Tâm lí đám đông hay hiệu ứng bầy đàn?
Thể loại: Tản văn
Tác giả: Asora
Tôi tin chắc rằng, trong số chúng ta ai cũng đã từng nghe thấy các thông tin về "người dân Tây Nguyên đổ xô chặt cà phê trồng tiêu", hay "các cửa hàng điện tử thi nhau mọc lên như nấm" và chắc hẳn cũng không lạ lẫm gì với những vụ bình luận, "ném đá" của cư dân mạng. Tại sao tôi lại nói như vậy về vấn đề này? Tất cả những điều tôi vừa kể trên đều xoay quanh một căn bệnh: Tâm lí đám đông hay hiệu ứng bầy đàn. Nghe thì có vẻ lạ lẫm, nhưng căn bệnh này xảy ra ở mọi lứa tuổi và ngày càng lan rộng trong cuộc sống. Nó ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống cuae chúng ta. Nhưng chúng ta có hiểu hết về căn bệnh này?
Tôi đã từng đọc một thí nghiệm nho nhỏ đối với bầy dê rừng rất thú vị. Người ta đặt một cây gỗ chắn ngang đường đi của bầy dê rừng, đầu tiên con dê đầu đàn nhảy qua, thấy vậy, các con tiếp theo nhảy theo. Nhưng khi người ta rút đi thanh gỗ kia, những con còn lại vẫn bật lên và nhảy qua cho dù không có vật cản trở. Điều đó đơn giản là do chúng làm theo số đông trước đó. Đó chính là hiệu ứng bầy đàn. Trong thế giới động vật là vậy nhưng chính xã hội chúng ta hiện nay cũng đang tồn tại hiện tượng đó. Hay nói cách khác hiệu ứng bầy đàn cũng chính là tâm lí đám đông. Tâm lí đám đông là hiện tượng mà chúng ta thấy ở rất nhiều người, nhiều lứa tuổi trong xã hội, mà trong đó cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ, lời nói, hành vi của một người bị tác động bên ngoài. Chính sự tác động đó lớn tới mức họ có thể đánh mất cảm xúc, thái độ và suy nghĩ của chính mình. Không cần biết đúng- sai, phân biệt trắng – đen, thật – giả, chỉ quan trọng người nói gì thì mình cho đó là đúng và làm theo. Đó có phải cách sống của một người khôn ngoan?
Nhìn vào cuộc sống hiện nay, bệnh tâm lí đám đông hay người ta vẫn thường nói là "a dua" theo phong trào xảy ra rất nhiều nơi. Xung quanh cuộc sống của chúng ta tôi bắt gặp không ít trường hợp như vậy. Như tôi đã nói ở phần đầu về việc người dân Tây Nguyên chặt cà phê trồng tiêu. Ban đầu, người nông dân chuyển từ trồng điều sang cà phê, khi thấy những người xung quanh chặt cà trồng tiêu thì họ lại chuyển đổi hướng canh tác. Cứ một vòng tròn luẩn quẩn như vậy chỉ vì người ta làm mà mình cũng làm mà không suy nghĩ về lợi ích, điều kiện tự nhiên thích hợp với loại cây nào. Chính những hành động đó gây ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề kinh tế của chính họ. Không phải chính mình hại mình rồi hay sao? Đó là một mặt về kinh tế nhưng tâm lí đám đông còn ảnh hưởng xấu đến bộ mặt của xã hội, con người Việt Nam. Bệnh tâm lí đám đông ở mọi lứa tuổi nhưng ở lứa tuổi trẻ khi chính kiến chưa vững vàng, lập trường chưa vững chắc, họ thường bị dao động, từ đó xảy ra tâm lí đám đông. Gần đây, vụ hai cô gái gây chiến làm náo loạn ở phố đi bộ Nguyễn Huệ làm cho cộng đồng mạng xôn xao, hàng ngàn bình luận và hơn thế là những lời lẽ khiếm nhã để chỉ trích nhau chỉ vì bênh vực cho một trong hai cô gái đó. Ấy thế nhưng người trong cuộc lại nói rằng họ chỉ hẹn nhau để nói chuyện không có ý xô xát. Những người trẻ văn minh, hiện đại là như vậy đó. Còn nhiều rất nhiều những câu chuyện như vậy, làm chúng ta phải suy nghĩ về hiện tượng này.
Nhưng hiện tượng này từ đâu mà có? Có lẽ là do sự mưu lợi cá nhân không muốn người khác hơn mình, thấy người ta làm thu được lợi nhuận mà không suy nghĩ và làm theo. Hay một số khác, làm vậy để khỏi "lạc lõng" trước số đông, cảm thấy mình khác người, sợ bị đào thải, loại bỏ ra khỏi đám đông đó. Tôi hiểu, khi một đám đông cư xử như nhau, tâm lí này có sức mạnh riêng của nó. Cũng có nhiều người rơi vào tầm ảnh hưởng của đám đông, rất nhiều người không chịu nổi áp lực đã tạo nên những hậu quả vô cùng đau xót. Nhiều cái chết cũng vì không chịu được sức ép của dư luận, nhiều người trở nên trầm cảm, sống khép kín vì sợ những lời nói của đám đông. Chỉ một lời nói có thể làm thay đổi cuộc đời của một con người, theo hướng tốt cũng có thể theo hướng xấu. Có khi nào đám đông cư xử như nhau nghĩ đến hậu quả mà chính họ gây ra chưa?
Nếu chưa, từ bây giờ hãy suy nghĩ thật kĩ về lời nói, hành động của bản thân trước khi cư xử trong một hành động nào đó. Tại sao chúng ta không nghĩ đến việc sử dụng tâm lí đám đông tạo nên điều tích cực đến với cuộc sống. Những người đi đầu làm "chất kích thích" để đám đông học hỏi và noi theo. Đó là hành động đẹp tôn vinh vẻ đẹp cư xử của con người với con người. Chính tôi và tôi cũng mong mọi người thay đổi mình từng chút để cuộc sống đẹp hơn có ý nghĩa hơn.
Một căn bệnh cần có thể có bác sĩ để chữa khỏi nhưng căn bệnh này bác sĩ lại chính là chính chúng ta. Chỉ bản thân ta mới tự chữa khỏi nó. Mỗi người hãy dành chút thời gian dừng lại suy nghĩ về hành động của bản thân, để từ đó hoàn thiện mình và làm đẹp thêm tâm hồn mỗi người
- The end-
Thể loại: Tản văn
Tác giả: Asora
Tôi tin chắc rằng, trong số chúng ta ai cũng đã từng nghe thấy các thông tin về "người dân Tây Nguyên đổ xô chặt cà phê trồng tiêu", hay "các cửa hàng điện tử thi nhau mọc lên như nấm" và chắc hẳn cũng không lạ lẫm gì với những vụ bình luận, "ném đá" của cư dân mạng. Tại sao tôi lại nói như vậy về vấn đề này? Tất cả những điều tôi vừa kể trên đều xoay quanh một căn bệnh: Tâm lí đám đông hay hiệu ứng bầy đàn. Nghe thì có vẻ lạ lẫm, nhưng căn bệnh này xảy ra ở mọi lứa tuổi và ngày càng lan rộng trong cuộc sống. Nó ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống cuae chúng ta. Nhưng chúng ta có hiểu hết về căn bệnh này?
Tôi đã từng đọc một thí nghiệm nho nhỏ đối với bầy dê rừng rất thú vị. Người ta đặt một cây gỗ chắn ngang đường đi của bầy dê rừng, đầu tiên con dê đầu đàn nhảy qua, thấy vậy, các con tiếp theo nhảy theo. Nhưng khi người ta rút đi thanh gỗ kia, những con còn lại vẫn bật lên và nhảy qua cho dù không có vật cản trở. Điều đó đơn giản là do chúng làm theo số đông trước đó. Đó chính là hiệu ứng bầy đàn. Trong thế giới động vật là vậy nhưng chính xã hội chúng ta hiện nay cũng đang tồn tại hiện tượng đó. Hay nói cách khác hiệu ứng bầy đàn cũng chính là tâm lí đám đông. Tâm lí đám đông là hiện tượng mà chúng ta thấy ở rất nhiều người, nhiều lứa tuổi trong xã hội, mà trong đó cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ, lời nói, hành vi của một người bị tác động bên ngoài. Chính sự tác động đó lớn tới mức họ có thể đánh mất cảm xúc, thái độ và suy nghĩ của chính mình. Không cần biết đúng- sai, phân biệt trắng – đen, thật – giả, chỉ quan trọng người nói gì thì mình cho đó là đúng và làm theo. Đó có phải cách sống của một người khôn ngoan?
Nhìn vào cuộc sống hiện nay, bệnh tâm lí đám đông hay người ta vẫn thường nói là "a dua" theo phong trào xảy ra rất nhiều nơi. Xung quanh cuộc sống của chúng ta tôi bắt gặp không ít trường hợp như vậy. Như tôi đã nói ở phần đầu về việc người dân Tây Nguyên chặt cà phê trồng tiêu. Ban đầu, người nông dân chuyển từ trồng điều sang cà phê, khi thấy những người xung quanh chặt cà trồng tiêu thì họ lại chuyển đổi hướng canh tác. Cứ một vòng tròn luẩn quẩn như vậy chỉ vì người ta làm mà mình cũng làm mà không suy nghĩ về lợi ích, điều kiện tự nhiên thích hợp với loại cây nào. Chính những hành động đó gây ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề kinh tế của chính họ. Không phải chính mình hại mình rồi hay sao? Đó là một mặt về kinh tế nhưng tâm lí đám đông còn ảnh hưởng xấu đến bộ mặt của xã hội, con người Việt Nam. Bệnh tâm lí đám đông ở mọi lứa tuổi nhưng ở lứa tuổi trẻ khi chính kiến chưa vững vàng, lập trường chưa vững chắc, họ thường bị dao động, từ đó xảy ra tâm lí đám đông. Gần đây, vụ hai cô gái gây chiến làm náo loạn ở phố đi bộ Nguyễn Huệ làm cho cộng đồng mạng xôn xao, hàng ngàn bình luận và hơn thế là những lời lẽ khiếm nhã để chỉ trích nhau chỉ vì bênh vực cho một trong hai cô gái đó. Ấy thế nhưng người trong cuộc lại nói rằng họ chỉ hẹn nhau để nói chuyện không có ý xô xát. Những người trẻ văn minh, hiện đại là như vậy đó. Còn nhiều rất nhiều những câu chuyện như vậy, làm chúng ta phải suy nghĩ về hiện tượng này.
Nhưng hiện tượng này từ đâu mà có? Có lẽ là do sự mưu lợi cá nhân không muốn người khác hơn mình, thấy người ta làm thu được lợi nhuận mà không suy nghĩ và làm theo. Hay một số khác, làm vậy để khỏi "lạc lõng" trước số đông, cảm thấy mình khác người, sợ bị đào thải, loại bỏ ra khỏi đám đông đó. Tôi hiểu, khi một đám đông cư xử như nhau, tâm lí này có sức mạnh riêng của nó. Cũng có nhiều người rơi vào tầm ảnh hưởng của đám đông, rất nhiều người không chịu nổi áp lực đã tạo nên những hậu quả vô cùng đau xót. Nhiều cái chết cũng vì không chịu được sức ép của dư luận, nhiều người trở nên trầm cảm, sống khép kín vì sợ những lời nói của đám đông. Chỉ một lời nói có thể làm thay đổi cuộc đời của một con người, theo hướng tốt cũng có thể theo hướng xấu. Có khi nào đám đông cư xử như nhau nghĩ đến hậu quả mà chính họ gây ra chưa?
Nếu chưa, từ bây giờ hãy suy nghĩ thật kĩ về lời nói, hành động của bản thân trước khi cư xử trong một hành động nào đó. Tại sao chúng ta không nghĩ đến việc sử dụng tâm lí đám đông tạo nên điều tích cực đến với cuộc sống. Những người đi đầu làm "chất kích thích" để đám đông học hỏi và noi theo. Đó là hành động đẹp tôn vinh vẻ đẹp cư xử của con người với con người. Chính tôi và tôi cũng mong mọi người thay đổi mình từng chút để cuộc sống đẹp hơn có ý nghĩa hơn.
Một căn bệnh cần có thể có bác sĩ để chữa khỏi nhưng căn bệnh này bác sĩ lại chính là chính chúng ta. Chỉ bản thân ta mới tự chữa khỏi nó. Mỗi người hãy dành chút thời gian dừng lại suy nghĩ về hành động của bản thân, để từ đó hoàn thiện mình và làm đẹp thêm tâm hồn mỗi người
- The end-