Hướng dẫn làm bài tập làm văn nghị luận văn học tác phẩm Chiếu cầu hiền có dàn ý và bài làm chi tiết. Trong lịch sử Việt Nam không thiếu những bậc minh quân, thiên chúa. Những anh hùng lịch sử nước nhà, những đấng minh quân tài ba, những nhà lãnh đạo thiên tài, những con người thánh nhân sống mãi với hậu thế. Gắn liền với danh tiếng là những chiến công, công việc hay những sự lãnh đạo sáng suốt cho đất nước. Những bậc minh quân: Đinh Bộ Lĩnh, Trần Nhân Tông, Lê Thánh Tông.... trong đó có Quang Trung- Nguyễn Huệ. Người anh hùng áo vải của dân tộc ấy đã lấy lại hai chữ độc lập cho dân tộc mà còn lo cho vận mệnh của đất nước khi ban ra “Chiếu cầu hiền”. Trong chương trình Ngữ văn lớp 11 chúng ta thường hay gặp đề bài nghị luận “chiếu cầu hiền”. Dưới đây là dàn ý và bài làm chi tiết mong có thể giúp các bạn định hướng đúng đắn và làm bài một cách hiệu quả nhất.
DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ LUẬN “CHIẾU CẦU HIỀN”
1.MỞ BÀI
Giới thiệu tác giả, tác phẩm
2.THÂN BÀI
-Nêu hoàn cảnh sáng tác
-Phần 1: phận sự của người hiền tài là đem tài năng phục vụ cho vua, đất nước
-phần 2 : Phê phán thái độ có phần tiêu cực của một số sĩ phu Bắc hà và nêu nên nhu cầu sử dụng người hiền tài cấp thiết của triều đình Tây Sơn
-phần 3 : con đường rộng mở để người hiền tài cống hiến cho đất nước
=> tài năng của tác giả trong nội dung và nghệ thuật
3. KẾT BÀI
Khẳng định lại giá trị của bài chiếu.
BÀI LÀM: NGHỊ LUẬN “CHIẾU CẦU HIỀN”
“chiếu cầu hiền” do Ngô Thì Nhậm biên soạn. Ông từng làm quan dưới triều Lê-Trịnh, sau đi theo Tây Sơn và có nhiều đống góp nên được vua Quang Trung trọng dụng và tin tưởng. Nhiều văn kiện ông được vua Quang Trung chỉ định biên soạn. Trong đó phải kể đến “chiếu cầu hiền”, là một văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn nhà Tây Sơn nhằm động viên các tầng lớp tri thức Bắc hà tham gia xây dựng đất nước, đồng thời pản ánh tầm nhìn xa trông rộng và tấ, lòng vì dân vì nước của vua Quang Trung Nguyễn Huệ.
Sau khi đã lấy lại được nền độc lập từ quân Thanh nhưng trước tình hình chúa Trịnh ngày càng lộng hành và áp đặt vua Lê, Nguyễn Huệ đã thần tốc kéo quân ra bắc với khẩu hiệu “phù lê diệt Trịnh” và chiến thắng lập ra triều đại Tây Sơn. Nhưng trong giới sĩ phu miền bắc còn có quan niệm bảo thủ, không chấp nhận hiện thực lịch sử thậm chí có thái độ bất hợp tác. Và giờ đây nhiệm vụ thiết yếu nhất là thuyết phục tầng lớp tri thức hợp tác cùng vua xây dựng, khôi phục lại đất nước.
Mở đầu của bài chiếu, Ngô Thì Nhậm dẫn lời của Khổng Tử nhằm tạo ấn tượng mạnh đối với các nho sĩ:
“Từng nghe: Người hiền ở trên đời cũng như sao sáng trên trời. Sao tất phải chầu về Bắc thần (ý này của Khổng Tử trong sách Luân ngữ), người hiên tất phải do thiên tử sử dụng”.
Ngay đoạn đầu tác giả dã muốn khẳng định người hiền tài như tài sản uqys giá của đất nước, hình ảnh so sánh người hiền tài với “ ngôi sao sáng” phần nào đánh trúng tâm lí của các bậc nho sĩ tri thức bấy giờ. Một cách so sánh đầy sáng tạo đã làm tăng thêm ý nghĩa thuyết phục của bài chiếu. Hình ảnh “sao sáng trên trời” tượng trưng cho sự tinh anh, sáng suốt khiên nhà vua rất trọng dụng. Đồng thời ta thấy được tài năng dẫn dắt, nêu vấn đề rất trúng đích của tác giả.
ở đoạn tiếp theo, tác giả đưa ra những khó khăn trong việ thu phục người tài ra giúp nước. điều làm trăn trở vua vì để lỡ nhân tài một cách vô ích.
“Trước đây, thời gấp vận dụng, trung châu lắm việc, người hiền ở ẩn, cố giữ tiết tháo như da bò bền, người ở triều đường không dám noi năng như hàng trượng mã. Cũng có người đánh mõ giữ cửa, ra bể vào sông, chết đuối trên cạn mà không tự biết, chỉ lo trốn tránh, hầu đến trọn đời”
Qua đó ta thấy được rằng nhà vua như có ý muốn trách móc những người hiền tài. Uổng phí tài năng, thu hẹp bản thân một cách yếu hèn. Nếu trong cảnh chiến sự thì việc quốc sự còn nhiều nhưng nay đất nước thái bình, xã tắc thịnh trị nhà vua cần có sự hợp tác của nhân tài để quốc gia được thịnh trị. Thế mà các người là hiền tài thì lại ở ản hoặc cô giữ lấy khí tiết của mình mà không để ý đến việc quốc gia đại sự. Hoặc có những con người thì ra giúp vua nhưng lại không tận tâm trong công việc.
“Cũng có người giữ cửa, ra bể vào sống, chết đuối trên cạn mà không tự biết”. Đây là cách phên phán đầy hình ảnh nhưng tế nhị mà cũng đầy thâm thúy. Việc tập hợp người hiền tài giúp vua trong việc xây dựng đất nước là việc quang trọng hơn bất cứ thứ gì. Vì vậy, nhà vua luôn “sớm hôm mong mỏi”
Lời nói khiêm nhường, chân thành và lập luận có tình có lú cùng chính sách sử dụng người hiền tài của nhà vua khiến các bậc hiền tài không thể không đem tài sức ra phụng sự. Đường lối cầu hiền của vua quang trung đúng đắn và mở rộng. Trước hết là tất cả mọi tầng lớp nhân dân từ quan viên lớn nhỏ đến dân chúng trăm họ đều được phép dâng sớ bày tỏ ý kiến về việc nước, nghĩa kaf ai cũng có quyền tham gia đóng góp vào sự nghiệp xây dựng đất nước. cách tiến cử đa dạng, có hai cách. Cuối cùng nhà vua kêu gọi người tài đức hãy cùng triều đại chung vai gánh vác việc nước để cùng nhau tận hưởng hạnh phúc dài lâu: “ trong khoảng trời đất, hiền tài còn ẩn náu, trước đây thì nên thế. Nay trời trong sáng, đất thanh bình, chính là lúc người hiền gặp hội gió mây, những ai có tài đức hãy cùng cố gắng lên, ghi tên tại triều đình, cùng nhau cung kính, cùng nhau hưởng phúc làm tôn vinh”
“chiếu cầu hiền là một bài văn nghị luận mẫu mực, thể hiện ở sự chặt chẽ tính logic, ở tài thuyết phục khéo léo mà đầy khiêm tốn chân thành. Các điển cố được dử dụng trong bài cho thấy nhận thức tinh tế, trình độ hiểu biết sâu rộng. Cách diễn đạt tạo nhiều ấn tượng tốt về vua Quang Trung- một bậc anh minh sáng suốt, văn võ song toàn.
Bài chiếc đã thể hiện tầm nhín chiến lược của vua Quang Trung trong việc nhận thức về tầm quan trọng của hiền tài đối với đất nước, là nguyên khí quốc gia. Ngô Thì Nhậm nắm chắc chiến lược cầu hiền của vua Quang Trung và đã thể hiện một cách thành công và đầy thuyết phục.
DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ LUẬN “CHIẾU CẦU HIỀN”
1.MỞ BÀI
Giới thiệu tác giả, tác phẩm
2.THÂN BÀI
-Nêu hoàn cảnh sáng tác
-Phần 1: phận sự của người hiền tài là đem tài năng phục vụ cho vua, đất nước
-phần 2 : Phê phán thái độ có phần tiêu cực của một số sĩ phu Bắc hà và nêu nên nhu cầu sử dụng người hiền tài cấp thiết của triều đình Tây Sơn
-phần 3 : con đường rộng mở để người hiền tài cống hiến cho đất nước
=> tài năng của tác giả trong nội dung và nghệ thuật
3. KẾT BÀI
Khẳng định lại giá trị của bài chiếu.
BÀI LÀM: NGHỊ LUẬN “CHIẾU CẦU HIỀN”
“chiếu cầu hiền” do Ngô Thì Nhậm biên soạn. Ông từng làm quan dưới triều Lê-Trịnh, sau đi theo Tây Sơn và có nhiều đống góp nên được vua Quang Trung trọng dụng và tin tưởng. Nhiều văn kiện ông được vua Quang Trung chỉ định biên soạn. Trong đó phải kể đến “chiếu cầu hiền”, là một văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn nhà Tây Sơn nhằm động viên các tầng lớp tri thức Bắc hà tham gia xây dựng đất nước, đồng thời pản ánh tầm nhìn xa trông rộng và tấ, lòng vì dân vì nước của vua Quang Trung Nguyễn Huệ.
Sau khi đã lấy lại được nền độc lập từ quân Thanh nhưng trước tình hình chúa Trịnh ngày càng lộng hành và áp đặt vua Lê, Nguyễn Huệ đã thần tốc kéo quân ra bắc với khẩu hiệu “phù lê diệt Trịnh” và chiến thắng lập ra triều đại Tây Sơn. Nhưng trong giới sĩ phu miền bắc còn có quan niệm bảo thủ, không chấp nhận hiện thực lịch sử thậm chí có thái độ bất hợp tác. Và giờ đây nhiệm vụ thiết yếu nhất là thuyết phục tầng lớp tri thức hợp tác cùng vua xây dựng, khôi phục lại đất nước.
Mở đầu của bài chiếu, Ngô Thì Nhậm dẫn lời của Khổng Tử nhằm tạo ấn tượng mạnh đối với các nho sĩ:
“Từng nghe: Người hiền ở trên đời cũng như sao sáng trên trời. Sao tất phải chầu về Bắc thần (ý này của Khổng Tử trong sách Luân ngữ), người hiên tất phải do thiên tử sử dụng”.
Ngay đoạn đầu tác giả dã muốn khẳng định người hiền tài như tài sản uqys giá của đất nước, hình ảnh so sánh người hiền tài với “ ngôi sao sáng” phần nào đánh trúng tâm lí của các bậc nho sĩ tri thức bấy giờ. Một cách so sánh đầy sáng tạo đã làm tăng thêm ý nghĩa thuyết phục của bài chiếu. Hình ảnh “sao sáng trên trời” tượng trưng cho sự tinh anh, sáng suốt khiên nhà vua rất trọng dụng. Đồng thời ta thấy được tài năng dẫn dắt, nêu vấn đề rất trúng đích của tác giả.
ở đoạn tiếp theo, tác giả đưa ra những khó khăn trong việ thu phục người tài ra giúp nước. điều làm trăn trở vua vì để lỡ nhân tài một cách vô ích.
“Trước đây, thời gấp vận dụng, trung châu lắm việc, người hiền ở ẩn, cố giữ tiết tháo như da bò bền, người ở triều đường không dám noi năng như hàng trượng mã. Cũng có người đánh mõ giữ cửa, ra bể vào sông, chết đuối trên cạn mà không tự biết, chỉ lo trốn tránh, hầu đến trọn đời”
Qua đó ta thấy được rằng nhà vua như có ý muốn trách móc những người hiền tài. Uổng phí tài năng, thu hẹp bản thân một cách yếu hèn. Nếu trong cảnh chiến sự thì việc quốc sự còn nhiều nhưng nay đất nước thái bình, xã tắc thịnh trị nhà vua cần có sự hợp tác của nhân tài để quốc gia được thịnh trị. Thế mà các người là hiền tài thì lại ở ản hoặc cô giữ lấy khí tiết của mình mà không để ý đến việc quốc gia đại sự. Hoặc có những con người thì ra giúp vua nhưng lại không tận tâm trong công việc.
“Cũng có người giữ cửa, ra bể vào sống, chết đuối trên cạn mà không tự biết”. Đây là cách phên phán đầy hình ảnh nhưng tế nhị mà cũng đầy thâm thúy. Việc tập hợp người hiền tài giúp vua trong việc xây dựng đất nước là việc quang trọng hơn bất cứ thứ gì. Vì vậy, nhà vua luôn “sớm hôm mong mỏi”
Lời nói khiêm nhường, chân thành và lập luận có tình có lú cùng chính sách sử dụng người hiền tài của nhà vua khiến các bậc hiền tài không thể không đem tài sức ra phụng sự. Đường lối cầu hiền của vua quang trung đúng đắn và mở rộng. Trước hết là tất cả mọi tầng lớp nhân dân từ quan viên lớn nhỏ đến dân chúng trăm họ đều được phép dâng sớ bày tỏ ý kiến về việc nước, nghĩa kaf ai cũng có quyền tham gia đóng góp vào sự nghiệp xây dựng đất nước. cách tiến cử đa dạng, có hai cách. Cuối cùng nhà vua kêu gọi người tài đức hãy cùng triều đại chung vai gánh vác việc nước để cùng nhau tận hưởng hạnh phúc dài lâu: “ trong khoảng trời đất, hiền tài còn ẩn náu, trước đây thì nên thế. Nay trời trong sáng, đất thanh bình, chính là lúc người hiền gặp hội gió mây, những ai có tài đức hãy cùng cố gắng lên, ghi tên tại triều đình, cùng nhau cung kính, cùng nhau hưởng phúc làm tôn vinh”
“chiếu cầu hiền là một bài văn nghị luận mẫu mực, thể hiện ở sự chặt chẽ tính logic, ở tài thuyết phục khéo léo mà đầy khiêm tốn chân thành. Các điển cố được dử dụng trong bài cho thấy nhận thức tinh tế, trình độ hiểu biết sâu rộng. Cách diễn đạt tạo nhiều ấn tượng tốt về vua Quang Trung- một bậc anh minh sáng suốt, văn võ song toàn.
Bài chiếc đã thể hiện tầm nhín chiến lược của vua Quang Trung trong việc nhận thức về tầm quan trọng của hiền tài đối với đất nước, là nguyên khí quốc gia. Ngô Thì Nhậm nắm chắc chiến lược cầu hiền của vua Quang Trung và đã thể hiện một cách thành công và đầy thuyết phục.