Những màn trình diễn xúc động của các thí sinh Giọng hát Việt nhí đã góp phần khơi dậy niềm tự hào dân tộc và tình yêu quê hương đất nước.
Thương ca tiếng Việt (Quỳnh Trân, Yến Nhi, Thiên Nhâm)
Tác phẩm Thương ca tiếng Việt của nhạc sĩ Hà Quang Minh khơi dậy tình yêu dân tộc từ những điều giản dị hơn. Đó là lời ru ngọt ngào, là tiếng nói thân thương hay những câu chuyện kể hàng ngày của mẹ.
Qua giọng hát mượt mà và giàu cảm xúc của Quỳnh Trân, Yến Nhi, Thiên Nhâm, khán giả nghe nhạc như thấy lại chính tuổi thơ mình: "Tiếng Việt ru bên nôi. Tiếng mẹ thương vô bờ. Đưa con vào đời bằng vần thơ. Những cánh cò bay rợp mộng mơ…”. Đã từng có một Việt Nam gian khổ nhưng ở đó, bầy trẻ con vẫn nô đùa với những con diều cao vút. Chúng biết ngâm thơ, hát đồng dao, chăn trâu trên đồng cỏ êm đềm…
Thí sinh đội Lam Trường đã để lại dấu ấn đẹp trong lòng khán giả.Thật ý nghĩa khi nghe được từ những thí sinh nhỏ tuổi bài hát ngợi ca tiếng nói dân tộc mình. Đúng như nhạc sĩ Hà Quang minh từng chia sẻ: "Yêu nước thì trước hết phải giữ tiếng nói của mình. Còn tiếng Việt thì còn người Việt. Còn người Việt thì còn nước Việt". Ba cô gái của đội Lam Trường trong tà áo dài xinh xắn cùng giọng hát tròn trịa, ngọt ngào đã để lại dấu ấn khó quên trong lòng khán giả.
Mùa xuân làng lúa làng hoa (Quỳnh Anh, Hà Trang, Nhã Thy)
Có lẽ với người Hà Nội, mỗi khi ca từ của bài hát này vang lên đều khiến lòng mình xôn xao, náo nức.
Khi màn trình diễn của ba thí sinh đội Hồ Hoài Anh được phát sóng, nhiều người cho rằng các em chưa đủ lớn để truyền tải câu chuyện tình yêu của bài hát. Nhưng có lẽ đó là nhận xét hơi khiên cưỡng bởi vượt lên trên tình cảm lứa đôi, Mùa xuân làng lúa làng hoa
là lời ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, con người, tình yêu lao động của những chàng trai, cô gái Hà Nội.
Các thí sinh nhí đáng yêu của đội Giang - Hồ.Trong tà áo dài màu sắc rực rỡ, “ba con mắm” của đội Hồ Hoài Anh đưa khán giả vào không gian âm nhạc tuyệt đẹp của ca khúc. Mỗi em một sắc thái biểu cảm khác nhau nhưng đã mang đến phần trình diễn hài hòa mà ở đó không hề có sự đối đầu, chỉ có sự nhập tâm đến bất ngờ khiến cảm xúc thăng hoa, rung động trái tim khán giả.
Liên khúc Bắc Trung Nam (Ngọc Anh, Minh Tài, Bích Hằng)
Chắc chắn huấn luyện viên Cẩm Ly đã có dụng ý lớn khi biên tập và chọn bài trong liên khúc Bắc - Trung - Nam cho ba thí sinh nhí của đội mình. Với những giai điệu đặc trưng của ba miền đất nước, tiết mục giúp người nghe cảm nhận được vẻ đẹp đằm thắm, ngọt ngào của người phụ nữ Nam bộ; sự dịu dàng, trầm tư của cô gái Huế hay nét duyên dáng, nhí nhảnh của thiếu nữ vùng quan họ.
Bé Điệu nhí nhảnh, đáng yêu hòa mình qua ca khúc Cặp ba lá, Minh Tài tình cảm ngọt ngào với Chiếc áo bà ba và cô bé Ngọc Anh nhẹ nhàng, sâu lắng với Mưa trên phố Huế/Huế tình yêu của tôi. Cả 3 đã có sự bè phối nhịp nhàng với nhau và mang đến cho khán giả tiết mục nhiều cảm xúc.
Liên khúc Bắc Trung Nam được đánh giá là một trong những tiết mục hay nhất của đội Cẩm Ly.Ngay khi tiết mục hoàn tất, huấn luyện viên Hồ Hoài Anh nắm tay cảm ơn Cẩm Ly bởi cô đã giúp khán giả có cơ hội tìm đến và yêu thích dòng nhạc dân tộc. Anh cũng đánh giá cao nét chấm phá vừa đậm nét dân tộc, nhưng vẫn rất hiện đại của liên khúc này.
Liên khúc quê hương (Khánh Huyền, Như Quỳnh, Linh Nhi)
Một tiết mục ý nghĩa khác được 3 bé của đội Lam Trường là Khánh Huyền - Linh Nhi và Như Quỳnh thể hiện là bản mashup 3 ca khúc về quê hương, đất nước gồm Khát vọng, Biển hát chiều nay và Giai điệu Tổ quốc.
Ba thí sinh được đánh giá là “nhỏ mà có võ” bởi các ca khúc đều đòi hỏi phải có chất giọng cao, làn hơi vững chắc và nhạc cảm tinh tế. Linh Nhi nổi trội với giọng ca nội lực, cách xử lý khá bài bản ở cả những phần hát bè, Như Quỳnh ngọt ngào và truyền cảm còn Khánh Huyền nhẹ nhàng, sâu lắng. Với phần trình diễn này, Lam Trường được ca ngợi bởi cách chọn bài kỹ lưỡng và biên tập hài hòa, đem đến màn trình diễn vừa hào sảng, vừa dạt dào cảm xúc.
Ba thí sinh nhí của đội Lam Trường đã có màn trình diễn hòa hợp và giàu cảm xúc.
Dậy mà đi (Cao Hà Đức Anh)
Ngay trong tập đầu tiên của vòng Giấu mặt, Cao Hà Đức Anh đã tạo được dấu ấn mạnh mẽ với khán giả khi thể hiện ca khúc Dậy mà đi tràn đầy nhiệt huyết và sự hào sảng.
Sáng tác của nhạc sĩ Nguyễn Xuân Tân được lấy cảm hứng từ bài thơ cùng tên trích trong tập thơ Từ ấy (1946, Tố Hữu). Với ca từ dứt khoát, mạnh mẽ cùng giai điệu hành khúc hào hùng, dễ thuộc, Dậy mà đi
nhanh chóng trở thành một trong những bài ca đi cùng năm tháng, thúc giục mọi tầng lớp nhân dân cùng nhau đứng dậy, đoàn kết vì hòa bình và độc lập dân tộc.
Cao Hà Đức Anh gây ấn tượng bởi phong cách tự tin, giọng hát cao và giàu cảm xúc.Ca từ ý nghĩa của bài hát cất lên từ một cậu bé 12 tuổi trong thời điểm tình hình biển Đông căng thẳng đã chạm vào tình yêu Tổ quốc của mỗi người dân Việt. Thành công của màn trình diễn không chỉ chứng minh giọng hát truyền cảm của Đức Anh, mà còn cho thấy sự trường tồn của những ca khúc Cách mạng trong đời sống âm nhạc.
Nguồn : news.z.vn
Tác Giả : Trần Trúc Giang
Thương ca tiếng Việt (Quỳnh Trân, Yến Nhi, Thiên Nhâm)
Tác phẩm Thương ca tiếng Việt của nhạc sĩ Hà Quang Minh khơi dậy tình yêu dân tộc từ những điều giản dị hơn. Đó là lời ru ngọt ngào, là tiếng nói thân thương hay những câu chuyện kể hàng ngày của mẹ.
Qua giọng hát mượt mà và giàu cảm xúc của Quỳnh Trân, Yến Nhi, Thiên Nhâm, khán giả nghe nhạc như thấy lại chính tuổi thơ mình: "Tiếng Việt ru bên nôi. Tiếng mẹ thương vô bờ. Đưa con vào đời bằng vần thơ. Những cánh cò bay rợp mộng mơ…”. Đã từng có một Việt Nam gian khổ nhưng ở đó, bầy trẻ con vẫn nô đùa với những con diều cao vút. Chúng biết ngâm thơ, hát đồng dao, chăn trâu trên đồng cỏ êm đềm…
Thí sinh đội Lam Trường đã để lại dấu ấn đẹp trong lòng khán giả.Thật ý nghĩa khi nghe được từ những thí sinh nhỏ tuổi bài hát ngợi ca tiếng nói dân tộc mình. Đúng như nhạc sĩ Hà Quang minh từng chia sẻ: "Yêu nước thì trước hết phải giữ tiếng nói của mình. Còn tiếng Việt thì còn người Việt. Còn người Việt thì còn nước Việt". Ba cô gái của đội Lam Trường trong tà áo dài xinh xắn cùng giọng hát tròn trịa, ngọt ngào đã để lại dấu ấn khó quên trong lòng khán giả.
Mùa xuân làng lúa làng hoa (Quỳnh Anh, Hà Trang, Nhã Thy)
Có lẽ với người Hà Nội, mỗi khi ca từ của bài hát này vang lên đều khiến lòng mình xôn xao, náo nức.
Khi màn trình diễn của ba thí sinh đội Hồ Hoài Anh được phát sóng, nhiều người cho rằng các em chưa đủ lớn để truyền tải câu chuyện tình yêu của bài hát. Nhưng có lẽ đó là nhận xét hơi khiên cưỡng bởi vượt lên trên tình cảm lứa đôi, Mùa xuân làng lúa làng hoa
là lời ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, con người, tình yêu lao động của những chàng trai, cô gái Hà Nội.
Các thí sinh nhí đáng yêu của đội Giang - Hồ.Trong tà áo dài màu sắc rực rỡ, “ba con mắm” của đội Hồ Hoài Anh đưa khán giả vào không gian âm nhạc tuyệt đẹp của ca khúc. Mỗi em một sắc thái biểu cảm khác nhau nhưng đã mang đến phần trình diễn hài hòa mà ở đó không hề có sự đối đầu, chỉ có sự nhập tâm đến bất ngờ khiến cảm xúc thăng hoa, rung động trái tim khán giả.
Liên khúc Bắc Trung Nam (Ngọc Anh, Minh Tài, Bích Hằng)
Chắc chắn huấn luyện viên Cẩm Ly đã có dụng ý lớn khi biên tập và chọn bài trong liên khúc Bắc - Trung - Nam cho ba thí sinh nhí của đội mình. Với những giai điệu đặc trưng của ba miền đất nước, tiết mục giúp người nghe cảm nhận được vẻ đẹp đằm thắm, ngọt ngào của người phụ nữ Nam bộ; sự dịu dàng, trầm tư của cô gái Huế hay nét duyên dáng, nhí nhảnh của thiếu nữ vùng quan họ.
Bé Điệu nhí nhảnh, đáng yêu hòa mình qua ca khúc Cặp ba lá, Minh Tài tình cảm ngọt ngào với Chiếc áo bà ba và cô bé Ngọc Anh nhẹ nhàng, sâu lắng với Mưa trên phố Huế/Huế tình yêu của tôi. Cả 3 đã có sự bè phối nhịp nhàng với nhau và mang đến cho khán giả tiết mục nhiều cảm xúc.
Liên khúc Bắc Trung Nam được đánh giá là một trong những tiết mục hay nhất của đội Cẩm Ly.Ngay khi tiết mục hoàn tất, huấn luyện viên Hồ Hoài Anh nắm tay cảm ơn Cẩm Ly bởi cô đã giúp khán giả có cơ hội tìm đến và yêu thích dòng nhạc dân tộc. Anh cũng đánh giá cao nét chấm phá vừa đậm nét dân tộc, nhưng vẫn rất hiện đại của liên khúc này.
Liên khúc quê hương (Khánh Huyền, Như Quỳnh, Linh Nhi)
Một tiết mục ý nghĩa khác được 3 bé của đội Lam Trường là Khánh Huyền - Linh Nhi và Như Quỳnh thể hiện là bản mashup 3 ca khúc về quê hương, đất nước gồm Khát vọng, Biển hát chiều nay và Giai điệu Tổ quốc.
Ba thí sinh được đánh giá là “nhỏ mà có võ” bởi các ca khúc đều đòi hỏi phải có chất giọng cao, làn hơi vững chắc và nhạc cảm tinh tế. Linh Nhi nổi trội với giọng ca nội lực, cách xử lý khá bài bản ở cả những phần hát bè, Như Quỳnh ngọt ngào và truyền cảm còn Khánh Huyền nhẹ nhàng, sâu lắng. Với phần trình diễn này, Lam Trường được ca ngợi bởi cách chọn bài kỹ lưỡng và biên tập hài hòa, đem đến màn trình diễn vừa hào sảng, vừa dạt dào cảm xúc.
Ba thí sinh nhí của đội Lam Trường đã có màn trình diễn hòa hợp và giàu cảm xúc.
Dậy mà đi (Cao Hà Đức Anh)
Ngay trong tập đầu tiên của vòng Giấu mặt, Cao Hà Đức Anh đã tạo được dấu ấn mạnh mẽ với khán giả khi thể hiện ca khúc Dậy mà đi tràn đầy nhiệt huyết và sự hào sảng.
Sáng tác của nhạc sĩ Nguyễn Xuân Tân được lấy cảm hứng từ bài thơ cùng tên trích trong tập thơ Từ ấy (1946, Tố Hữu). Với ca từ dứt khoát, mạnh mẽ cùng giai điệu hành khúc hào hùng, dễ thuộc, Dậy mà đi
nhanh chóng trở thành một trong những bài ca đi cùng năm tháng, thúc giục mọi tầng lớp nhân dân cùng nhau đứng dậy, đoàn kết vì hòa bình và độc lập dân tộc.
Cao Hà Đức Anh gây ấn tượng bởi phong cách tự tin, giọng hát cao và giàu cảm xúc.Ca từ ý nghĩa của bài hát cất lên từ một cậu bé 12 tuổi trong thời điểm tình hình biển Đông căng thẳng đã chạm vào tình yêu Tổ quốc của mỗi người dân Việt. Thành công của màn trình diễn không chỉ chứng minh giọng hát truyền cảm của Đức Anh, mà còn cho thấy sự trường tồn của những ca khúc Cách mạng trong đời sống âm nhạc.
Nguồn : news.z.vn
Tác Giả : Trần Trúc Giang