TẤM GIA HUY THỤY SĨ

(phần một)​Trong nhà tang lễ, những người đàn ông và đàn bà mặt nghiêm trang vẫn

tiếp tục bước đi chậm rãi tới chỗ đặt quan tài để nhìn ông chủ hiệu Papenphuxơ

lần cuối cùng. Bà quả phụ Papenphuxơ lặng lẽ đón nhận những lời chia buồn

thống thiết và nhiều lần bắt tay đầy cảm thông của khách. Mãi một lúc sau, khi

đoàn người đến viếng thưa dần, bà mới có được một khoảnh khắc trống vắng để

uể oải giơ tay ra xua đuổi một con ruồi đậu trên đầu của con người quá cố.

Tôi lùi lại vài bước và tình cờ nghe lõm được đôi câu của hai bà già đứng

cạnh mình. Họ lấy tay che miệng, nói với nhau rằng “Cái xác của Papenphuxơ

chẳng đẹp mắt chút nào!”. Thì ra, người ta đến dự lễ tang để phán xét người

chết theo góc độ thẩm mỹ…

Con ruồi bị xua đuổi lúc này bay quanh những ngọn nến rồi sà xuống trú ngụ

trên một vòng hoa tang.

Tôi nhìn Rôbe Papenphuxơ lần cuối cùng trước khi rời gian phòng. Quả thật,

ông chủ hiệu hàng đồ da và văn phòng phẩm Papenphuxơ lúc nay được phủ

bằng lụa trắng không để lại trong tôi một ấn tượng tốt đẹp, ông không giống

như người thanh thản đi vào cõi vĩnh hằng, mà thực sự - như tôi được biết, ông

trông đúng như người đã bị sợi dây thừng xiết chặt cho tới khi tắt thở.

Gió đã thổi lên. Những cây bạch dương và cây phong lao xao. Các dải băng

trên những vòng hoa tang cũng bắt đầu di động nhờ gió thổi. Nhưng trong

phòng tang lễ vẫn ngột ngạt, oi ả. Trưa tháng tám. Mặt trời vẫn tiếp tục phả sức

nóng xuống trần gian. Các vị khách dự tang lễ mặc đồ đen vẫn cứ phải tiếp tục

hấp thu năng lượng của mặt trời. Họ đua nhau lấy khăn mùi xoa lau nhưng

gương mặt đỏ lựng và lấm tấm mồ hôi.

Đã nghe thấy tiếng sấm ì ầm từ nơi xa. Chắc sắp có mưa làm dịu mát bầu

không khí ngột ngạt và khó thở. Người ta phải khẩn trương nếu muốn đưa được

chiếc quan tài kia xuống huyệt trước lúc có giông tố, và nếu không muốn bài

thuyết giảng của cha cố bị ngắt quãng bởi chớp giật và sấm rền.

Lúc này dàn đồng ca thiếu niên của nhà thờ gồm các cô bé và cậu bé vận áo

choàng đen, đầu đội mũ đen, bắt đầu lên tiếng hát. Một cậu bé trông mặt tái

nhợt, khốn khổ, vì phải vác bằng cả hai tay một cây thánh giá quá dài và nặng

so với sức của cậu. Vị cha cố khoác tấm áo choàng đen dài che kín chân khiến

người ta không nhận ra bước đi rất gấp gáp của ông. Ông tới đứng nơi phía chân

người chết và lầm rầm cầu nguyện, rồi sau đó nói với góa phụ những lời an ủi

như thường lệ. Hình như bà Papenphuxơ không để tâm đến những lời an ủi của

đức cha, gương mặt hốc hác của bà không biểu lộ một cảm xúc nào. Nếu ai hy

vọng tìm được những sắc thái biểu cảm trên gương mặt góa phụ trong lễ tang thì

chắc chắn sẽ thất vọng. Có thể bà rất giàu nghị lực và biết kiềm chế mọi cảm

xúc của mình, nhưng biết đâu, cũng có thể mọi tình cảm của bà dành cho người

đàn ông trong chiếc quan tài kia cũng đã chết như bản thân ông ta…

Những người phu khiêng quan tài ở tư thế sẵn sàng. Vị cha cố ra hiệu và họ

nhanh chóng đậy nắp chiếc áo quan. Chuông nhà thờ ngân vang.

Tôi đến đứng dưới một gốc cây bạch dương chờ dòng người đi qua rồi mới

lững thững theo họ tới nghĩa trang. Lạ thật, không thấy Maria Senkơ trong dòng

người đưa tiễn. Khi tới nơi mai táng, tôi lại đưa mắt nhìn khắp xung quanh, để ý

tới từng bụi cây, từng ngôi mộ trong nghĩa trang, hy vọng có thể thấy bà Maria

Senkơ ở nơi đây. Nhưng tôi đã thất vọng. Maria Senkơ là hàng xóm thân cận

của Papenphuxơ. Khi còn sống Papenphuxơ vẫn qua lại thăm bà và nhất là con

gái bà, cô Indơ Senkơ, vốn là người được yêu quý và vẫn thường xuyên có mặt

tại cửa hiệu của con người quá cố. Giờ thì Papenphuxơ đã câm lặng vĩnh viễn.

Maria và Indơ Senkơ không đến vĩnh biệt người hàng xóm của mình, trong khi

đó thì tất cả những bè bạn kinh doanh và mọi người quen biết Papenphuxơ đều

có mặt tại nghĩa trang, sẵn sàng chịu đựng nỗi cực nhọc của một ngày tháng tám

oi bức và ngột thở.

Cạnh bụi thủy tùng có bốn nhạc công đứng thành hàng chỉnh tề. Tôi nhận ra

ngay Kruykơ trong số đó. Anh là đồng nghiệp của tôi cùng trong Sở tài chính,

cao gần hai mét nên bất kỳ ở đâu người ta cũng dễ dàng nhận ra. Thấy tôi nhìn,

Kruykơ giơ cây kèn đồng lên cao ra hiệu với tôi và cười cười tỏ ra rất thân

thiện. Quả thật cử chỉ ấy không phù hợp chút nào với không khí trang nghiêm

lúc tang lễ. Tôi gật đầu đáp lại và nghĩ thầm: phải tế nhị một chút chứ! Đừng để

cho người đời nghĩ rằng các nhân viên ngành tài chính chúng tôi vui mừng vì có

một khách hàng sớm lìa đời! Không đâu! Khách hàng càng đông, thuế càng

nhiều, tài chính là tiền bạc kia mà!

Thực ra tôi đến dự tang lễ khách hàng vì lý do đặc biệt. Tôi cũng không hiểu

việc mình làm có đúng hay không nữa: lần theo dấu vết một vụ phạm pháp

chẳng liên quan gì đến tôi và công việc của tôi, hơn nữa, tôi không phải là một

thám tử tư, chẳng có ai chi tiền thuê tôi cả. Nhưng Kruykơ thì rõ rồi, anh ta đến

đám ma với mục đích rõ ràng, anh ta dùng cây kèn để có được một khoảng thu

nhập phụ mà không phải nộp thuế. Ngành tài chính không để ý đến loại dịch vụ

này. Thổi kèn đám ma có liệt vào danh mục thu nhập và tính thuế hay không,

điều này cũng chẳng liên quan gì đến tôi. Vả lại, để có được khoảng tiền sáu

trăm mác trong một năm, Kruykơ phải thổi kèn đưa tiễn nhiều cái xác đến địa

danh được gọi là “nơi an nghỉ cuối cùng”. Có lẽ ta cũng nên rộng lượng để

Kruykơ có thêm khoảng thu nhập ít ỏi, gọi là để cải thiện điều kiện sống, tạo

cho gia đình anh có cơ hội mua được vài thứ hàng cao cấp giá cắt cổ mà trong

giá bán đã tính gộp một khoản thuế khá cao.

......

Các bạn có thể xem chi tiết bên dưới

ST​