gô Hạ, một học giả nổi tiếng của triều đại nhà Tống, có một người mẹ rất khắt khe về việc kỷ luật những người con của bà.
Một ngày nọ, mẹ của ông tình cờ nghe được Ngô Hạ nói chuyện với một vị khách mời về những thiếu sót khuyết điểm của những người khác. Bà đã trở nên rất nóng giận, và sau khi người khách rời đi, bà đã đánh ông một trăm roi. Một người họ hàng đã cố trấn tĩnh bà và nói: “Nói về những điểm mạnh hay những thiếu sót khuyết điểm của người khác là điều bình thường trong giới học giả. Có gì sai đâu? Không cần phải đánh như thế.”
Mẹ của ông thở dài và nói: “Tôi nghe nói rằng nếu cha mẹ thực sự yêu con gái của họ, họ phải cố làm lễ cưới cho cô ấy với một học giả mà rất thận trọng về những điều mà anh ta nói ra. Tôi chỉ có một mình nó là con trai. Tôi đang cố gắng làm cho nó hiểu và những luân lý đạo đức và cuộc sống. Nếu nó không thận trọng về những điều được nói ra, tức là nó đang quên mất mẹ của nó. Đây là cách mà nó phải sống về lâu dài.” Mẹ của ông đã khóc và không ăn uống.
Văn hoá Thần truyền tán thành việc một người phải thận trọng với điều mà người đó nói. Trong giới tu luyện, họ nhấn mạnh vào tu khẩu, vì một lời bình luận có thể làm tổn thương những người khác, không khác gì một con dao sắc hay một khẩu súng. Hơn nữa, khi lời nói được phát ra, thì nó không thể lấy lại được, và nó có thể tạo nghiệp và tạo ra sự thù hận, nên nó sẽ mang lại tai hoạ cho người nói. Bởi vậy, một người theo luân lý thì trân trọng đạo đức, chú ý đến tu khẩu và thường không tập trung vào những khiếm khuyết của người khác. Một người như vậy sẽ cho người khác một cơ hội để sửa đổi chính mình trong một phong thái rộng mở và cao thượng, và họ cũng nhìn vào bên trong để xem họ có thiếu sót khuyết điểm như vậy hay không.
Dưới sự kỷ luật nghiêm khắc của người mẹ, Ngô Hạ đã thực hiện việc thận trọng trong lới nói, và từ đó ông luôn giữ mình theo tiêu chuẩn khắt khe và tập trung vào tu dưỡng đạo đức. Cuối cùng, ông đã trở thành một trong những học giả nổi tiếng trong thời đại của ông.
Tác giả: Thanh Ngân
(Theo Minhhue.net)
Một ngày nọ, mẹ của ông tình cờ nghe được Ngô Hạ nói chuyện với một vị khách mời về những thiếu sót khuyết điểm của những người khác. Bà đã trở nên rất nóng giận, và sau khi người khách rời đi, bà đã đánh ông một trăm roi. Một người họ hàng đã cố trấn tĩnh bà và nói: “Nói về những điểm mạnh hay những thiếu sót khuyết điểm của người khác là điều bình thường trong giới học giả. Có gì sai đâu? Không cần phải đánh như thế.”
Mẹ của ông thở dài và nói: “Tôi nghe nói rằng nếu cha mẹ thực sự yêu con gái của họ, họ phải cố làm lễ cưới cho cô ấy với một học giả mà rất thận trọng về những điều mà anh ta nói ra. Tôi chỉ có một mình nó là con trai. Tôi đang cố gắng làm cho nó hiểu và những luân lý đạo đức và cuộc sống. Nếu nó không thận trọng về những điều được nói ra, tức là nó đang quên mất mẹ của nó. Đây là cách mà nó phải sống về lâu dài.” Mẹ của ông đã khóc và không ăn uống.
Văn hoá Thần truyền tán thành việc một người phải thận trọng với điều mà người đó nói. Trong giới tu luyện, họ nhấn mạnh vào tu khẩu, vì một lời bình luận có thể làm tổn thương những người khác, không khác gì một con dao sắc hay một khẩu súng. Hơn nữa, khi lời nói được phát ra, thì nó không thể lấy lại được, và nó có thể tạo nghiệp và tạo ra sự thù hận, nên nó sẽ mang lại tai hoạ cho người nói. Bởi vậy, một người theo luân lý thì trân trọng đạo đức, chú ý đến tu khẩu và thường không tập trung vào những khiếm khuyết của người khác. Một người như vậy sẽ cho người khác một cơ hội để sửa đổi chính mình trong một phong thái rộng mở và cao thượng, và họ cũng nhìn vào bên trong để xem họ có thiếu sót khuyết điểm như vậy hay không.
Dưới sự kỷ luật nghiêm khắc của người mẹ, Ngô Hạ đã thực hiện việc thận trọng trong lới nói, và từ đó ông luôn giữ mình theo tiêu chuẩn khắt khe và tập trung vào tu dưỡng đạo đức. Cuối cùng, ông đã trở thành một trong những học giả nổi tiếng trong thời đại của ông.
Tác giả: Thanh Ngân
(Theo Minhhue.net)