- Nghiên cứu mới đây đã chỉ ra, người có thân hình mũm mĩm có nhiều khả năng cảm nhận hạnh phúc và hài lòng với cuộc sống hơn người "mình hạc xương mai"!
( Ảnh minh họa )
Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học thuộc Đại học Colorado-Boulder cho thấy, những người thừa cân hay có thân hình quá khổ thường cảm thấy hạnh phúc và hài lòng với cuộc sống hơn người có thân hình mảnh mai.
Đây là kết quả của một cuộc khảo sát được thực hiện tại một số vùng bang ở Mỹ. Các chuyên gia đã tiến hành đo mức độ hạnh phúc và hài lòng với cuộc sống của những người béo, người có trọng lượng bình thường và những người có thân hình mảnh khảnh.
Theo đó, họ nhận thấy, những người có thân hình mũm mĩm sẽ cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa và vui vẻ hơn nhiều so với những người còn lại.
Đồng tác giả nghiên cứu Philip Pendergast cho biết: "Những người có trọng lượng bình thường không mấy khi chiếm được tình cảm yêu mến của nhiều người xung quanh như những người có thân hình tròn trịa. Có vẻ như chính sự hài lòng trong cuộc sống và niềm vui mỗi ngày đã khiến cho người béo luôn thân thiện và hòa đồng với mọi người hơn".
( Ảnh minh họa )
Một nghiên cứu trước đây của các nhà khoa học Canada đã phát hiện ra “gene béo phì” (fat gene) cũng được gọi là “gene hạnh phúc” (happy gene) trong cơ thể người béo phì.
Qua đó, các chuyên gia lý giải được vì sao những người béo phì thường cảm thấy hạnh phúc và không mấy mắc bệnh trầm cảm.
Đây được coi là bằng chứng đầu tiên về một gene béo phì có liên quan đến bảo vệ chống lại trầm cảm, đối lập với ảnh hưởng của nó lên chỉ số cân nặng của cơ thể.
Các chuyên gia cũng cho rằng, mặc dù sự thật béo không phải là một toa thuốc giúp bạn tránh khỏi sự đau khổ nhưng sự tròn trịa, mũm mĩm luôn khiến người xung quanh và chính bản thân cảm thấy vui vẻ. Qua đó, mức độ hạnh phúc và hài lòng với cuộc sống cũng tăng cao.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra "con dao hai lưỡi" trong vấn đề này: tỷ lệ béo phì tăng lên không đồng nghĩa với mức độ hạnh phúc tăng lên mà đôi khi nó còn khiến bạn gặp rắc rối về sức khỏe cũng như giảm động lực để giảm cân.
Nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Y tế và Hành vi xã hội.
(Nguồn tham khảo: Business Insider
( Ảnh minh họa )
Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học thuộc Đại học Colorado-Boulder cho thấy, những người thừa cân hay có thân hình quá khổ thường cảm thấy hạnh phúc và hài lòng với cuộc sống hơn người có thân hình mảnh mai.
Đây là kết quả của một cuộc khảo sát được thực hiện tại một số vùng bang ở Mỹ. Các chuyên gia đã tiến hành đo mức độ hạnh phúc và hài lòng với cuộc sống của những người béo, người có trọng lượng bình thường và những người có thân hình mảnh khảnh.
Theo đó, họ nhận thấy, những người có thân hình mũm mĩm sẽ cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa và vui vẻ hơn nhiều so với những người còn lại.
Đồng tác giả nghiên cứu Philip Pendergast cho biết: "Những người có trọng lượng bình thường không mấy khi chiếm được tình cảm yêu mến của nhiều người xung quanh như những người có thân hình tròn trịa. Có vẻ như chính sự hài lòng trong cuộc sống và niềm vui mỗi ngày đã khiến cho người béo luôn thân thiện và hòa đồng với mọi người hơn".
( Ảnh minh họa )
Một nghiên cứu trước đây của các nhà khoa học Canada đã phát hiện ra “gene béo phì” (fat gene) cũng được gọi là “gene hạnh phúc” (happy gene) trong cơ thể người béo phì.
Qua đó, các chuyên gia lý giải được vì sao những người béo phì thường cảm thấy hạnh phúc và không mấy mắc bệnh trầm cảm.
Đây được coi là bằng chứng đầu tiên về một gene béo phì có liên quan đến bảo vệ chống lại trầm cảm, đối lập với ảnh hưởng của nó lên chỉ số cân nặng của cơ thể.
Các chuyên gia cũng cho rằng, mặc dù sự thật béo không phải là một toa thuốc giúp bạn tránh khỏi sự đau khổ nhưng sự tròn trịa, mũm mĩm luôn khiến người xung quanh và chính bản thân cảm thấy vui vẻ. Qua đó, mức độ hạnh phúc và hài lòng với cuộc sống cũng tăng cao.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra "con dao hai lưỡi" trong vấn đề này: tỷ lệ béo phì tăng lên không đồng nghĩa với mức độ hạnh phúc tăng lên mà đôi khi nó còn khiến bạn gặp rắc rối về sức khỏe cũng như giảm động lực để giảm cân.
Nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Y tế và Hành vi xã hội.
(Nguồn tham khảo: Business Insider