Câu hỏi: Quan hệ Mỹ Liên Xô trong và sau chiến tranh thế giới thứ hai có gì khác nhau? Nêu những sự kiện chính sau chiến tranh thế giới thứ hai để làm rõ cục diện hai cực, hai phe - tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.
* Quan hệ Mỹ và Liên Xô trong và sau chiến tranh thế giới thứ hai:
- Trong thời gian chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) Liên Xô và Mỹ hợp tác với nhau trong Mặt trận đồng minh chống phát xít. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô và Mĩ chuyển sang đối đầu và hai bên đã tiến tới cuộc Chiến tranh lạnh trong những năm 1947-1989.
- Sở dĩ có sự khác nhau như vậy là vì sau chiến tranh thế thứ hai Liên Xô và Mĩ có sự đối lập về mục tiêu và chiến lược:
+ Liên Xô chủ trương duy trì hòa bình, bảo vệ những thành quả của chủ nghĩa xã hội và đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới.
+ Mĩ thực hiện chiến lược toàn cầu nhằm làm bá chủ thế giới. Mĩ ra sức chống phá Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa; muốn đẩy lùi phong trào cách mạng thế giới. Mĩ hết sức lo ngại trước thắng lợi của cách mạng dân chủ nhân dân Đông Âu, sự thành công của cách mạng Trung Quốc.
* Sự hình thành cục diện hai cực, hai phe - tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa
- Cục diện hai cực ở châu Âu:
+ Trong những năm 1945-1949, ở châu Âu đã xuất hiện hai khối độc lập về chính trị và kinh tế Tây Âu từ bản chủ nghĩa và Đông Âu xã hội chủ nghĩa. Mĩ hậu thuẫn cho các nước tư bản Tây Âu, Liên Xô hậu thuẫn cho các nước dân chủ nhân dân Đông Âu.
- Ngày 12/3/1947, trong thông điệp của Tổng thống Truman đọc trước Quốc hội Mỹ đã khẳng định: Sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với nước Mĩ và đề nghị viện trợ khẩn cấp 400 triệu USD cho hai nước Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ. Mục đích của Mĩ là muốn biến hai nước này thành căn cứ tiền phương chống Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu; mặt khác còn nhằm chuẩn bị điều kiện cho việc can thiệp vào vùng Trung Đông.
+ Tháng 6/1947, Mĩ đề ra kế hoạch Mácsan với viện trợ khoảng 17 tỷ USD giúp các nước Tây Âu phục hồi nền kinh tế sau chiến tranh. Qua kế hoạch này, Mĩ nhằm tập hợp các nước Tây Âu vào liên minh quân sự chống Liên Xô và các nước Đông Âu.
+ Tháng 1/1949, Hội đồng tương trợ Kinh tế (SEV) được thành lập gồm Liên Xô và các nước Đông Âu.
→ Việc thực hiện kế hoạch Mácsan của Mĩ ở Tây Âu và sự ra đời của Hội đồng tương trợ kinh tế đã tạo ra sự vận chia đối lập về kinh tế và chính trị giữa các nước Tây Âu và Đông Âu.
+ Mĩ, Anh sau đó là Pháp đã tiến hành hợp nhất các khu vực chiếm đóng của mình, lập ra nước cộng hòa Liên bang Đức (tháng 9/1949). Tháng 10/1949, nhà nước Cộng hòa Dân chủ Đức thành lập. Như thế, trên lãnh thổ Đức đã xuất hiện hai nhà nước với hai chế độ chính trị khác nhau.
+ Ngày 4/4/1949 Mỹ thành lập khối quân sự - Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhằm chống Liên Xô và các nước Đông Âu xã hội chủ nghĩa.
+ Tháng 5/1955, Liên Xô và các nước Đông Âu đã thành lập Tổ chức Hiệp ước Vácsava.
→ Sự ra đời của NATO và tổ chức Vácsava đã thành lập cục diện hai cực, hai phe.
- Cục diện ở Châu Á:
- Trong những năm 1946-1949, cuộc nội chiến ở Trung Quốc giữa Đảng Cộng sản và Quốc dân Đảng bùng nổ. Lực lượng của Đảng Cộng sản được sự hậu thuẫn của Liên Xô, lực lượng của Quốc Dân Đảng được sự giúp đỡ của Mĩ.
+ Cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp (1945-1954) :
Ngày 23/9/1945, thực dân Pháp tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược trở lại các nước Đông Dương. Nhân dân Việt Nam, Lào và Campuchia đã đoàn kết kháng chiến chống Pháp. Cuối năm 1949, đầu năm 1950, Mĩ viện trợ cho Pháp và ngày càng can thiệp sau vào cuộc chiến tranh Đông Dương. Từ năm 1950, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam có sự ủng hộ, giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Chiến tranh Đông Dương ngày càng chỉ tác động của hai phe.
Hiệp định Giơ-ne-vơ đánh dấu thắng lợi của nhân dân Việt Nam, Lào và Campuchia, nhưng mặt khác cũng phản ánh mâu thuẫn gay gắt giữa hai phe.
+ Cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953)
Năm 1948, hai chính quyền ở Triều Tiên được thành lập: Hàn Quốc ở phía Nam và cộng hòa nhân dân Triều Tiên ở phía bắc được Mĩ và Liên Xô bảo trợ cho mỗi bên.
Tháng 6/1950, quân đội Bắc Triều Tiên mở cuộc tấn công xuống phía Nam. Tháng 9/1950 quân đội Mỹ với danh nghĩa "quân đội Liên hợp quốc" đã đổ bộ vào Triều Tiên, đánh chiếm miền Bắc Triều Tiên. Tháng 10/1950, quân đội Trung Quốc tiến vào Triều Tiên "kháng Mỹ viện Triều".
Cuộc chiến tranh Triều Tiên là sự đụng độ trực tiếp giữa hai phe, không phân thắng bại.
* Quan hệ Mỹ và Liên Xô trong và sau chiến tranh thế giới thứ hai:
- Trong thời gian chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) Liên Xô và Mỹ hợp tác với nhau trong Mặt trận đồng minh chống phát xít. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô và Mĩ chuyển sang đối đầu và hai bên đã tiến tới cuộc Chiến tranh lạnh trong những năm 1947-1989.
- Sở dĩ có sự khác nhau như vậy là vì sau chiến tranh thế thứ hai Liên Xô và Mĩ có sự đối lập về mục tiêu và chiến lược:
+ Liên Xô chủ trương duy trì hòa bình, bảo vệ những thành quả của chủ nghĩa xã hội và đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới.
+ Mĩ thực hiện chiến lược toàn cầu nhằm làm bá chủ thế giới. Mĩ ra sức chống phá Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa; muốn đẩy lùi phong trào cách mạng thế giới. Mĩ hết sức lo ngại trước thắng lợi của cách mạng dân chủ nhân dân Đông Âu, sự thành công của cách mạng Trung Quốc.
* Sự hình thành cục diện hai cực, hai phe - tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa
- Cục diện hai cực ở châu Âu:
+ Trong những năm 1945-1949, ở châu Âu đã xuất hiện hai khối độc lập về chính trị và kinh tế Tây Âu từ bản chủ nghĩa và Đông Âu xã hội chủ nghĩa. Mĩ hậu thuẫn cho các nước tư bản Tây Âu, Liên Xô hậu thuẫn cho các nước dân chủ nhân dân Đông Âu.
- Ngày 12/3/1947, trong thông điệp của Tổng thống Truman đọc trước Quốc hội Mỹ đã khẳng định: Sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với nước Mĩ và đề nghị viện trợ khẩn cấp 400 triệu USD cho hai nước Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ. Mục đích của Mĩ là muốn biến hai nước này thành căn cứ tiền phương chống Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu; mặt khác còn nhằm chuẩn bị điều kiện cho việc can thiệp vào vùng Trung Đông.
+ Tháng 6/1947, Mĩ đề ra kế hoạch Mácsan với viện trợ khoảng 17 tỷ USD giúp các nước Tây Âu phục hồi nền kinh tế sau chiến tranh. Qua kế hoạch này, Mĩ nhằm tập hợp các nước Tây Âu vào liên minh quân sự chống Liên Xô và các nước Đông Âu.
+ Tháng 1/1949, Hội đồng tương trợ Kinh tế (SEV) được thành lập gồm Liên Xô và các nước Đông Âu.
→ Việc thực hiện kế hoạch Mácsan của Mĩ ở Tây Âu và sự ra đời của Hội đồng tương trợ kinh tế đã tạo ra sự vận chia đối lập về kinh tế và chính trị giữa các nước Tây Âu và Đông Âu.
+ Mĩ, Anh sau đó là Pháp đã tiến hành hợp nhất các khu vực chiếm đóng của mình, lập ra nước cộng hòa Liên bang Đức (tháng 9/1949). Tháng 10/1949, nhà nước Cộng hòa Dân chủ Đức thành lập. Như thế, trên lãnh thổ Đức đã xuất hiện hai nhà nước với hai chế độ chính trị khác nhau.
+ Ngày 4/4/1949 Mỹ thành lập khối quân sự - Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhằm chống Liên Xô và các nước Đông Âu xã hội chủ nghĩa.
+ Tháng 5/1955, Liên Xô và các nước Đông Âu đã thành lập Tổ chức Hiệp ước Vácsava.
→ Sự ra đời của NATO và tổ chức Vácsava đã thành lập cục diện hai cực, hai phe.
- Cục diện ở Châu Á:
- Trong những năm 1946-1949, cuộc nội chiến ở Trung Quốc giữa Đảng Cộng sản và Quốc dân Đảng bùng nổ. Lực lượng của Đảng Cộng sản được sự hậu thuẫn của Liên Xô, lực lượng của Quốc Dân Đảng được sự giúp đỡ của Mĩ.
+ Cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp (1945-1954) :
Ngày 23/9/1945, thực dân Pháp tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược trở lại các nước Đông Dương. Nhân dân Việt Nam, Lào và Campuchia đã đoàn kết kháng chiến chống Pháp. Cuối năm 1949, đầu năm 1950, Mĩ viện trợ cho Pháp và ngày càng can thiệp sau vào cuộc chiến tranh Đông Dương. Từ năm 1950, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam có sự ủng hộ, giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Chiến tranh Đông Dương ngày càng chỉ tác động của hai phe.
Hiệp định Giơ-ne-vơ đánh dấu thắng lợi của nhân dân Việt Nam, Lào và Campuchia, nhưng mặt khác cũng phản ánh mâu thuẫn gay gắt giữa hai phe.
+ Cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953)
Năm 1948, hai chính quyền ở Triều Tiên được thành lập: Hàn Quốc ở phía Nam và cộng hòa nhân dân Triều Tiên ở phía bắc được Mĩ và Liên Xô bảo trợ cho mỗi bên.
Tháng 6/1950, quân đội Bắc Triều Tiên mở cuộc tấn công xuống phía Nam. Tháng 9/1950 quân đội Mỹ với danh nghĩa "quân đội Liên hợp quốc" đã đổ bộ vào Triều Tiên, đánh chiếm miền Bắc Triều Tiên. Tháng 10/1950, quân đội Trung Quốc tiến vào Triều Tiên "kháng Mỹ viện Triều".
Cuộc chiến tranh Triều Tiên là sự đụng độ trực tiếp giữa hai phe, không phân thắng bại.