Bạn đã biết cách để làm quen và nói chuyện với một người nước ngoài trên bờ hồ, phố Cổ và xin họ dành thời gian cho mình. Thế nhưng, hãy tưởng tượng chúng ta đến các sự kiện. Hoặc đi gặp gỡ đối tác? Đi giao lưu tại những cuộc họp mặt có người nước ngoài. Trong những trường hợp này, bạn cần làm gì? Hãy cùng English Camp điểm qua một số cấu trúc làm quen với người nước ngoài trong lần đầu gặp gỡ ở các sự kiện nhé!
1. Chào hỏi, bắt chuyện
Nếu bạn là người chủ động bắt chuyện, hãy sử dụng các cấu trúc sau:
- I don’t think we have met before. My name is…
- Have you known me before? I am…
- Nice to meet you today. I am…
Đây là những cấu trúc vừa lịch sự lại tự nhiên nhất để bắt chuyện với người nước ngoài. Bạn nên giới thiệu ngay tên của mình để thể hiện sự tôn trọng và tin tưởng.
Nếu bạn là người được chủ động bắt chuyện, hãy đáp lại như sau:
- Pleased to meet you, my name’s…
- I’m so glad to meet you today. I am…
Và đừng quên bắt tay chào hỏi vì đó là phong tục của người phương Tây bạn nhé!
Cách làm quen người nước ngoài bằng tiếng Anh trong các sự kiện
2. Hỏi về thông tin
Trong các sự kiện, trao đổi về thông tin là yếu tố khá quan trọng. Tuy nhiên, hãy cẩn thận nếu không muốn vô tình hỏi những câu ngớ ngẩn. Nếu đó là một cuộc họp về công việc, hãy hỏi về thông tin nghề nghiệp của họ.
- What do you do now?
- “What company are you from, Mr/Ms…(name of your partner)” ?
- “Which company do you represent?”
- “What’s your line of business?”
- “Who do you work for?”
Hỏi về nghề nghiệp hoặc vị trí công tác là hoàn toàn bình thường. Nhưng hãy tránh bàn luận đến các vấn đề về tiền lương, chi phí bởi tính chất nhạy cảm của nó nhé!
Nếu đó là một sự kiện nghệ thuật, hoặc một buổi tiệc, bạn có thể hỏi họ về cảm nhận.
- How do you feel about this party tonight?
- Do you feel happy when coming here today?
Các thông tin cần phải tế nhị, lịch sự nhưng vẫn đảm bảo sự thân mật và thú vị.
3. Giới thiệu nhiều người với nhau
Trong một sự kiện, chắc chắn bạn không chỉ nói chuyện cùng một người. Giới thiệu mọi người với nhau là điều tất yếu xảy ra. Nếu bạn muốn giới thiệu người nước ngoài với một người bạn của mình, hãy sử dụng mẫu câu sau:
- Let me introduce you to someone.
Và tuân theo nguyên tắc sau: Giới thiệu người nước ngoài trước, kèm tên và chức vụ.
- Hey, Ly. This is Mr. Johnson who is director of ABC company.
Cách làm quen người nước ngoài bằng tiếng Anh trong các sự kiện
Giới thiệu bạn mình sau:
- And this is Ly, my colleague.
Theo văn hóa phương Tây, bạn giới thiệu người bề trên, lớn tuổi hoặc trang trọng hơn trước, giới thiệu người bề dưới sau. Trong trường hợp mình được giới thiệu, hãy bắt tay và chào người mới đến:
- How do you do, Mr/Ms…?
- Nice to meet you, Mr/Ms…!
4. Chuyển cách xưng hô để trở nên thân mật hơn
Sau khi chào hỏi và giới thiệu nghề nghiệp, thông thường, bạn nên khiến câu chuyện trở nên thoải mái hơn. Hãy bắt đầu từ việc thay đổi xưng hô. Thay vì gọi Mr/Ms, hãy yêu cầu người nước ngoài gọi tên mình.
- Please call me Nam.
- My name is Hoang Tien Nam, but you can call me Nam.
Người nước ngoài cũng có thể làm thế với bạn để khiến mối quan hệ trở nên gần gũi hơn.
Đây là những mẫu câu mở đầu bất kỳ một cuộc trò chuyện, làm quen nào với người nước ngoài trong các sự kiện. Nội dung cuộc đối thoại có thể thay đổi theo nhiều tình huống. Nhưng với cách mở đầu này, bạn sẽ luôn ghi điểm tối đa đối với người bản xứ đó!
1. Chào hỏi, bắt chuyện
Nếu bạn là người chủ động bắt chuyện, hãy sử dụng các cấu trúc sau:
- I don’t think we have met before. My name is…
- Have you known me before? I am…
- Nice to meet you today. I am…
Đây là những cấu trúc vừa lịch sự lại tự nhiên nhất để bắt chuyện với người nước ngoài. Bạn nên giới thiệu ngay tên của mình để thể hiện sự tôn trọng và tin tưởng.
Nếu bạn là người được chủ động bắt chuyện, hãy đáp lại như sau:
- Pleased to meet you, my name’s…
- I’m so glad to meet you today. I am…
Và đừng quên bắt tay chào hỏi vì đó là phong tục của người phương Tây bạn nhé!
Cách làm quen người nước ngoài bằng tiếng Anh trong các sự kiện
2. Hỏi về thông tin
Trong các sự kiện, trao đổi về thông tin là yếu tố khá quan trọng. Tuy nhiên, hãy cẩn thận nếu không muốn vô tình hỏi những câu ngớ ngẩn. Nếu đó là một cuộc họp về công việc, hãy hỏi về thông tin nghề nghiệp của họ.
- What do you do now?
- “What company are you from, Mr/Ms…(name of your partner)” ?
- “Which company do you represent?”
- “What’s your line of business?”
- “Who do you work for?”
Hỏi về nghề nghiệp hoặc vị trí công tác là hoàn toàn bình thường. Nhưng hãy tránh bàn luận đến các vấn đề về tiền lương, chi phí bởi tính chất nhạy cảm của nó nhé!
Nếu đó là một sự kiện nghệ thuật, hoặc một buổi tiệc, bạn có thể hỏi họ về cảm nhận.
- How do you feel about this party tonight?
- Do you feel happy when coming here today?
Các thông tin cần phải tế nhị, lịch sự nhưng vẫn đảm bảo sự thân mật và thú vị.
3. Giới thiệu nhiều người với nhau
Trong một sự kiện, chắc chắn bạn không chỉ nói chuyện cùng một người. Giới thiệu mọi người với nhau là điều tất yếu xảy ra. Nếu bạn muốn giới thiệu người nước ngoài với một người bạn của mình, hãy sử dụng mẫu câu sau:
- Let me introduce you to someone.
Và tuân theo nguyên tắc sau: Giới thiệu người nước ngoài trước, kèm tên và chức vụ.
- Hey, Ly. This is Mr. Johnson who is director of ABC company.
Cách làm quen người nước ngoài bằng tiếng Anh trong các sự kiện
Giới thiệu bạn mình sau:
- And this is Ly, my colleague.
Theo văn hóa phương Tây, bạn giới thiệu người bề trên, lớn tuổi hoặc trang trọng hơn trước, giới thiệu người bề dưới sau. Trong trường hợp mình được giới thiệu, hãy bắt tay và chào người mới đến:
- How do you do, Mr/Ms…?
- Nice to meet you, Mr/Ms…!
4. Chuyển cách xưng hô để trở nên thân mật hơn
Sau khi chào hỏi và giới thiệu nghề nghiệp, thông thường, bạn nên khiến câu chuyện trở nên thoải mái hơn. Hãy bắt đầu từ việc thay đổi xưng hô. Thay vì gọi Mr/Ms, hãy yêu cầu người nước ngoài gọi tên mình.
- Please call me Nam.
- My name is Hoang Tien Nam, but you can call me Nam.
Người nước ngoài cũng có thể làm thế với bạn để khiến mối quan hệ trở nên gần gũi hơn.
Đây là những mẫu câu mở đầu bất kỳ một cuộc trò chuyện, làm quen nào với người nước ngoài trong các sự kiện. Nội dung cuộc đối thoại có thể thay đổi theo nhiều tình huống. Nhưng với cách mở đầu này, bạn sẽ luôn ghi điểm tối đa đối với người bản xứ đó!