Thanh minh (Truyện ngắn )
Anh họ tôi viết thư : "Thanh minh năm nay vừa khánh thành nhà thờ họ, nên giỗ xuân làm lớn lắm . Em nhớ đưa cháu về nhận mặt bà con. Hôm xây nhà thờ anh đã đóng cho em hai xuất hết hai trăm ngàn đồng...” Năm nay thanh minh nhằm vào dịp học sinh chuẩn bị thi học kỳ hai, năn nỉ mãi ông Hiệu trưởng mới cho đi một tuần và tạm ứng cho hai tháng lương dằn túi. Mượn thêm vài bộ quần áo của thằng bạn thân nữa cũng khá tươm tất
Nghe nói tộc Trần của tôi nhóm họp lại dưới sự chủ trì của Ông Tỷ, Tộc trưởng. Lần đầu về nhận họ hàng nên tôi khá bồn chồn. Từ nhỏ sống bên ngoại, mang họ ngoại rồi lưu lạc xa quê gần hai chục năm trời, tôi không biết nhiều về dòng dõi của mình. Bà ngoại tôi vốn không ưa tộc Trần, mỗi lần ông ngoại tôi kể chuyện bên nội của tôi, bà thường nạt: " Nói hoài chuyện đó nghe điếc lổ đít quá!” Bà ít khi nào vuốt ve hay kể chuyện cho con cháu nghe, bà chửi ông tôi sa sả suốt ngày, ông lầm lũi chịu đựng và cười cười trông rất tội nghiệp. Sau này lớn lên lập gia đình rồi tôi vẫn sợ bà phát khiếp. Mỗi lần bà đến thăm, cả nhà im thin thít đố dám cười giỡn .
Họ tộc khá đông, bà con tề tựu trên dưới trăm người . Khi ông tộc trưởng tuyên đọc gia phả tôi mới biết nhánh của tôi chỉ còn hai anh em con chú con bác. Con tôi cứ trố mắt nhìn mấy ông già áo dài khăn đóng rồi ngơ ngác nhìn lũ trẻ bụng ỏng rốn lồi ồn ào chen lấn mấy nong thịt trâu để ngoài sân. Tôi mang máng nhớ hồi nhỏ tôi cũng háo hức như vậy. Con tôi bây giờ không chịu ăn. Chị dâu tôi bưng chén tận tay, nó nhón miếng thịt bỏ vào miệng và nhăn nhó. Xấu hổ vì sự khảnh ăn của con, tôi nói :” Chị để đó cho em” . Tôi lôi thằng bé ra sau nhà phát một cái thật đau vào mông. Nó không khóc chỉ nhìn tôi, hai dòng nước mắt chảy dài trên đôi gò má bướng bỉnh. Tôi thở dài !.
Lúc sáng, cả họ kéo ra mả tổ, ông Trần Tỷ dẫn đầu. Giữa mả tổ và gò làng là khoảng đất trống toàn sỏi, không trồng tỉa được gì, chỉ để cho lũ trẻ chăn trâu tụ tập chơi đùa và để chôn người chết. Ông ngoại tôi kể, hồi khởi nghĩa năm bốn lăm, ông Tỷ treo dao bỏ nghề mổ trâu bò tham gia kháng chiến. Được giao nhiệm vụ chỉ huy đội dân quân chiến đấu, ông thường dẫn họ ra để tập quân sự. Khi tập đi đều thay vì hô " Một, hai, trái, phải” ông lại hô " Gò l.. à.n..g dậm, mả tổ dậm, gò làng, mả tổ...” Chuyện đó sau này được mọi người kể lại như chuyện tiếu lâm, mà lại cách hô như vậy lại dễ hiểu nên dân quân đi đều tăm tắp .
Nhìn điệu bộ hăng hái ra dáng chỉ huy của ông Tỷ, tôi bật cười, anh họ tôi hỏi :
-Mi cười cái chi ?
-Cười ông Tỷ - Tôi trả lời .
Anh tôi nói :
-Ông Tỷ rất ghét bà cố ngoại của mi, hồi chín năm xã được phát lá cờ, sáng thứ hai dân chúng tụ tập ra sân đình chào cờ. Ông Tỷ không cho bà chào, nhưng bà ấy cũng ngang bảo : "Cờ của nhà nước tao cứ chào đố cha thằng mô không cho?” Không cản được bà cho nên khi chào cờ, ông Tỷ hô "Chào cờ xã ta... chà .. o, trừ con mẹ Khóa không cho nó chào!”
Tôi lại cười, anh tôi bảo :
-Thôi lại đây tau chỉ mả cha của mi cho biết, cái mả nằm chỗ ni không xây được, trâu đạp sụp lở hết, người ta gọi như vậy là động mả nên cuộc đời của mi tha phương lận đận hoài, không ra cái chi .
Nghe anh nói tôi mới hiểu câu mà bà ngoại tôi thường chửi hồi còn nhỏ mỗi khi tôi đánh nhau với lũ trẻ cùng xóm:” Động mả cha mi hay sao mi đánh nhau với nó” Cái cách nói ngang ngược của bà ngoại tôi chắc có di truyền từ bà cố.
Họ Trần và họ Nguyễn có mối thù khá lâu đời, nguyên nhân chỉ vì miếng đất nhỏ cạnh gò làng, bây giờ là nghĩa địa của tộc Trần . Ngày xưa họ Trần rước thầy địa lý, thầy bảo miếng đất ấy có thế "bút nghiêng” nếu táng cốt cụ tiền hiền vào đó con cháu sẽ phát đường văn chương, có người đỗ đạt vinh hiển. Lúc ấy, miếng đất của họ Nguyễn, họ Trần dọ mua không được lập kế mở sòng xóc dĩa, cụ Tổ họ Nguyễn mê bài bạc đánh thâu đêm thua dần hết sản nghiệp nên bán cả miếng đất hương hỏa . Sau con cháu biết được hùn tiền chuộc lại nhưng họ Trần nhất định không trả thế là đâm ra thù hằn. Con trai con gái hai họ không được lấy nhau . Chẳng hiểu trời xui đất khiến thế nào mà cha tôi và mẹ lại yêu nhau .
Ông nội tôi, ngoài cái lò mổ cung cấp thịt cho cả huyện ông còn chủ sở hữu một vùng ruộng đất "cò bay thẳng cánh”. Cha tôi là người duy nhất trong làng được ăn học ở thành phố. Mẹ tôi học xong tiểu học rồi ở nhà làm ruộng như bao nhiêu cô gái khác trong làng . Suốt ngày lam lũ mà mẹ vẫn đẹp, nước da trắng như trứng gà bóc. Trung úy Sáu đồn trưởng đồn Bốn Lăm chết mê, chết mệt vì mẹ . Bà ngoại tôi tính gã mẹ cho anh ta, nhưng ông ngoại tôi cản " Thà để nó ở giá chứ nhất định không gã cho thằng ác ôn đó” . Khi cha tôi cùng bạn bè đấu tranh chống chế độ độc tài họ Ngô bị nhà trường đuổi học về nhà, gặp mẹ. Nhờ có chút chữ nghĩa và mấy bài thơ tình của Nguyễn Bính cha đã làm lu mờ hình ảnh võ biền dao găm súng lục của trung úy đồn trưởng, (nghe nói con gái thời đó rất yêu thơ) . Dĩ nhiên chuyện tình của họ bị ngăn cấm và tôi là kết quả của mối tình trớ trêu ấy, bà ngoại bắt mẹ về giam trong buồng không cho ra ngoài. Buồn chuyện tình yêu lại bất nhẫn trước cảnh lính cộng hòa xâu tay hàng loạt người bị "tình nghi cộng sản” "nhận chìm dưới đập Vĩnh Trinh”, cha tôi nhảy núi theo cách mạng, nhưng rồi chịu không nỗi gian khổ lén trở về nhà, bị Trung úy Sáu dẫn lính phục kích bắt được trói ngoài bụi chuối sau hè bắn cả băng súng lục vào đầu . Hay tin mẹ tôi lên sản hậu chết ngay trên giường sanh, lúc ấy (nói theo cách của bà ngoại tôi) : " Mẹ nó chết lúc nó còn nhỏ như chiếc dép Nhựt”
Tôi ở với bà ngoại, lớn lên như cây cỏ. Bọn trẻ thường trêu tôi "Con cút cụt đuôi ai nuôi mày lớn? ..” Từ nhỏ tới năm mười lăm tuổi không tốn viên thuốc, bệnh bứt lá trong vườn nấu lên xông cho toát mồ hôi ra, đạp gai dùng thanh tre vừa đập, vừa hát " Đập máu đập mủ ông Thủ lể gai mai lành mốt đi chơi” . Vậy là xong ! Bây giờ con tôi hở tí là thuốc nhưng cứ èo uột cả năm, hết nay bệnh, mai bệnh.
Năm tôi đậu sư phạm bà tôi bảo : " Mầy nhờ đổi qua họ Nguyễn có được vài chữ, ráng mà học” . Bà tôi thường chế nhạo " Tộc Trần tưởng giành được miếng đất táng cốt có thế " bút nghiêng” ai dè gặp thằng thầy địa lý dốt chứ thực ra cái thế đất ấy là thế "dao thớt” nên tộc Trần nhà mầy toàn làm nghề đồ tể. "Tôi vẫn cứ thắc mắc, chính ông ngoại mới họ Nguyễn chứ đâu phải bà mà bà cứ hằn học, còn ông lại không nói gì . Mỗi lần đem chuyện này hỏi ông, ông chỉ cười, nhỏ nhẹ nói: " Sau này lớn lên con sẽ biết”
Tôi ngồi bên mộ cha, nhìn về phía cánh đồng, lúa sạ vụ hè thu đã lên cao, gió đưa thoang thoảng mùi bùn đất, tôi căng mũi hít đầy lồng ngực mùi đồng quê ngai ngái mà đã lâu lắm rồi tôi chưa có dịp thưởng thức. Phía bên kia cánh đồng, trên ngọn đồi nhỏ là chỗ nằm của mẹ tôi . Thật tội nghiệp cho hai người, mối tình của họ bị ngăn cách, đến lúc thành tro bụi vẫn không được gần nhau . Mấy ngày qua tôi cố vật nài xin được dời mộ cha lên đồi nằm gần mẹ nhưng cả hai họ không ai đồng ý cả . Trước khi mất, ông ngoại tôi kêu đến gần và nói : "Hồi trước ông có quen cô gái bên tộc Trần cũng bị cấm nhưng ông không dám vượt rào, khi lấy bà của cháu ông vẫn còn thương cô gái ấy, nên bà ghét tộc Trần là vì vậy . Khi cha mẹ của cháu yêu nhau ông ủng hộ hết mình, thật tiếc ! kết cục của chúng quá bi thảm bởi sự thâm thù ác nghiệt của hai dòng họ . Trước khi hấp hối mẹ cháu có xin được nằm gần mộ chồng nhưng ông đành chịu thua, đời cháu văn minh cố gắng thực hiện dùm ông . " Nói xong, từ hai khóe mắt nhăn nheo của ông ứa hai giọt lệ đùng đục rồi ra đi . Tôi lặng lẽ khóc, khóc không có tiếng, chỉ có nước mắt tuôn không dừng được .
Ngước mặt nhìn trời, tôi thảng thốt nói với vong linh ông "Ông ngoại ơi ! hãy tha lỗi cho cháu, cháu đành chịu thất hứa cùng ông, mong sao tới đời con của cháu, nó sẽ làm được điều ông mong muốn "
Hôm sau, chào họ hàng cha con tôi trở lại miền Nam . Tôi cầm giầy đi chân trần trên cỏ để tìm lại cái cảm giác khoan khoái "băng đồng lội ruộng” của thời thơ ấu trên đồng đất quê nhà. Con tôi nhăn mặt nói: " Ba đi chân không, mất vệ sinh, coi chừng bị lãi móc đó”
Đến bờ sông Giao Thủy tôi còn ngoái đầu nhìn lại con đường làng và cánh đồng tít đằng xa, con tôi níu tay tôi giục: " Đi thôi ba, mau về nhà con chịu hết nỗi rồi ...” Tôi đau đớn nhận ra con tôi đã quá xa lạ với "quê cha đất tổ” . Tôi thẩn thờ nói : " Đi thì đi ! " Không, về chứ ba !” " Ừ thì về!”
Đò ....... Ơi ...... ! đ ..o ... ò ....!
Tôi cố kéo dài giọng cho giống tiếng gọi đò của ông tôi ngày xưa, tiếng gọi của tôi loãng vào những cơn gió từ dòng sông lồng lộng thổi .
Anh họ tôi viết thư : "Thanh minh năm nay vừa khánh thành nhà thờ họ, nên giỗ xuân làm lớn lắm . Em nhớ đưa cháu về nhận mặt bà con. Hôm xây nhà thờ anh đã đóng cho em hai xuất hết hai trăm ngàn đồng...” Năm nay thanh minh nhằm vào dịp học sinh chuẩn bị thi học kỳ hai, năn nỉ mãi ông Hiệu trưởng mới cho đi một tuần và tạm ứng cho hai tháng lương dằn túi. Mượn thêm vài bộ quần áo của thằng bạn thân nữa cũng khá tươm tất
Nghe nói tộc Trần của tôi nhóm họp lại dưới sự chủ trì của Ông Tỷ, Tộc trưởng. Lần đầu về nhận họ hàng nên tôi khá bồn chồn. Từ nhỏ sống bên ngoại, mang họ ngoại rồi lưu lạc xa quê gần hai chục năm trời, tôi không biết nhiều về dòng dõi của mình. Bà ngoại tôi vốn không ưa tộc Trần, mỗi lần ông ngoại tôi kể chuyện bên nội của tôi, bà thường nạt: " Nói hoài chuyện đó nghe điếc lổ đít quá!” Bà ít khi nào vuốt ve hay kể chuyện cho con cháu nghe, bà chửi ông tôi sa sả suốt ngày, ông lầm lũi chịu đựng và cười cười trông rất tội nghiệp. Sau này lớn lên lập gia đình rồi tôi vẫn sợ bà phát khiếp. Mỗi lần bà đến thăm, cả nhà im thin thít đố dám cười giỡn .
Họ tộc khá đông, bà con tề tựu trên dưới trăm người . Khi ông tộc trưởng tuyên đọc gia phả tôi mới biết nhánh của tôi chỉ còn hai anh em con chú con bác. Con tôi cứ trố mắt nhìn mấy ông già áo dài khăn đóng rồi ngơ ngác nhìn lũ trẻ bụng ỏng rốn lồi ồn ào chen lấn mấy nong thịt trâu để ngoài sân. Tôi mang máng nhớ hồi nhỏ tôi cũng háo hức như vậy. Con tôi bây giờ không chịu ăn. Chị dâu tôi bưng chén tận tay, nó nhón miếng thịt bỏ vào miệng và nhăn nhó. Xấu hổ vì sự khảnh ăn của con, tôi nói :” Chị để đó cho em” . Tôi lôi thằng bé ra sau nhà phát một cái thật đau vào mông. Nó không khóc chỉ nhìn tôi, hai dòng nước mắt chảy dài trên đôi gò má bướng bỉnh. Tôi thở dài !.
Lúc sáng, cả họ kéo ra mả tổ, ông Trần Tỷ dẫn đầu. Giữa mả tổ và gò làng là khoảng đất trống toàn sỏi, không trồng tỉa được gì, chỉ để cho lũ trẻ chăn trâu tụ tập chơi đùa và để chôn người chết. Ông ngoại tôi kể, hồi khởi nghĩa năm bốn lăm, ông Tỷ treo dao bỏ nghề mổ trâu bò tham gia kháng chiến. Được giao nhiệm vụ chỉ huy đội dân quân chiến đấu, ông thường dẫn họ ra để tập quân sự. Khi tập đi đều thay vì hô " Một, hai, trái, phải” ông lại hô " Gò l.. à.n..g dậm, mả tổ dậm, gò làng, mả tổ...” Chuyện đó sau này được mọi người kể lại như chuyện tiếu lâm, mà lại cách hô như vậy lại dễ hiểu nên dân quân đi đều tăm tắp .
Nhìn điệu bộ hăng hái ra dáng chỉ huy của ông Tỷ, tôi bật cười, anh họ tôi hỏi :
-Mi cười cái chi ?
-Cười ông Tỷ - Tôi trả lời .
Anh tôi nói :
-Ông Tỷ rất ghét bà cố ngoại của mi, hồi chín năm xã được phát lá cờ, sáng thứ hai dân chúng tụ tập ra sân đình chào cờ. Ông Tỷ không cho bà chào, nhưng bà ấy cũng ngang bảo : "Cờ của nhà nước tao cứ chào đố cha thằng mô không cho?” Không cản được bà cho nên khi chào cờ, ông Tỷ hô "Chào cờ xã ta... chà .. o, trừ con mẹ Khóa không cho nó chào!”
Tôi lại cười, anh tôi bảo :
-Thôi lại đây tau chỉ mả cha của mi cho biết, cái mả nằm chỗ ni không xây được, trâu đạp sụp lở hết, người ta gọi như vậy là động mả nên cuộc đời của mi tha phương lận đận hoài, không ra cái chi .
Nghe anh nói tôi mới hiểu câu mà bà ngoại tôi thường chửi hồi còn nhỏ mỗi khi tôi đánh nhau với lũ trẻ cùng xóm:” Động mả cha mi hay sao mi đánh nhau với nó” Cái cách nói ngang ngược của bà ngoại tôi chắc có di truyền từ bà cố.
Họ Trần và họ Nguyễn có mối thù khá lâu đời, nguyên nhân chỉ vì miếng đất nhỏ cạnh gò làng, bây giờ là nghĩa địa của tộc Trần . Ngày xưa họ Trần rước thầy địa lý, thầy bảo miếng đất ấy có thế "bút nghiêng” nếu táng cốt cụ tiền hiền vào đó con cháu sẽ phát đường văn chương, có người đỗ đạt vinh hiển. Lúc ấy, miếng đất của họ Nguyễn, họ Trần dọ mua không được lập kế mở sòng xóc dĩa, cụ Tổ họ Nguyễn mê bài bạc đánh thâu đêm thua dần hết sản nghiệp nên bán cả miếng đất hương hỏa . Sau con cháu biết được hùn tiền chuộc lại nhưng họ Trần nhất định không trả thế là đâm ra thù hằn. Con trai con gái hai họ không được lấy nhau . Chẳng hiểu trời xui đất khiến thế nào mà cha tôi và mẹ lại yêu nhau .
Ông nội tôi, ngoài cái lò mổ cung cấp thịt cho cả huyện ông còn chủ sở hữu một vùng ruộng đất "cò bay thẳng cánh”. Cha tôi là người duy nhất trong làng được ăn học ở thành phố. Mẹ tôi học xong tiểu học rồi ở nhà làm ruộng như bao nhiêu cô gái khác trong làng . Suốt ngày lam lũ mà mẹ vẫn đẹp, nước da trắng như trứng gà bóc. Trung úy Sáu đồn trưởng đồn Bốn Lăm chết mê, chết mệt vì mẹ . Bà ngoại tôi tính gã mẹ cho anh ta, nhưng ông ngoại tôi cản " Thà để nó ở giá chứ nhất định không gã cho thằng ác ôn đó” . Khi cha tôi cùng bạn bè đấu tranh chống chế độ độc tài họ Ngô bị nhà trường đuổi học về nhà, gặp mẹ. Nhờ có chút chữ nghĩa và mấy bài thơ tình của Nguyễn Bính cha đã làm lu mờ hình ảnh võ biền dao găm súng lục của trung úy đồn trưởng, (nghe nói con gái thời đó rất yêu thơ) . Dĩ nhiên chuyện tình của họ bị ngăn cấm và tôi là kết quả của mối tình trớ trêu ấy, bà ngoại bắt mẹ về giam trong buồng không cho ra ngoài. Buồn chuyện tình yêu lại bất nhẫn trước cảnh lính cộng hòa xâu tay hàng loạt người bị "tình nghi cộng sản” "nhận chìm dưới đập Vĩnh Trinh”, cha tôi nhảy núi theo cách mạng, nhưng rồi chịu không nỗi gian khổ lén trở về nhà, bị Trung úy Sáu dẫn lính phục kích bắt được trói ngoài bụi chuối sau hè bắn cả băng súng lục vào đầu . Hay tin mẹ tôi lên sản hậu chết ngay trên giường sanh, lúc ấy (nói theo cách của bà ngoại tôi) : " Mẹ nó chết lúc nó còn nhỏ như chiếc dép Nhựt”
Tôi ở với bà ngoại, lớn lên như cây cỏ. Bọn trẻ thường trêu tôi "Con cút cụt đuôi ai nuôi mày lớn? ..” Từ nhỏ tới năm mười lăm tuổi không tốn viên thuốc, bệnh bứt lá trong vườn nấu lên xông cho toát mồ hôi ra, đạp gai dùng thanh tre vừa đập, vừa hát " Đập máu đập mủ ông Thủ lể gai mai lành mốt đi chơi” . Vậy là xong ! Bây giờ con tôi hở tí là thuốc nhưng cứ èo uột cả năm, hết nay bệnh, mai bệnh.
Năm tôi đậu sư phạm bà tôi bảo : " Mầy nhờ đổi qua họ Nguyễn có được vài chữ, ráng mà học” . Bà tôi thường chế nhạo " Tộc Trần tưởng giành được miếng đất táng cốt có thế " bút nghiêng” ai dè gặp thằng thầy địa lý dốt chứ thực ra cái thế đất ấy là thế "dao thớt” nên tộc Trần nhà mầy toàn làm nghề đồ tể. "Tôi vẫn cứ thắc mắc, chính ông ngoại mới họ Nguyễn chứ đâu phải bà mà bà cứ hằn học, còn ông lại không nói gì . Mỗi lần đem chuyện này hỏi ông, ông chỉ cười, nhỏ nhẹ nói: " Sau này lớn lên con sẽ biết”
Tôi ngồi bên mộ cha, nhìn về phía cánh đồng, lúa sạ vụ hè thu đã lên cao, gió đưa thoang thoảng mùi bùn đất, tôi căng mũi hít đầy lồng ngực mùi đồng quê ngai ngái mà đã lâu lắm rồi tôi chưa có dịp thưởng thức. Phía bên kia cánh đồng, trên ngọn đồi nhỏ là chỗ nằm của mẹ tôi . Thật tội nghiệp cho hai người, mối tình của họ bị ngăn cách, đến lúc thành tro bụi vẫn không được gần nhau . Mấy ngày qua tôi cố vật nài xin được dời mộ cha lên đồi nằm gần mẹ nhưng cả hai họ không ai đồng ý cả . Trước khi mất, ông ngoại tôi kêu đến gần và nói : "Hồi trước ông có quen cô gái bên tộc Trần cũng bị cấm nhưng ông không dám vượt rào, khi lấy bà của cháu ông vẫn còn thương cô gái ấy, nên bà ghét tộc Trần là vì vậy . Khi cha mẹ của cháu yêu nhau ông ủng hộ hết mình, thật tiếc ! kết cục của chúng quá bi thảm bởi sự thâm thù ác nghiệt của hai dòng họ . Trước khi hấp hối mẹ cháu có xin được nằm gần mộ chồng nhưng ông đành chịu thua, đời cháu văn minh cố gắng thực hiện dùm ông . " Nói xong, từ hai khóe mắt nhăn nheo của ông ứa hai giọt lệ đùng đục rồi ra đi . Tôi lặng lẽ khóc, khóc không có tiếng, chỉ có nước mắt tuôn không dừng được .
Ngước mặt nhìn trời, tôi thảng thốt nói với vong linh ông "Ông ngoại ơi ! hãy tha lỗi cho cháu, cháu đành chịu thất hứa cùng ông, mong sao tới đời con của cháu, nó sẽ làm được điều ông mong muốn "
Hôm sau, chào họ hàng cha con tôi trở lại miền Nam . Tôi cầm giầy đi chân trần trên cỏ để tìm lại cái cảm giác khoan khoái "băng đồng lội ruộng” của thời thơ ấu trên đồng đất quê nhà. Con tôi nhăn mặt nói: " Ba đi chân không, mất vệ sinh, coi chừng bị lãi móc đó”
Đến bờ sông Giao Thủy tôi còn ngoái đầu nhìn lại con đường làng và cánh đồng tít đằng xa, con tôi níu tay tôi giục: " Đi thôi ba, mau về nhà con chịu hết nỗi rồi ...” Tôi đau đớn nhận ra con tôi đã quá xa lạ với "quê cha đất tổ” . Tôi thẩn thờ nói : " Đi thì đi ! " Không, về chứ ba !” " Ừ thì về!”
Đò ....... Ơi ...... ! đ ..o ... ò ....!
Tôi cố kéo dài giọng cho giống tiếng gọi đò của ông tôi ngày xưa, tiếng gọi của tôi loãng vào những cơn gió từ dòng sông lồng lộng thổi .