Hiệu năng AMD Ryzen bị ảnh hưởng khi dùng chung với Windows 10
Hiện tại các hê thống máy sử dụng bộ xử lý AMD Ryzen đều không tận dụng được tối ưu sức mạnh của mình khi cài hệ điều hành Windows 10. Nguyên nhân chính của điều này là vì phương thức sắp xếp lệnh của Windows 10 không nhận diện được cơ cấu xử lý đa luồng của Ryzen. Vẫn chưa rõ Windows 8.1, tuy nhiên Windows 7 thì không gặp lỗi này.
Ryzen là bộ xử lý đầu tiên của AMD được tích hợp công nghệ xử lý đa luồng SMT, cho phép một nhận vật lý có thể xử lý cùng một lúc 2 luồng lệnh. Tuy nhiên cũng tương tự như Hyper-Threading của Intel, 2 luồng lệnh này được chia ra làm chính-phụ, với luồng lệnh phụ chỉ có hiệu suất khoảng 20%-30% so với luồng lệnh chính.
Tuy nhiên không chỉ đơn thuần là CPU, hệ điều hành cũng có cơ chế phân bổ tác vụ đến các luồng xử lý để tận dụng tối ưu nhất. Đối với Windows, cơ chế này được gọi là Windows Scheduler. Windows Scheduler sẽ nhận diện số lượng luồng xử lý, từ đó lên lịch các tác vụ sao cho phù hợp với cấu trúc của CPU, chẳng hạn như luồng chính sẽ được ưu tiên xử lý nhiều tác vụ hơn.
Vấn đề xảy ra khi Windows Scheduler của Windows 10 không nhận diện được công nghệ SMT của AMD Ryzen. Chẳng hạn đối với Ryzen được trang bị 8 nhân và 16 luồng xử lý, trong đó 8 luồng chính và 8 luồng phụ, Windows 10 nhận diện thành 16 nhân với 16 luồng xử lý hiệu năng tương đương nhau. Chính vì điều này mà việc sắp xếp các lệnh không hợp lý, dẫn đến hiệu năng suy giảm.
Không dừng lại ở đó, Windows Scheduler của Windows 10 cũng không nhận diện được chính xác bộ nhớ đệm L2 và L3 của Ryzen. Hệ điều hành của Microsoft xác định Ryzen có tổng cộng 136 MB bộ nhớ đệm trong khi thực tế tổng cả bộ nhớ đệm L2 và L3 chỉ dừng lại ở 20 MB.
AMD hiện đã thừa nhận vấn đề này và đang làm việc với Microsoft để khắc phục. Cũng cần lưu ý thực chất đây không phải là lần đầu tiên mà Windows có vấn đề với cơ chế xử lý đa luồng của CPU, công nghệ Hyper-threading của Intel cũng có vấn đề thời gian đầu gới thiệu.
Điều này cũng phần nào lý giải được hiệu năng khi chơi game của AMD Ryzen ở 1080p kém hơn một cách kỳ lạ so với bộ xử lý Intel, trong khi các tác vụ khác thì lại tương đương. Tạm thời thì nếu muốn tối ưu thì bạn có thể chuyển sang dùng Windows 7, tuy không chính thức được AMD hỗ trợ nhưng đều đã có driver cho các nhà sản xuất bo mạch chủ phát triển. Trong khi đó nếu vẫn muốn dùng Windows 10, bạn có thể tắt tính năng SMT của Ryzen, hiệu năng thấp hơn đôi chút nhưng bù lại hiệu năng ổn định ở mọi tác vụ.
Nguồn: ST
Hiện tại các hê thống máy sử dụng bộ xử lý AMD Ryzen đều không tận dụng được tối ưu sức mạnh của mình khi cài hệ điều hành Windows 10. Nguyên nhân chính của điều này là vì phương thức sắp xếp lệnh của Windows 10 không nhận diện được cơ cấu xử lý đa luồng của Ryzen. Vẫn chưa rõ Windows 8.1, tuy nhiên Windows 7 thì không gặp lỗi này.
Ryzen là bộ xử lý đầu tiên của AMD được tích hợp công nghệ xử lý đa luồng SMT, cho phép một nhận vật lý có thể xử lý cùng một lúc 2 luồng lệnh. Tuy nhiên cũng tương tự như Hyper-Threading của Intel, 2 luồng lệnh này được chia ra làm chính-phụ, với luồng lệnh phụ chỉ có hiệu suất khoảng 20%-30% so với luồng lệnh chính.
Tuy nhiên không chỉ đơn thuần là CPU, hệ điều hành cũng có cơ chế phân bổ tác vụ đến các luồng xử lý để tận dụng tối ưu nhất. Đối với Windows, cơ chế này được gọi là Windows Scheduler. Windows Scheduler sẽ nhận diện số lượng luồng xử lý, từ đó lên lịch các tác vụ sao cho phù hợp với cấu trúc của CPU, chẳng hạn như luồng chính sẽ được ưu tiên xử lý nhiều tác vụ hơn.
Vấn đề xảy ra khi Windows Scheduler của Windows 10 không nhận diện được công nghệ SMT của AMD Ryzen. Chẳng hạn đối với Ryzen được trang bị 8 nhân và 16 luồng xử lý, trong đó 8 luồng chính và 8 luồng phụ, Windows 10 nhận diện thành 16 nhân với 16 luồng xử lý hiệu năng tương đương nhau. Chính vì điều này mà việc sắp xếp các lệnh không hợp lý, dẫn đến hiệu năng suy giảm.
Không dừng lại ở đó, Windows Scheduler của Windows 10 cũng không nhận diện được chính xác bộ nhớ đệm L2 và L3 của Ryzen. Hệ điều hành của Microsoft xác định Ryzen có tổng cộng 136 MB bộ nhớ đệm trong khi thực tế tổng cả bộ nhớ đệm L2 và L3 chỉ dừng lại ở 20 MB.
AMD hiện đã thừa nhận vấn đề này và đang làm việc với Microsoft để khắc phục. Cũng cần lưu ý thực chất đây không phải là lần đầu tiên mà Windows có vấn đề với cơ chế xử lý đa luồng của CPU, công nghệ Hyper-threading của Intel cũng có vấn đề thời gian đầu gới thiệu.
Điều này cũng phần nào lý giải được hiệu năng khi chơi game của AMD Ryzen ở 1080p kém hơn một cách kỳ lạ so với bộ xử lý Intel, trong khi các tác vụ khác thì lại tương đương. Tạm thời thì nếu muốn tối ưu thì bạn có thể chuyển sang dùng Windows 7, tuy không chính thức được AMD hỗ trợ nhưng đều đã có driver cho các nhà sản xuất bo mạch chủ phát triển. Trong khi đó nếu vẫn muốn dùng Windows 10, bạn có thể tắt tính năng SMT của Ryzen, hiệu năng thấp hơn đôi chút nhưng bù lại hiệu năng ổn định ở mọi tác vụ.
Nguồn: ST