Tìm hiểu về trợ cấp tai nạn lao động

Tai nạn lao động là thứ mà không người lao động và người sử dụng lao động nào mong muốn, tuy nhiên vẫn cần một hình thức bảo hiểm để đảm bảo nếu không may có rủi ro xảy ra. Do vậy, bảo hiểm tai nạn lao động ra đời. Dưới đây là những tổng hợp của tổng đài tư vấn bảo hiểm .

1. Điều kiện hưởng trợ cấp tai nạn lao động

* Trợ cấp một lần:

- Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30%.

*Trợ cấp hàng tháng:

- Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên.

* Trợ cấp phục vụ:

- Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù 2 mắt hoặc cụt, liệt 2 chi hoặc bị bệnh tâm thần.

2. Mức hưởng:

a. Trợ cấp 1 lần: (tính theo tỷ lệ thương tật và theo số năm đóng BHXH):

- Tính theo tỷ lệ thương tật:

+ Suy giảm 5%: Hưởng bằng 5 tháng lương tối thiểu chung.

+ Sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 tháng lương tối thiểu chung.

- Tính theo số năm đóng BHXH: Tham gia BHXH từ 1 năm trở xuống được tính bằng 0,5 tháng tiền lương tiền công đóng BHXH; sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 0,3 tháng tiền lương tiền công đóng tháng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc điều trị.

b. Trợ cấp hàng tháng: (tính theo tỷ lệ thương tật và theo số năm đóng BHXH)

- Tính theo tỷ lệ thương tật:

+ Suy giảm 31%: Hưởng bằng 30% tháng lương tối thiểu chung.

+ Sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% tháng lương tối thiểu chung.

- Tính theo số năm đóng BHXH: Tham gia BHXH từ 1 năm trở xuống được tính bằng 0,5 % tiền lương tiền công đóng BHXH; sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 0,3% tiền lương tiền công đóng tháng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc điều trị.

Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu thêm có thể liên hệ đến công ty luật chúng tôi để được tư vấn.

3. Thủ tục hồ sơ:

a. Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động, gồm:

- Sổ BHXH;

- Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động của người sử dụng lao động

- Biên bản điều tra tai nạn lao động.

- Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao) sau khi đã điều trị thương tật tai nạn lao động ổn định đối với trường hợp điều trị nội trú.

- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa.

b. Hồ sơ giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp:

- Sổ BHXH;

- giấy đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp của NSDLĐ (Mẫu số 05A-HSB);

- Biên bản đo đạc môi trường có yếu tố độc hại trong thời hạn quy định do cơ quan có thẩm quyền lập (bản sao);

- Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện hoặc phiếu hội chuẩn mắc bệnh nghề nghiệp;

- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của hội đồng giám định y khoa.

Hy vọng bài viết đã giải đáp thắc mắc của bạn.