Chị H. bắt đầu sử dụng ma túy từ năm 2002 và quãng đời đen tối nhất của chị cũng bắt đầu từ đó, kéo dài cho đến gần 10 năm .
Chị Đinh Thị H. (34 tuổi) là một trong số ít người nghiện ma túy đã cai thành công ở Hà Nội. Chị kể: “Có lần bố nhốt em trên tầng 3 để cai. Cơn vật dữ quá, em không còn biết gì, thế là trèo qua dây thu lôi xuống đất chạy thẳng một mạch. Cái dây bật cả ra, may mà em không ngã. Em cũng không hiểu tại sao em lại trèo được như thế”.
Dù biết bố mẹ khổ hơn nhiều vì mình nghiện, song cai nghiện ma túy là một chặng đường cực kỳ khó khăn và số người thành công có lẽ chỉ đếm trên đầu ngón tay. Phải đến năm 2004, tình thương vô bờ của người bố cuối cùng cũng giúp chị tỉnh ngộ.
Nhóm thanh niên ở Quảng Ninh tìm đến một ngôi nhà ở cách biệt giữa đảo để cai nghiện
Chị tâm sự, lúc ấy chị vẫn được gia đình dùng xích sắt khóa chân tay để cai tại nhà, đến lúc thèm quá không chịu được, chị nói dối cần đi vệ sinh để bố cởi xích cho. Xích vừa cởi ra, chị cứ thế chạy một mạch ra đường, mặc bố chị đuổi theo trong vô vọng. Đến khi ra bãi sông, chị cứ thế chạy thẳng xuống nước.
Phía sau, bố chị hốt hoảng chạy nhanh hơn, bất chấp bờ sông đầy những mảnh chai, mảnh sành khiến chân ông đẫm máu. Lúc được kéo từ dưới sông lên, chị mới thực sự hối hận khi bên mình, người bố già đứng khóc nức nở. Đó cũng là giây phút quyết định, là động lực thúc đẩy chị cai nghiện thành công.
Với anh Trần Thanh Th., 39 tuổi, ở Mường Ảng (tỉnh Điện Biên), động lực giúp anh cai nghiện thành công cũng xuất phát từ tình thương, sự bao bọc của cộng đồng. 10 năm trước, giống như bao thanh niên khác, Th. có một gia đình hạnh phúc, cho đến khi ma túy cướp đi của anh tất cả. Tiền bạc, vật chất trong nhà lần lượt đội nón ra đi. Người vợ vì quá khổ cực với người chồng nghiện ngập cuối cùng cũng phải bế con ra đi. Khi ấy, anh mới hiểu được giá trị của cuộc sống, của gia đình. Anh đặt quyết tâm cai nghiện bằng được dù phải đánh đổi mọi giá, và anh đã biến quyết tâm đó thành hiện thực sau… 20 lần cai nghiện.
Anh kể, “Lúc cai phải đấu tranh từng giờ, căng thẳng mất ngủ liên tục. Em cai nghiện nhiều lần quá nên thuốc ngủ cũng nhờn rồi. Người ta uống 5-7 viên, em phải uống tới 20 viên mà chỉ được 2-3 tiếng lại phải uống”. Không những cai nghiện thành công, anh Th. còn giúp đỡ rất nhiều người khác cùng cai nghiện. Anh luôn động viên họ “ma túy cực kỳ khó bỏ nhưng không phải là không thể bỏ được”…
Để người nghiện đoạn tuyệt được với ma túy, các phương tiện bài thuốc hỗ trợ thôi không đủ, điều quan trọng nhất là sự chung tay giúp đỡ của mỗi người trong cộng đồng, là tình thương và sự bao dung của gia đình và bạn bè để tiếp thêm sức mạnh ý chí cho họ. Ý chí mới là yếu tố quan trọng nhất có thể giúp họ cai nghiện thành công.
Bác sĩ Khuất Thị Hải Oanh, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sáng kiến phát triển cộng đồng cho rằng, muốn đưa những người nghiện ma túy trở lại cuộc sống đời thường thì cần phải giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với những người sử dụng ma túy, động viên những người nghiện sống tích cực và quan trọng nhất là phải giúp họ hiểu rằng, họ không đơn độc trong cuộc đấu tranh chống lại các tác động tiêu cực của ma túy.
Chị Đinh Thị H. (34 tuổi) là một trong số ít người nghiện ma túy đã cai thành công ở Hà Nội. Chị kể: “Có lần bố nhốt em trên tầng 3 để cai. Cơn vật dữ quá, em không còn biết gì, thế là trèo qua dây thu lôi xuống đất chạy thẳng một mạch. Cái dây bật cả ra, may mà em không ngã. Em cũng không hiểu tại sao em lại trèo được như thế”.
Dù biết bố mẹ khổ hơn nhiều vì mình nghiện, song cai nghiện ma túy là một chặng đường cực kỳ khó khăn và số người thành công có lẽ chỉ đếm trên đầu ngón tay. Phải đến năm 2004, tình thương vô bờ của người bố cuối cùng cũng giúp chị tỉnh ngộ.
Nhóm thanh niên ở Quảng Ninh tìm đến một ngôi nhà ở cách biệt giữa đảo để cai nghiện
Chị tâm sự, lúc ấy chị vẫn được gia đình dùng xích sắt khóa chân tay để cai tại nhà, đến lúc thèm quá không chịu được, chị nói dối cần đi vệ sinh để bố cởi xích cho. Xích vừa cởi ra, chị cứ thế chạy một mạch ra đường, mặc bố chị đuổi theo trong vô vọng. Đến khi ra bãi sông, chị cứ thế chạy thẳng xuống nước.
Phía sau, bố chị hốt hoảng chạy nhanh hơn, bất chấp bờ sông đầy những mảnh chai, mảnh sành khiến chân ông đẫm máu. Lúc được kéo từ dưới sông lên, chị mới thực sự hối hận khi bên mình, người bố già đứng khóc nức nở. Đó cũng là giây phút quyết định, là động lực thúc đẩy chị cai nghiện thành công.
Với anh Trần Thanh Th., 39 tuổi, ở Mường Ảng (tỉnh Điện Biên), động lực giúp anh cai nghiện thành công cũng xuất phát từ tình thương, sự bao bọc của cộng đồng. 10 năm trước, giống như bao thanh niên khác, Th. có một gia đình hạnh phúc, cho đến khi ma túy cướp đi của anh tất cả. Tiền bạc, vật chất trong nhà lần lượt đội nón ra đi. Người vợ vì quá khổ cực với người chồng nghiện ngập cuối cùng cũng phải bế con ra đi. Khi ấy, anh mới hiểu được giá trị của cuộc sống, của gia đình. Anh đặt quyết tâm cai nghiện bằng được dù phải đánh đổi mọi giá, và anh đã biến quyết tâm đó thành hiện thực sau… 20 lần cai nghiện.
Anh kể, “Lúc cai phải đấu tranh từng giờ, căng thẳng mất ngủ liên tục. Em cai nghiện nhiều lần quá nên thuốc ngủ cũng nhờn rồi. Người ta uống 5-7 viên, em phải uống tới 20 viên mà chỉ được 2-3 tiếng lại phải uống”. Không những cai nghiện thành công, anh Th. còn giúp đỡ rất nhiều người khác cùng cai nghiện. Anh luôn động viên họ “ma túy cực kỳ khó bỏ nhưng không phải là không thể bỏ được”…
Để người nghiện đoạn tuyệt được với ma túy, các phương tiện bài thuốc hỗ trợ thôi không đủ, điều quan trọng nhất là sự chung tay giúp đỡ của mỗi người trong cộng đồng, là tình thương và sự bao dung của gia đình và bạn bè để tiếp thêm sức mạnh ý chí cho họ. Ý chí mới là yếu tố quan trọng nhất có thể giúp họ cai nghiện thành công.
Bác sĩ Khuất Thị Hải Oanh, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sáng kiến phát triển cộng đồng cho rằng, muốn đưa những người nghiện ma túy trở lại cuộc sống đời thường thì cần phải giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với những người sử dụng ma túy, động viên những người nghiện sống tích cực và quan trọng nhất là phải giúp họ hiểu rằng, họ không đơn độc trong cuộc đấu tranh chống lại các tác động tiêu cực của ma túy.