng đẻ giấu đồ đạc, nhưng càng về sau cái bao cuối cùng mà hắn luôn khao khát được ngủ trong đấy mãi mãi đó chính là chiếc quan tài. Để từ đó, Sê-khốp muốn chứng tỏ rằng, nếu chế độ Nga hoàng cứ bảo thủ, chuyên chế nặng nề như vậy thì sớm muộn gì người dân Nga tội nghiệp cũng sẽ trở thành Bê-li-cốp mà thôi.
Hình tượng chiếc bao giúp người đọc thấy được không khí xã hội Nga lúc bấy giờ, đồng thời thấy được tài năng của Sê-khốp khi đã tìm ra và sáng tạo một hình tượng độc đáo trong lâu đài văn học thế giới, cứ mãi ám ảnh và gợi nhắc người đọc.