Chữ song hỷ đỏ
Người Trung Quốc lúc kết hôn đều phải dán hai chữ chữ “ Hỷ” đỏ thật to ở rất nhiều nơi như : trên tường, trên cửa sổ phòng tân hôn…. Mà hai chữ này nhất định phải viết song song, viết thành chữ “Hỷ” như thế này : 喜喜. Người ta gọi nó là chữ “Song hỷ”. Tập tục này có liên quan mật thiết đến nhà văn lớn đời Tống – Vương An Thạch.
Tương truyền, Vương An Thạch thời trẻ muốn đến kinh thành (nay là thành phố Khai Phong, tỉnh Hà Nam) để tham dự kỳ thi toàn quốc. người nhà của Vương An Thạch không yên tâm lắm, bèn nói cho Vương An Thạch nhìn thấy có rất nhiều người đang vây xung quanh cổng nhà Mã viên ngoại. Chàng ta bước đến gần xem thử, chỉ thấy trên cửa có treo một chiếc đèn kéo quân rất đẹp, bên cạnh còn có một vế đối : “ Tẩu mã đăng, đăng mã tẩu, đăng tức mã đình bộ” (Đèn “ngựa chạy” (đèn kéo quân), đèn ngựa cùng chạy, đèn tắt - ngựa dừng chân). Chàng bất giác khen rằng : “ Vế đối hay! Thật là một vế đối hay!” Lúc này, một lão bộc đứng bên cạnh bước ra khỏi đám đông, cúi rạp người trước Vương An Thạch, sau đó nói rằng :“ Tiên sinh, lão đã để ý đến ngài rất lâu rồi, lão vừa nhìn đã nhận ra ngài là một người có tài. Nay ngài đã nói vế đối này là vế đối hay, vậy lão xin nói thật với ngài, đây là vế đối trên do tiểu thư nhà lão đưa ra, nếu ai có thể đối ra được vế dưới thì người đó có thể cưới tiểu thư. Xin ngài đợi cho một lát, lão đây sẽ vào bẩm báo với lão gia”. Nói xong, ông ta liền đi vào.
Tuy Vương An Thạch, muốn đối ra vế dưới, nhưng chàng phải lập tức đi dự thi, hơn nữa, cậu chàng còn đang đợi ở nhà, cho nên, chàng không đợi ông lão đó ra, bèn lẳng lặng bỏ đi.
Hôm sau, Vương An Thạch đi dự thi, chẳng mấy chốc chàng đã làm xong bài thi và nộp lên. Quan chủ khảo xem kỹ bài thi của chàng, không kìm được, vô cùng tán thưởng, ông lập tức gọi Vương An Thạch đến và nói với chàng: “ Chàng trai trẻ, ta đã xem bài thi của ngươi, cảm thấy ngươi rất có tài, ngươi có thể đối một vế đối cho ta được không? “ Nói đoạn, ông chỉ vào lá cờ bên ngoài trường thi và đọc : “ Phi hổ kỳ, kỳ quyển hổ tàng thân” ( Cờ “hổ bay” (cờ ở quan phủ), cờ hổ cùng bay, cờ cuốn - hổ ẩn mình). Vương An Thạch vừa nghe, thoắt chốc đã nhớ đến vế đối ở nhà Mã viên ngoại, thế là chàng lập tức đói vế dưới : “Tẩu mã đăng, đăng mã tẩu, đăng tức mã đình bộ “ (Đèn “ ngựa chạy” (đèn kéo quân), đèn ngựa cùng chạy, đèn tắt - ngựa dừng chân). “Hay ! hay ! Ngươi quả là một chàng trai thông minh! Ngươi hãy về trước đợi công bố kết quả nhé!” Quan chủ khảo nói.
Vương An Thạch vui mừng trở về nhà cậu. Vừa bước vào cổng thì nhìn thây lão bộc nhà Mã viên ngoại hôm qua đang ngồi trong phòng khách. Hoá ra ông lão đã tìm đủ mọi cách để dò hỏi được nơi ở của Vương An Thạch, không ngoài mục đích chạy đến nhờ chàng đối câu đối. Vương An Thạch lúc này đã hoàn toàn nắm chắc, lập tức viết trên giấy vế đối của quan chủ khảo : “ Phi hổ kỳ, kỳ quyển hổ tàng thân” ( Cờ “hổ bay” (cờ ở quan phủ), cờ hổ cùng bay, cờ cuốn - hổ ẩn mình). Lão bộc cầm lấy mang về cho Mã viên ngoại và tiểu thư xem, họ đều rất hài lòng, lập tức quyết định đến nhà cậu của Vương An Thạch để đề nghị chuyện hôn nhân. Nhưng Vương An Thạch vẫn hơi do dự, người cậu hiểu được tâm sự của cháu, bèn cười nói với chàng: “ An Thạch, cháu yên tâm, tiểu thư này là tiểu thư khuê các rất nổi tiếng ở đây, nàng thông hiểu kinh sách, lễ nghĩa, dịu dàng, nết na, chắc chắn sẽ là một người vợ tốt”. Thế là nhà quyết định ba ngày sau sẽ tổ chức lễ cưới cho họ.
Ngày kết hôn đã đến rồi, mọi người vui mừng hớn hở đưa cô dâu chú rể vao động phòng. Độ nhiên, ngoài cửa sổ vẳng đến tiếng vó ngựa gấp rút, sau đó là một người lớn tiếng đến báo tin. “ Công tử nhà họ Vương – Vương An Thạch đã đỗ đầu bảng! “ Người của hai nhà vừa nghe, càng thêm vui mừng rạng rỡ, thế là hai nhà mở yến tiệc linh đình đãi khách. Lúc uống rượu, một người khách đứng lên đề nghị rằng: “Chà, hôm nay vừa là ngày đại hỷ kết hôn của Vương công tử, lại nhằm lúc đỗ đầu bảng vàng, thật là mừng lại thêm mừng! chúng ta làm thế nào để bày tỏ sự chúc mừng đây?” Cuối cùng, vẫn là Vương An Thạch nghĩ ra một biện pháp tuyệt hay, chàng dùng bút viết lên giấy đỏ một chữ to, dán lên trên của phòng tân hôn. Mọi người nhìn xem, hoá ra là chữ “Song Hỷ” gồm hai chữ “Hỷ” đặt song song cùng nhau.
Từ đó, lúc kết hôn hoặc ăn mừng, mọi người đều dán một chữ “song hỷ” để biểu thị sự chúc mừng, may mắn, lợi ích.
Người Trung Quốc lúc kết hôn đều phải dán hai chữ chữ “ Hỷ” đỏ thật to ở rất nhiều nơi như : trên tường, trên cửa sổ phòng tân hôn…. Mà hai chữ này nhất định phải viết song song, viết thành chữ “Hỷ” như thế này : 喜喜. Người ta gọi nó là chữ “Song hỷ”. Tập tục này có liên quan mật thiết đến nhà văn lớn đời Tống – Vương An Thạch.
Tương truyền, Vương An Thạch thời trẻ muốn đến kinh thành (nay là thành phố Khai Phong, tỉnh Hà Nam) để tham dự kỳ thi toàn quốc. người nhà của Vương An Thạch không yên tâm lắm, bèn nói cho Vương An Thạch nhìn thấy có rất nhiều người đang vây xung quanh cổng nhà Mã viên ngoại. Chàng ta bước đến gần xem thử, chỉ thấy trên cửa có treo một chiếc đèn kéo quân rất đẹp, bên cạnh còn có một vế đối : “ Tẩu mã đăng, đăng mã tẩu, đăng tức mã đình bộ” (Đèn “ngựa chạy” (đèn kéo quân), đèn ngựa cùng chạy, đèn tắt - ngựa dừng chân). Chàng bất giác khen rằng : “ Vế đối hay! Thật là một vế đối hay!” Lúc này, một lão bộc đứng bên cạnh bước ra khỏi đám đông, cúi rạp người trước Vương An Thạch, sau đó nói rằng :“ Tiên sinh, lão đã để ý đến ngài rất lâu rồi, lão vừa nhìn đã nhận ra ngài là một người có tài. Nay ngài đã nói vế đối này là vế đối hay, vậy lão xin nói thật với ngài, đây là vế đối trên do tiểu thư nhà lão đưa ra, nếu ai có thể đối ra được vế dưới thì người đó có thể cưới tiểu thư. Xin ngài đợi cho một lát, lão đây sẽ vào bẩm báo với lão gia”. Nói xong, ông ta liền đi vào.
Tuy Vương An Thạch, muốn đối ra vế dưới, nhưng chàng phải lập tức đi dự thi, hơn nữa, cậu chàng còn đang đợi ở nhà, cho nên, chàng không đợi ông lão đó ra, bèn lẳng lặng bỏ đi.
Hôm sau, Vương An Thạch đi dự thi, chẳng mấy chốc chàng đã làm xong bài thi và nộp lên. Quan chủ khảo xem kỹ bài thi của chàng, không kìm được, vô cùng tán thưởng, ông lập tức gọi Vương An Thạch đến và nói với chàng: “ Chàng trai trẻ, ta đã xem bài thi của ngươi, cảm thấy ngươi rất có tài, ngươi có thể đối một vế đối cho ta được không? “ Nói đoạn, ông chỉ vào lá cờ bên ngoài trường thi và đọc : “ Phi hổ kỳ, kỳ quyển hổ tàng thân” ( Cờ “hổ bay” (cờ ở quan phủ), cờ hổ cùng bay, cờ cuốn - hổ ẩn mình). Vương An Thạch vừa nghe, thoắt chốc đã nhớ đến vế đối ở nhà Mã viên ngoại, thế là chàng lập tức đói vế dưới : “Tẩu mã đăng, đăng mã tẩu, đăng tức mã đình bộ “ (Đèn “ ngựa chạy” (đèn kéo quân), đèn ngựa cùng chạy, đèn tắt - ngựa dừng chân). “Hay ! hay ! Ngươi quả là một chàng trai thông minh! Ngươi hãy về trước đợi công bố kết quả nhé!” Quan chủ khảo nói.
Vương An Thạch vui mừng trở về nhà cậu. Vừa bước vào cổng thì nhìn thây lão bộc nhà Mã viên ngoại hôm qua đang ngồi trong phòng khách. Hoá ra ông lão đã tìm đủ mọi cách để dò hỏi được nơi ở của Vương An Thạch, không ngoài mục đích chạy đến nhờ chàng đối câu đối. Vương An Thạch lúc này đã hoàn toàn nắm chắc, lập tức viết trên giấy vế đối của quan chủ khảo : “ Phi hổ kỳ, kỳ quyển hổ tàng thân” ( Cờ “hổ bay” (cờ ở quan phủ), cờ hổ cùng bay, cờ cuốn - hổ ẩn mình). Lão bộc cầm lấy mang về cho Mã viên ngoại và tiểu thư xem, họ đều rất hài lòng, lập tức quyết định đến nhà cậu của Vương An Thạch để đề nghị chuyện hôn nhân. Nhưng Vương An Thạch vẫn hơi do dự, người cậu hiểu được tâm sự của cháu, bèn cười nói với chàng: “ An Thạch, cháu yên tâm, tiểu thư này là tiểu thư khuê các rất nổi tiếng ở đây, nàng thông hiểu kinh sách, lễ nghĩa, dịu dàng, nết na, chắc chắn sẽ là một người vợ tốt”. Thế là nhà quyết định ba ngày sau sẽ tổ chức lễ cưới cho họ.
Ngày kết hôn đã đến rồi, mọi người vui mừng hớn hở đưa cô dâu chú rể vao động phòng. Độ nhiên, ngoài cửa sổ vẳng đến tiếng vó ngựa gấp rút, sau đó là một người lớn tiếng đến báo tin. “ Công tử nhà họ Vương – Vương An Thạch đã đỗ đầu bảng! “ Người của hai nhà vừa nghe, càng thêm vui mừng rạng rỡ, thế là hai nhà mở yến tiệc linh đình đãi khách. Lúc uống rượu, một người khách đứng lên đề nghị rằng: “Chà, hôm nay vừa là ngày đại hỷ kết hôn của Vương công tử, lại nhằm lúc đỗ đầu bảng vàng, thật là mừng lại thêm mừng! chúng ta làm thế nào để bày tỏ sự chúc mừng đây?” Cuối cùng, vẫn là Vương An Thạch nghĩ ra một biện pháp tuyệt hay, chàng dùng bút viết lên giấy đỏ một chữ to, dán lên trên của phòng tân hôn. Mọi người nhìn xem, hoá ra là chữ “Song Hỷ” gồm hai chữ “Hỷ” đặt song song cùng nhau.
Từ đó, lúc kết hôn hoặc ăn mừng, mọi người đều dán một chữ “song hỷ” để biểu thị sự chúc mừng, may mắn, lợi ích.