Hướng dẫn làm bài văn phân tích hình ảnh người chiến sĩ trong bài thơ Đập đá ở Côn Lôn lớp 8 hay nhất. Vào những năm đầu thế kỉ XX, Pháp tăng cường khai thác thuộc địa. Dưới sự thống trị của thực dân Pháp, tính chất xã hội Việt Nam đã thay đổi. Việt Nam từ xã hội phong kiến trở thành xã hội thuộc địa, nửa phong kiến gây ra những bất công trong xã hội. Vì vậy sinh ra các cuộc đấu tranh tự phát dưới nhiều hình thức. Trong đó khuynh hướng cải cách dân chủ do Phan Chu Trinh tổ chức khá tiêu biểu, ông chủ trương cải cách dân chủ nâng cao dân trí, cổ vũ tinh thần, cải thiện đời sống nhân dân bằng con đường bất bạo động, công khai khai hoá cải cách, chấn hưng văn hóa. Bằng nhiều hình thức phong phú, ta không thể không nhắc tới sức mạnh của văn chương lúc bấy giờ, Phan Chu Trinh viết bài thơ Đập đá ở Côn Lôn khi ông bị đi đày sau khi cuộc đấu tranh thất bại. Trong chương trình ngữ văn lớp 8, học sinh được học bài thơ Đập đá ở Côn Lôn của Phan Chu Trinh. Dưới đây là bài văn phân tích hình ảnh người chiến sĩ trong Đập đá ở Côn Lôn lớp 8 hay nhất để các bạn tham khảo nhé.

BÀI LÀM 1 PHÂN TÍCH HÌNH ẢNH NGƯỜI CHIẾN SĨ TRONG BÀI THƠ ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN LỚP 8 HAY NHẤT

Đập đá ở Côn Lôn là một bài thơ nổi tiếng của Phan Châu Trinh trong thời kì chống Thực Dân Pháp của dân tộc. Trên con đường kiếm tìm tự do, người chiến sĩ đã sa chân, lỡ bước và bị đầy đi đến mảnh đất Côn Đảo:

Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn

Lừng lẫy làm cho lở núi non

Nhấn để mở rộng...

Hai từ “Làm trai” một lời khẳng định cho thân phận nam nhi của tác giả đứng giữa đất trời Côn Đảo đầy kiêu hãnh, khát vọng mãnh liệt được dâng hiến thời trai trẻ cho cuộc đời. Giữa đất Côn Lôn, người anh hùng đầu đội trời chân đạp đất cứ thế hiên ngang giữa núi non. Phan Chu Trinh đã thể hiện rõ bản lĩnh của những người anh hùng đất Việt, mang trong mình một sức mạnh phi thường: “Lừng lẫy làm cho lở núi non”

Đấng nam nhân không hề lững lự trước việc đập đá nặng nề, trái lại với sự quyết chí người hùng quyết làm “lở núi non”, cái chí làm trai được nung nấu để mai này “lừng lẫy”, vang danh giữa trời đất. Chính sự chủ động đã vượt lên thân phận cú kẻ bị tù đầy, khẳng định sức mạnh bản thân:

Xách búa đánh tan năm bảy đống

Ra tay đập bể mấy trăm hòn

Nhấn để mở rộng...

Công việc đập đá đối với người anh hùng không còn là lao động khổ sai mà đó là cách để ông đối mặt, chinh phục thiên nhiên. Và đó là một cuộc chiến gam go giữa con người phi thường và thiên nhiên bất tận. Sử dụng lối khoa trương, sức mạnh của người anh hùng có thể "đánh tan năm bảy đống” ,“đập bể mấy trăm hòn” đi liền là các động từ “xách búa” “ra tay” miêu tả rất kĩ lưỡng quá trình chinh phục thiên nhiên, thể hiện sức mạnh của con người. Từ đó hiện lên một hình ảnh người anh hùng lẫm liệt và phi thường khiến người khác phải thán phục.

Người anh hùng ấy không hiên ngang đầy kiêu hãnh, bên trong con người vạm vỡ ấy la cả một con người tràn đầy niềm tin, bền gan vững chí khi đối diện với cuộc đời với giọng thơ đầy tính chiêm nghiệm:

Tháng ngày bao quản thân sành sỏi

Mưa nắng càng bền dạ sắt son

Nhấn để mở rộng...

Đã đi trên con đường cao cả, đi tìm tự do cho dân tộc, thì ắt hẳn người anh hùng phải chịu hết thảy khó khăn, gian khổ dù nắng mưa, bão gió từ đó mà tôi luyện cho mình sự dẻo dai, bền gan vững chí. Và câu thơ như từ gian khổ mà tạc nên phẩm chất cao đẹp của người chiến sĩ bị tù đầy. Lời khẳng định rành mạch, dứt khoát, đầy rắn rỏi của bậc anh hùng khiến cho chúng ta càng thêm cảm phục một con người với ý chí sắt đá, lòng sắc son và sự quyết tâm cao đẹp.

Mang trong người sự ngang tàn của người lính, giữa những khó khăn ấy, giọng điệu vẫn quả quyết vô cùng:

Những kẻ vá trời khi lỡ bước

Gian nan chi kể việc con con

Nhấn để mở rộng...

Người anh hùng đã tự nhận mình là “những kẻ vá trời” vừa nói lên bổn phận trách nhiệm và cái chí lớn của một đấng anh tài. Nhà thơ từ công việc đập đá bình thường, đã nâng tầm chúng lên thành một cuộc chiến đấu dữ dội để chinh phục thiên nhiên, còn là công việc chiến đấu vì lý tưởng cách mạng, vì một dân tộc sống tự do. Tự nhận là những kẻ vá trời còn là thể hiện một chỗ đứng giữa cuộc đời, giữa lòng thời đại, khi bị sa cơ lỡ bước, phải chịu cảnh khốn đốn đầy ải, người anh hùng đã xem thường hoàn cảnh, coi đó là chuyện "con con" không chịu khuất phục trước những khó khăn, khắc khổ, một lòng nuôi ý chí sắc son.

Vì vậy mà hình ảnh người tù yêu nước Phan Chu Trinh được khắc họa mang vẻ đẹp của người anh hùng có tầm vóc, đã để lại dấu ấn trong tâm trí người đọc về người anh hùng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

BÀI LÀM 2 PHÂN TÍCH HÌNH ẢNH NGƯỜI CHÍ SĨ TRONG BÀI THƠ ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN LỚP 8 HAY NHẤT

Ngay ở những câu thơ đầu tiên, hình ảnh của người chí sĩ cách mạng đã hiện lên thật oai phong, lẫm liệt:

Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,

Lừng lẫy làm cho lở núi non.

Nhấn để mở rộng...

Hai câu thơ khiến hco ta liên tưởng đến một trang nam nhi đội trời đạp đất giữa đảo Côn Lôn rộng lớn, hiên ngang giữa núi ngàn. “Đập đá ở Côn Lôn” được viết vào năm 1908 khi Phan Châu Trinh bị bắt và bị đày ra Côn Đảo vì vụ chống thuế ở Trung Kì nhưng khi đọc những câu thơ này, ta không hề thấy có vóc dáng của một người tù khổ sai ở cái nơi mệnh danh là “địa ngục trần gian” mà là một trang nam nhi khí khái hơn người ở giữa trời đất bao la mà đất trời Côn Lôn chỉ như làm phông nền cho hình ảnh cao lớn của con người. Ở giữa nơi bao la hoang vắng ấy, khí phách của con người dường như “lừng lẫy”, hiên ngang tới mức núi non cũng phải rung chuyển. Hình ảnh của người chí sĩ hiện lên hết sức oai phong, hiên ngang, có cảm giác như núi non có vững chãi đến đâu cũng đành đổ sụp dưới khí phách ấy.

Xách búa đánh tan năm bảy đống,

Ra tay đập bể mấy trăm hòn.

Nhấn để mở rộng...

Câu thơ với nhịp 4/3 khỏe chắc cùng với những từ chỉ hành động “xách búa”, “ra tay” đi với những động từ mạnh “đánh tan”, “đập bể” trong biện pháp nói quá đã tô đậm sức mạnh hơn người của người chí sĩ yêu nước. Là người tù khổ sai ở Côn Lôn, công việc nặng nhọc chính của những người tù cách mạng đó là đập đá để xây nhà tù. Họ phải dùng những dụng cụ vô cùng thô sơ như búa, xẻng để đập những ghè đá to và vững trong hoàn cảnh thời tiết khắc nghiệt cùng hoàn cảnh sống kham khổ lại dưới sự quản thúc đòn roi của những tên cai ngục. Những hành động ấy đi vào trong thơ của Phan Châu Trinh không còn nhuốm màu bi thương mà hùng tráng vô cùng. Ta như cảm nhận được sức mạnh dời non lấp bể của một trang nam nhi trí lớn, trong từng nhát búa bổ xuống không chỉ là sức mạnh thể chất phi thường mà còn là ý chí sắt đá, lòng căm thù giặc sâu sắc. Người chí sĩ cách mạng từ lâu đã coi công việc khổ sai cực nhọc là một công việc không có gì khó khăn đối với sức mạnh của bản thân, núi đá ở Côn Lôn cứng đến đâu cũng dễ dàn bị ông chinh phục trong một tư thế ngang tàn, mạnh mẽ. Người chí sĩ cách mạng không coi đây là công việc khổ sai mà chính là cách để con người ta rèn luyện mình:

Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,

Mưa nắng càng bền dạ sắt son.

Nhấn để mở rộng...

Côn Đảo thực chất là nơi mà thực dân Pháp cố tình lập ra để giam cầm những chí sĩ yêu nước, những nhà hoạt động cách mạng để với mục đích làm tiêu tan đi ý chí, sức lực và lí tưởng chiến đấu của họ. Nhưng có lẽ, phương pháp này đối với những chí sĩ cách mạng tài ba, quả cảm và vững chí như Phan Châu Trinh thì điều gần như phản tác dụng bởi đối với ông khi con người ta còn giữ được lí tưởng cao đẹp của mình thì ngày tháng càng dài, con người ta như càng kiên trì, sành sỏi hơn, càng nhiều khổ cực, nắng mưa dãi dầu, lòng con người ta như càng vững, càng tin hơn. Và ông không coi mình là một tù nhân mà chỉ là:

Những kẻ vá trời khi lỡ bước,

Gian nan chi kể sự con con.

Nhấn để mở rộng...

Là một nhà hoạt động cách mạng với lí tưởng duy tân, giải phóng đất nước, giải phóng dân tộc, ông tự cho nhận là “kẻ vá trời”, người nhận trách nhiệm cao cả và vĩ đại vì sự bình yên và no ấm của muôn dân với một phong thái vô cùng tự tin. Chính vì là một người có chí lớn như thế nên ông xem những khó khăn ở đảo Côn Lôn chỉ là việc “con con” mà một việc caorn cỏn như vậy thì sẽ không thể làm ảnh hưởng đến mục đích vĩ đại của ông. Cả bài thơ toát lên một khí phách kiên cường bất khuất với một giọng hào sảng, hiên ngang. Đó chính là hình ảnh cao lớn vĩ đại của Phan Châu Trinh nói riêng hay chính là hình ảnh của những chí sĩ yêu nước cuối thể kỉ XIX với quyết tâm giải phóng dân tộc khỏi gông kìm nô lệ của chế độ thực dân nói chung.

Hình ảnh bất khuất, hiên ngang có phần ngang tàn của người hcis sĩ cách mạng trong bài thơ thật làm cho người đọc khâm phục, kính mến lạ kì.