Giữa nhịp sống đầy hối hả và bận rộn của thế kỷ XXI, bạn lăn xả vào công việc mà đôi khi quên dành một chút thời gian cho gia đình, bạn bè và những thú vui của chính bản thân mình.
Và đến khi cái chết cận kề mới kịp hiểu rằng mình đã không biết cách sống sao cho có ý nghĩa. Toàn bộ cuộc đời bạn đã tiêu tốn cho những mục đích và lý tưởng mà bạn cho là cao cả. Có lẽ Henry David Thoreau đã rất đúng khi cho rằng: “Điều khiến con người khiếp sợ nhất là khi đứng trước cái chết lại cảm thấy mình không còn cơ hội để được sống và sống có ý nghĩa nữa”.
Nếu đang ở cương vị quản lý, có phải bạn đang hăng say lao vào công việc, vượt lên trên những thử thách, có khi một ngày 24 giờ cũng không đủ cho bạn làm việc. Hết thời gian ở cơ quan, về nhà bạn lại tiếp tục biến ngôi nhà của mình thành một góc của văn phòng để theo đuổi mục đích kiếm ra thật nhiều tiền. Ý nghĩ ám ảnh trong đầu bạn suốt ngày là làm sao để tài khoản ở ngân hàng lúc nào cũng đầy tiền.
Vậy thì chắc chắn sẽ có một buổi sáng đẹp trời, bạn đứng ở cửa sổ phòng làm việc, nhìn qua khung cửa và bỗng nhận ra rằng mình đã bỏ lỡ quá nhiều cơ hội để nhận được những món quà vô giá mà cuộc sống trao tặng. Đó là vẻ đẹp huy hoàng và rực rỡ của ánh bình minh, hay những nụ cười của con trẻ. Khi đó, bạn sẽ tự hỏi: “không biết bao lâu nay niềm vui trong cuộc sống của ta là gì nhỉ?”, và trái tim sẽ cảm thấy nhói đau vì những câu hỏi không ngừng xâm chiếm đầu óc: “Tại sao mình lại không dự những buổi hòa nhạc ấy nhỉ?”; “Tại sao mình đã không đi cùng gia đình trong kỳ nghỉ hè ấy nhỉ?”; “Tại sao mình lại đánh mất cái khoảnh khắc huyền ảo ấy nhỉ?”...
Mẹo cân bằng cuộc sống và công việcĐó chính là mặt trái của thành công. Bất cứ ai trong chúng ta cũng đều muốn có thành công tột đỉnh mà lại vẫn được sống thảnh thơi, không chút căng thẳng. Nhưng đây là một điều không thực tế. Chắc chắn sự luyến tiếc đối với cuộc sống sẽ được an ủi phần nào khi bạn đạt được thành quả lớn từ những mục tiêu mà mình theo đuổi. Không biết có ai trong số các bạn đã từng đọc cuốn sách “Thầy tu, người đã bán linh hồn của mình” sẽ thấy một điều là nếu cuộc sống mà không có mục tiêu để theo đuổi và sự thành công trong nghề nghiệp sẽ là một cuộc sống không hoàn chỉnh. Chắc hẳn bạn cũng giống như mọi người, đều có khát vọng cháy bỏng là làm được một điều gì đó vĩ đại thông qua những công việc mà bạn đang làm và tỏa sáng trong nghề nghiệp mà bạn đã lựa chọn.
Tuy nhiên, bạn đừng để mình rơi vào trạng thái không thỏa mãn với sự thành công, dù là nhỏ nhặt nhất. Bởi vì như thế khát vọng của bạn sẽ như một chiếc thùng không đáy, cứ rơi vào và lọt thỏm mà không có điểm dừng. Hãy học cách hân hoan, vui mừng với những thành quả đạt được và tạo ra sự cân bằng giữa công việc, gia đình, bạn bè và những thú vui đời thường của bản thân. Nếu như bạn không cân bằng được những giá trị cốt lõi của đời sống, bạn sẽ không bao giờ cảm thấy mình hạnh phúc và thực sự sống. Gandhi đã từng nói: “Con người đừng để rơi vào tình trạng: không thể làm tốt một lĩnh vực trong cuộc sống, nhưng lại mất quá nhiều thời gian để làm sai trong một lĩnh vực khác. Cuộc sống là một tổng thể không thể chia cắt được”.
Do vậy, để cân bằng và không chia cắt cuộc sống thành từng phần riêng lẻ, bạn nên quan tâm đến bốn vấn đề quan trọng của sự cân bằng sau đây:
1. Cân bằng các mối quan hệ
Có một ý tưởng là “thời gian sống” là thời gian mà tất cả những ai yêu quý bạn đều cảm nhận được sự quan tâm từ bạn và hài lòng với thái độ mà bạn dành cho họ. Và nếu đúng như thế, thì khối lượng thời gian mà bạn dành để làm được điều đó có thể tính bằng hàng nghìn dặm đường mà bạn phải đi qua để có thể xây dựng được niềm tin và tình yêu thương ở tất cả những người mà bạn muốn.
Bạn có thể lấy những đứa trẻ con làm ví dụ, chúng luôn tin rằng nếu mà bạn bỏ nhiều thời gian để chơi đùa và trò chuyện với chúng, đó chính là thước đo tình yêu mà bạn dành cho chúng. Vậy thì, nếu như bạn muốn mình có được mối quan hệ thân thiện, tốt đẹp với người thân, lối xóm, bạn bè, đồng nghiệp, cấp trên và cảm thấy dù ở đâu cũng có thể hòa mình vào môi trường thân thiện với mọi người, bạn hãy dành mọi thời gian có thể để mang đến niềm vui và sự hài hước cho họ. Nụ cười sẽ là cầu nối ngắn nhất khoảng cách để hai người xích lại gần nhau. Và nếu bạn có thể làm cho những người xung quanh mình cười, bạn sẽ dễ dàng xây dựng được mối quan hệ bền chặt.
Một khi, đã xây dựng và cân bằng được các mối quan hệ, bạn sẽ có cảm giác rõ rệt về sự cộng hưởng của tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống. Ví dụ, khi cuộc sống trong gia đình diễn ra êm ả, tốt đẹp, bạn sẽ có tinh tần tập trung và thảnh thơi suy nghĩ về những dự án kinh doanh và công việc mà bạn biết mình có khả năng thực hiện tốt.
2. Cân bằng nghề nghiệp
Một khi, bạn dành quá nhiều thời gian để làm những công việc mà bạn yêu thích, bạn sẽ làm cho cuộc sống mất đi sự cân bằng. Nếu muốn tất cả những gì mà bạn làm đều thành công và hiệu quả, bạn sẽ rơi vào trạng thái căng thẳng. Tất nhiên, điều mà bạn mong muốn là đạt được nhiều thành quả trong công việc và làm gia tăng giá trị của cuộc sống qua sự theo đuổi nghề nghiệp. Khi mà bạn không làm được điều đó, trái tim bạn sẽ cảm thấy trống trải và vô nghĩa.
Bạn hãy thử suy nghĩ về ba thứ mà bạn có thể làm trong 90 ngày tới để tỏa sáng trong công việc. Đó có phải là một kỹ năng mà bạn cần phải nâng cao? Đó là những cuốn sách nghiên cứu mà bạn cần phải đọc? Hay là một khóa học mà nhất thiết bạn phải tham dự? Có lẽ bạn đang có nhu cầu gặp một nhà cố vấn có thể đưa ra những lời khuyên chiến lược giúp bạn nâng cuộc sống nghề nghiệp và kinh doanh lên một cấp độ cao hơn? Hãy luôn nghĩ đến việc cải tiến và tìm ra cách làm những công việc của bạn sao cho hiệu quả nhất. Nên nhớ, một người chỉ được coi là thực sự thành công ở thế kỷ XXI này là những người có giá trị nhất đối với khách hàng và thị trường. Nhà bác học Einstein đã từng bộc lộ: “Hãy học cách trở thành một người được coi là có giá trị, có lẽ sẽ tốt hơn là một người được coi là thành công”.
Nếu làm được điều này, chắc chắn sự thành công sẽ đến cùng bạn.
3. Cân bằng sức khỏe
Một điều thiết yếu để dung hòa cuộc sống của mình và kiểm soát được stress, đó là dành thời gian tập luyện và giữ gìn sức khỏe. Hãy thực hiện điều này để thay đổi hay cải thiện cuộc sống của bạn, hơn thế nữa, việc áp dụng nó sẽ tạo ra sự hăng hái cho nhân viên của bạn. Họ làm việc vui vẻ hơn, hoàn thành công việc tốt hơn. Rõ ràng là khi khỏe mạnh, thoải mái, mọi người sẽ gặt hái được những thành quả tốt đẹp hơn trong cuộc sống. Đối với những người đang ở cương vị quản lý, đó được xem là một lời khuyên hết sức chân thành. Đừng để công việc cuốn mình đi quá xa mà quên mất sức khỏe của mình.
Trên thực tế, khi con người ta còn trẻ, họ sẵn sàng hy sinh sức khỏe để đổi lấy của cải. Sau đó, nhiều năm trôi qua, khi họ đã nhiều tuổi hơn và khôn ngoan hơn, họ thừa nhận rằng họ có thể hy sinh tất cả của cải của mình để đổi lấy một chút ít sức khỏe. Điều này giống như một câu châm ngôn cổ như sau: “Chỉ có thể biết được tuổi trẻ, chứ không thể biết được tuổi tác”. Người ta có thể cho rằng, sức khỏe là sự sở hữu quan trọng nhất mà nếu như bạn không có nó, sự giàu có của cuộc sống sẽ không thể đến với bạn. Thông thường, không phải chúng ta không có đủ thời gian, mà chỉ vì chúng ta không có đủ kiên nhẫn để vạch ra mục tiêu giữ gìn sức khỏe và thực hiện cho đến cùng.
Vì vậy, bạn hành bớt một chút thời gian bận rộn trong ngày để khôi phục sự cân bằng về mặt thể chất. Hãy tập luyện thể thao ít nhất bốn lần trong tuần. Ăn uống lành mạnh, ít ăn các thức ăn có chứa nhiều chất béo, uống nhiều nước. Sau một tuần làm việc căng thẳng, hãy tự học cách mát xa để thư giãn cơ thể. Những hoạt động này chính là sự đầu tư cho chính bản thân mình và sẽ giúp bạn ở trên đỉnh cao của sự thành công trong một thời gian dài.
4. Cân bằng tinh thần
Nhà triết học Emerson đã từng nói: “Nếu không có một trái tim nhân hậu, của cải chỉ là một gã ăn mày xấu xa”. Tất cả chúng ta đều có nhu cầu lớn lao là sống vì những điều gì đó quan trọng hơn chính bản thân mình. Hãy tìm ra lý do để có thể giao phó cuộc sống của mình cho nó. Hãy dành một chút thời gian trong tuần để thực hiện những điều mình muốn hoặc giúp đỡ những ai thực sự khốn cùng. Hãy dành một đến hai giờ vào một buổi sáng cuối tuần để lên lạc với thế giới rộng lớn xung quan bạn. Hãy dành thời gian để thưởng thức thiên nhiên và khôi phục những cảm xúc kỳ diệu mà cuộc sống mang lại cho bạn. Hãy nghĩ đến những gì mà bạn yêu quý từ khi còn bé thơ và sau đó tìm cách thực hiện lại những ước mơ mà mình đã từng ấp ủ và khao khát.
Một chiến lược tuyệt với khác để nuôi dưỡng tinh thần của bạn là ghi lại những thành quả hay kỳ tích mà bạn đã đạt được vào trong một cuốn nhất ký. Hãy suy nghĩ sâu sắc về sự giàu có của cuộc sống. Hãy luôn ghi nhớ một câu ngạn ngữ của người Ba Tư cũ như sau: “Tôi cảm thấy hết buồn vì mình không có giày để đi vào chân khi tôi nhìn thấy một người đàn ông không có chân”. Hãy biết cách hài lòng với tất cả những điều may mắn mà cuộc sống trao tặng cho bạn, và sau đó đi vào cuộc sống hàng ngày với một lòng nhiệt tình, đầy sinh lực và sự thích thú, bạn sẽ không bao giờ rơi vào trạng thái và tâm lý rã rời.
Nếu bạn để mất cân bằng và để suy sụp một trong bốn nhân tố trên, thì những nhân tố còn lại cũng sẽ bị sụp đổ theo, theo kiểu người ta hay gọi là “Hiệu ứng Domino”. Vậy thì, bạn hãy học cách cân bằng chúng để thay đổi thói quen, cách sống và cách nghĩ của mình, phổ biến và khuyến khích nhân viên của bạn cũng thực hiện điều này để có được một tập thể làm việc nhiệt tình, hăng say với năng suất cao.
Và đến khi cái chết cận kề mới kịp hiểu rằng mình đã không biết cách sống sao cho có ý nghĩa. Toàn bộ cuộc đời bạn đã tiêu tốn cho những mục đích và lý tưởng mà bạn cho là cao cả. Có lẽ Henry David Thoreau đã rất đúng khi cho rằng: “Điều khiến con người khiếp sợ nhất là khi đứng trước cái chết lại cảm thấy mình không còn cơ hội để được sống và sống có ý nghĩa nữa”.
Nếu đang ở cương vị quản lý, có phải bạn đang hăng say lao vào công việc, vượt lên trên những thử thách, có khi một ngày 24 giờ cũng không đủ cho bạn làm việc. Hết thời gian ở cơ quan, về nhà bạn lại tiếp tục biến ngôi nhà của mình thành một góc của văn phòng để theo đuổi mục đích kiếm ra thật nhiều tiền. Ý nghĩ ám ảnh trong đầu bạn suốt ngày là làm sao để tài khoản ở ngân hàng lúc nào cũng đầy tiền.
Vậy thì chắc chắn sẽ có một buổi sáng đẹp trời, bạn đứng ở cửa sổ phòng làm việc, nhìn qua khung cửa và bỗng nhận ra rằng mình đã bỏ lỡ quá nhiều cơ hội để nhận được những món quà vô giá mà cuộc sống trao tặng. Đó là vẻ đẹp huy hoàng và rực rỡ của ánh bình minh, hay những nụ cười của con trẻ. Khi đó, bạn sẽ tự hỏi: “không biết bao lâu nay niềm vui trong cuộc sống của ta là gì nhỉ?”, và trái tim sẽ cảm thấy nhói đau vì những câu hỏi không ngừng xâm chiếm đầu óc: “Tại sao mình lại không dự những buổi hòa nhạc ấy nhỉ?”; “Tại sao mình đã không đi cùng gia đình trong kỳ nghỉ hè ấy nhỉ?”; “Tại sao mình lại đánh mất cái khoảnh khắc huyền ảo ấy nhỉ?”...
Mẹo cân bằng cuộc sống và công việcĐó chính là mặt trái của thành công. Bất cứ ai trong chúng ta cũng đều muốn có thành công tột đỉnh mà lại vẫn được sống thảnh thơi, không chút căng thẳng. Nhưng đây là một điều không thực tế. Chắc chắn sự luyến tiếc đối với cuộc sống sẽ được an ủi phần nào khi bạn đạt được thành quả lớn từ những mục tiêu mà mình theo đuổi. Không biết có ai trong số các bạn đã từng đọc cuốn sách “Thầy tu, người đã bán linh hồn của mình” sẽ thấy một điều là nếu cuộc sống mà không có mục tiêu để theo đuổi và sự thành công trong nghề nghiệp sẽ là một cuộc sống không hoàn chỉnh. Chắc hẳn bạn cũng giống như mọi người, đều có khát vọng cháy bỏng là làm được một điều gì đó vĩ đại thông qua những công việc mà bạn đang làm và tỏa sáng trong nghề nghiệp mà bạn đã lựa chọn.
Tuy nhiên, bạn đừng để mình rơi vào trạng thái không thỏa mãn với sự thành công, dù là nhỏ nhặt nhất. Bởi vì như thế khát vọng của bạn sẽ như một chiếc thùng không đáy, cứ rơi vào và lọt thỏm mà không có điểm dừng. Hãy học cách hân hoan, vui mừng với những thành quả đạt được và tạo ra sự cân bằng giữa công việc, gia đình, bạn bè và những thú vui đời thường của bản thân. Nếu như bạn không cân bằng được những giá trị cốt lõi của đời sống, bạn sẽ không bao giờ cảm thấy mình hạnh phúc và thực sự sống. Gandhi đã từng nói: “Con người đừng để rơi vào tình trạng: không thể làm tốt một lĩnh vực trong cuộc sống, nhưng lại mất quá nhiều thời gian để làm sai trong một lĩnh vực khác. Cuộc sống là một tổng thể không thể chia cắt được”.
Do vậy, để cân bằng và không chia cắt cuộc sống thành từng phần riêng lẻ, bạn nên quan tâm đến bốn vấn đề quan trọng của sự cân bằng sau đây:
1. Cân bằng các mối quan hệ
Có một ý tưởng là “thời gian sống” là thời gian mà tất cả những ai yêu quý bạn đều cảm nhận được sự quan tâm từ bạn và hài lòng với thái độ mà bạn dành cho họ. Và nếu đúng như thế, thì khối lượng thời gian mà bạn dành để làm được điều đó có thể tính bằng hàng nghìn dặm đường mà bạn phải đi qua để có thể xây dựng được niềm tin và tình yêu thương ở tất cả những người mà bạn muốn.
Bạn có thể lấy những đứa trẻ con làm ví dụ, chúng luôn tin rằng nếu mà bạn bỏ nhiều thời gian để chơi đùa và trò chuyện với chúng, đó chính là thước đo tình yêu mà bạn dành cho chúng. Vậy thì, nếu như bạn muốn mình có được mối quan hệ thân thiện, tốt đẹp với người thân, lối xóm, bạn bè, đồng nghiệp, cấp trên và cảm thấy dù ở đâu cũng có thể hòa mình vào môi trường thân thiện với mọi người, bạn hãy dành mọi thời gian có thể để mang đến niềm vui và sự hài hước cho họ. Nụ cười sẽ là cầu nối ngắn nhất khoảng cách để hai người xích lại gần nhau. Và nếu bạn có thể làm cho những người xung quanh mình cười, bạn sẽ dễ dàng xây dựng được mối quan hệ bền chặt.
Một khi, đã xây dựng và cân bằng được các mối quan hệ, bạn sẽ có cảm giác rõ rệt về sự cộng hưởng của tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống. Ví dụ, khi cuộc sống trong gia đình diễn ra êm ả, tốt đẹp, bạn sẽ có tinh tần tập trung và thảnh thơi suy nghĩ về những dự án kinh doanh và công việc mà bạn biết mình có khả năng thực hiện tốt.
2. Cân bằng nghề nghiệp
Một khi, bạn dành quá nhiều thời gian để làm những công việc mà bạn yêu thích, bạn sẽ làm cho cuộc sống mất đi sự cân bằng. Nếu muốn tất cả những gì mà bạn làm đều thành công và hiệu quả, bạn sẽ rơi vào trạng thái căng thẳng. Tất nhiên, điều mà bạn mong muốn là đạt được nhiều thành quả trong công việc và làm gia tăng giá trị của cuộc sống qua sự theo đuổi nghề nghiệp. Khi mà bạn không làm được điều đó, trái tim bạn sẽ cảm thấy trống trải và vô nghĩa.
Bạn hãy thử suy nghĩ về ba thứ mà bạn có thể làm trong 90 ngày tới để tỏa sáng trong công việc. Đó có phải là một kỹ năng mà bạn cần phải nâng cao? Đó là những cuốn sách nghiên cứu mà bạn cần phải đọc? Hay là một khóa học mà nhất thiết bạn phải tham dự? Có lẽ bạn đang có nhu cầu gặp một nhà cố vấn có thể đưa ra những lời khuyên chiến lược giúp bạn nâng cuộc sống nghề nghiệp và kinh doanh lên một cấp độ cao hơn? Hãy luôn nghĩ đến việc cải tiến và tìm ra cách làm những công việc của bạn sao cho hiệu quả nhất. Nên nhớ, một người chỉ được coi là thực sự thành công ở thế kỷ XXI này là những người có giá trị nhất đối với khách hàng và thị trường. Nhà bác học Einstein đã từng bộc lộ: “Hãy học cách trở thành một người được coi là có giá trị, có lẽ sẽ tốt hơn là một người được coi là thành công”.
Nếu làm được điều này, chắc chắn sự thành công sẽ đến cùng bạn.
3. Cân bằng sức khỏe
Một điều thiết yếu để dung hòa cuộc sống của mình và kiểm soát được stress, đó là dành thời gian tập luyện và giữ gìn sức khỏe. Hãy thực hiện điều này để thay đổi hay cải thiện cuộc sống của bạn, hơn thế nữa, việc áp dụng nó sẽ tạo ra sự hăng hái cho nhân viên của bạn. Họ làm việc vui vẻ hơn, hoàn thành công việc tốt hơn. Rõ ràng là khi khỏe mạnh, thoải mái, mọi người sẽ gặt hái được những thành quả tốt đẹp hơn trong cuộc sống. Đối với những người đang ở cương vị quản lý, đó được xem là một lời khuyên hết sức chân thành. Đừng để công việc cuốn mình đi quá xa mà quên mất sức khỏe của mình.
Trên thực tế, khi con người ta còn trẻ, họ sẵn sàng hy sinh sức khỏe để đổi lấy của cải. Sau đó, nhiều năm trôi qua, khi họ đã nhiều tuổi hơn và khôn ngoan hơn, họ thừa nhận rằng họ có thể hy sinh tất cả của cải của mình để đổi lấy một chút ít sức khỏe. Điều này giống như một câu châm ngôn cổ như sau: “Chỉ có thể biết được tuổi trẻ, chứ không thể biết được tuổi tác”. Người ta có thể cho rằng, sức khỏe là sự sở hữu quan trọng nhất mà nếu như bạn không có nó, sự giàu có của cuộc sống sẽ không thể đến với bạn. Thông thường, không phải chúng ta không có đủ thời gian, mà chỉ vì chúng ta không có đủ kiên nhẫn để vạch ra mục tiêu giữ gìn sức khỏe và thực hiện cho đến cùng.
Vì vậy, bạn hành bớt một chút thời gian bận rộn trong ngày để khôi phục sự cân bằng về mặt thể chất. Hãy tập luyện thể thao ít nhất bốn lần trong tuần. Ăn uống lành mạnh, ít ăn các thức ăn có chứa nhiều chất béo, uống nhiều nước. Sau một tuần làm việc căng thẳng, hãy tự học cách mát xa để thư giãn cơ thể. Những hoạt động này chính là sự đầu tư cho chính bản thân mình và sẽ giúp bạn ở trên đỉnh cao của sự thành công trong một thời gian dài.
4. Cân bằng tinh thần
Nhà triết học Emerson đã từng nói: “Nếu không có một trái tim nhân hậu, của cải chỉ là một gã ăn mày xấu xa”. Tất cả chúng ta đều có nhu cầu lớn lao là sống vì những điều gì đó quan trọng hơn chính bản thân mình. Hãy tìm ra lý do để có thể giao phó cuộc sống của mình cho nó. Hãy dành một chút thời gian trong tuần để thực hiện những điều mình muốn hoặc giúp đỡ những ai thực sự khốn cùng. Hãy dành một đến hai giờ vào một buổi sáng cuối tuần để lên lạc với thế giới rộng lớn xung quan bạn. Hãy dành thời gian để thưởng thức thiên nhiên và khôi phục những cảm xúc kỳ diệu mà cuộc sống mang lại cho bạn. Hãy nghĩ đến những gì mà bạn yêu quý từ khi còn bé thơ và sau đó tìm cách thực hiện lại những ước mơ mà mình đã từng ấp ủ và khao khát.
Một chiến lược tuyệt với khác để nuôi dưỡng tinh thần của bạn là ghi lại những thành quả hay kỳ tích mà bạn đã đạt được vào trong một cuốn nhất ký. Hãy suy nghĩ sâu sắc về sự giàu có của cuộc sống. Hãy luôn ghi nhớ một câu ngạn ngữ của người Ba Tư cũ như sau: “Tôi cảm thấy hết buồn vì mình không có giày để đi vào chân khi tôi nhìn thấy một người đàn ông không có chân”. Hãy biết cách hài lòng với tất cả những điều may mắn mà cuộc sống trao tặng cho bạn, và sau đó đi vào cuộc sống hàng ngày với một lòng nhiệt tình, đầy sinh lực và sự thích thú, bạn sẽ không bao giờ rơi vào trạng thái và tâm lý rã rời.
Nếu bạn để mất cân bằng và để suy sụp một trong bốn nhân tố trên, thì những nhân tố còn lại cũng sẽ bị sụp đổ theo, theo kiểu người ta hay gọi là “Hiệu ứng Domino”. Vậy thì, bạn hãy học cách cân bằng chúng để thay đổi thói quen, cách sống và cách nghĩ của mình, phổ biến và khuyến khích nhân viên của bạn cũng thực hiện điều này để có được một tập thể làm việc nhiệt tình, hăng say với năng suất cao.