Kể chuyện là một cách hay giúp bạn trình bày thành tích của mình một cách tự nhiên nhất đối với NTD. Bạn có thể phát triển mỗi thành tích đạt được thành một câu chuyện nhỏ qua đó bạn cho biết mình đã vượt qua những thách thức trong công việc như thế nào, bạn đã có kế hoạch gì để vượt qua những thử thách đó và điều đó đã tạo ra những ảnh hưởng tích cực và quan trọng như thế nào.
3 bước đơn giản sau đây sẽ giúp bạn xây dựng câu chuyện về thành tích mà bạn đã đạt được trong công việc trước đây thật hấp dẫn và thuyết phục đối với NTD:
1. Mô tả thách thức trong công việc mà bạn đã đương đầu
Công ty gặp khó khăn gì khi bạn đảm nhiệm vị trí ABC này?
Bạn đặt ra những mục tiêu nào ở cương vị giám đốc kinh doanh của công ty XYZ?
Đây là 2 câu hỏi gợi ý lý tưởng giúp bạn mô tả thách thức trong công việc mà bạn đã giải quyết một cách tốt đẹp.
Thật là cơ hội hiếm có để bạn phát huy khả năng vượt “chướng ngại vật” của mình.
Bạn đừng ngại ngần tiết lộ cho NTD biết trước đây bạn đã làm được gì cho công ty cũ.
Ví dụ, bạn có thể viết “Thị phần công ty đang sụt giảm đến mức nghiêm trọng khi tôi gia nhập công ty. Đội Marketing do tôi lãnh đạo đã đặt ra mục tiêu gia tăng thị phần lên 5% và mức độ hài lòng của khách hàng lên 10% trong vòng 6 tháng.”
2. Mô tả kế hoạch chiến lược để xử lý khó khăn
Bạn đã xử lý khó khăn gặp phải như thế nào? Bạn đã dùng những nguồn lực nào để xử lý khó khăn?
Bạn đã sử dụng những chiến lược mới nào?
NTD luôn muốn biết khả năng giải quyết khó khăn của ứng viên có tốt hay không. Bạn sẽ dựa trên các câu hỏi trên để trình bày khả năng giải quyết khó khăn của mình.
Ví dụ “Tôi đã lãnh đạo đội Marketing thực hiện các chiến lược tiếp thị mới, phân tích tác động của chương trình quảng cáo trên TV, đánh giá kết quả đạt được từ toàn bộ chương trình marketing. Đặc biệt, nhóm chúng tôi đã tìm ra nhiều khách hàng tiềm năng mà các đối thủ chưa biết đến.”
Bằng cách mô tả kế hoạch xử lý khó khăn theo dạng câu chuyện, bạn sẽ khéo léo lôi cuốn NTD chú tâm theo dõi thành tích của bạn.
Lưu ý: dù bạn cần thuyết phục NTD về khả năng “hàng sao” của mình, điều đó không có nghĩa là bạn sẽ trình bày trong hồ sơ mọi chi tiết nhỏ nhặt về mỗi kinh nghiệm làm việc của bạn. Thay vào đó, bạn hãy mô tả tổng quát các bước chính bạn đã thực hiện để đạt được những thành quả ấn tượng đó.
3. Định lượng và định tính kết quả đạt được
Bạn đã đạt được những thành quả nào ảnh hưởng lớn đối với công ty?
Kế hoạch của bạn thành công như thế nào?
Hãy đảm bảo rằng các mô tả của bạn đi thẳng vào vấn đề. Đừng “vòng vo tam quốc”. Bạn chỉ cần lấy ra những ý chính yếu nhất của mỗi thành quả đạt được và tóm tắt các điểm chính trong 2 đến 3 câu.
Bạn hãy nhớ đừng để những ý đắt giá nhất ở cuối câu mô tả thành tích của bạn nhé. Hãy đặt ngay “viên kim cương” này ở vị trí đầu câu. Điều đó sẽ tại ấn tượng tích cực ngay cho NTD.
Ví dụ “Chương trình Marketing đã thành công ngoài sức tưởng tượng. Chương trình góp phần tăng doanh số công ty lên 7% và tỉ lệ khách hàng mới tăng trên 10%. Nhóm khách hàng mới chính là những công ty lớn tiêu thụ rất nhiều sản phẩm đa dạng của công ty”.
Điều quan trọng bạn cần nhớ là song song với trình bày các thành tích bạn cần thể hiện một bức tranh tổng thể về những đóng góp quan trọng trong công việc trước đây của bạn. NTD cần nắm rõ quá trình làm việc của bạn trước khi “nghe” bạn đi sâu mô tả cụ thể các thành tích.
Ví dụ “Tôi đã giúp tái cơ cấu thành công hệ thống nhân sự của công ty, hỗ trợ hiệu quả các phòng ban trong công tác tuyển dụng và giữ chân nhân viên giỏi, đề ra những chế độ lương bổng và tưởng thưởng được ban giám đốc và toàn thể nhân viên ủng hộ và đánh giá cao.”
3 bước đơn giản sau đây sẽ giúp bạn xây dựng câu chuyện về thành tích mà bạn đã đạt được trong công việc trước đây thật hấp dẫn và thuyết phục đối với NTD:
1. Mô tả thách thức trong công việc mà bạn đã đương đầu
Công ty gặp khó khăn gì khi bạn đảm nhiệm vị trí ABC này?
Bạn đặt ra những mục tiêu nào ở cương vị giám đốc kinh doanh của công ty XYZ?
Đây là 2 câu hỏi gợi ý lý tưởng giúp bạn mô tả thách thức trong công việc mà bạn đã giải quyết một cách tốt đẹp.
Thật là cơ hội hiếm có để bạn phát huy khả năng vượt “chướng ngại vật” của mình.
Bạn đừng ngại ngần tiết lộ cho NTD biết trước đây bạn đã làm được gì cho công ty cũ.
Ví dụ, bạn có thể viết “Thị phần công ty đang sụt giảm đến mức nghiêm trọng khi tôi gia nhập công ty. Đội Marketing do tôi lãnh đạo đã đặt ra mục tiêu gia tăng thị phần lên 5% và mức độ hài lòng của khách hàng lên 10% trong vòng 6 tháng.”
2. Mô tả kế hoạch chiến lược để xử lý khó khăn
Bạn đã xử lý khó khăn gặp phải như thế nào? Bạn đã dùng những nguồn lực nào để xử lý khó khăn?
Bạn đã sử dụng những chiến lược mới nào?
NTD luôn muốn biết khả năng giải quyết khó khăn của ứng viên có tốt hay không. Bạn sẽ dựa trên các câu hỏi trên để trình bày khả năng giải quyết khó khăn của mình.
Ví dụ “Tôi đã lãnh đạo đội Marketing thực hiện các chiến lược tiếp thị mới, phân tích tác động của chương trình quảng cáo trên TV, đánh giá kết quả đạt được từ toàn bộ chương trình marketing. Đặc biệt, nhóm chúng tôi đã tìm ra nhiều khách hàng tiềm năng mà các đối thủ chưa biết đến.”
Bằng cách mô tả kế hoạch xử lý khó khăn theo dạng câu chuyện, bạn sẽ khéo léo lôi cuốn NTD chú tâm theo dõi thành tích của bạn.
Lưu ý: dù bạn cần thuyết phục NTD về khả năng “hàng sao” của mình, điều đó không có nghĩa là bạn sẽ trình bày trong hồ sơ mọi chi tiết nhỏ nhặt về mỗi kinh nghiệm làm việc của bạn. Thay vào đó, bạn hãy mô tả tổng quát các bước chính bạn đã thực hiện để đạt được những thành quả ấn tượng đó.
3. Định lượng và định tính kết quả đạt được
Bạn đã đạt được những thành quả nào ảnh hưởng lớn đối với công ty?
Kế hoạch của bạn thành công như thế nào?
Hãy đảm bảo rằng các mô tả của bạn đi thẳng vào vấn đề. Đừng “vòng vo tam quốc”. Bạn chỉ cần lấy ra những ý chính yếu nhất của mỗi thành quả đạt được và tóm tắt các điểm chính trong 2 đến 3 câu.
Bạn hãy nhớ đừng để những ý đắt giá nhất ở cuối câu mô tả thành tích của bạn nhé. Hãy đặt ngay “viên kim cương” này ở vị trí đầu câu. Điều đó sẽ tại ấn tượng tích cực ngay cho NTD.
Ví dụ “Chương trình Marketing đã thành công ngoài sức tưởng tượng. Chương trình góp phần tăng doanh số công ty lên 7% và tỉ lệ khách hàng mới tăng trên 10%. Nhóm khách hàng mới chính là những công ty lớn tiêu thụ rất nhiều sản phẩm đa dạng của công ty”.
Điều quan trọng bạn cần nhớ là song song với trình bày các thành tích bạn cần thể hiện một bức tranh tổng thể về những đóng góp quan trọng trong công việc trước đây của bạn. NTD cần nắm rõ quá trình làm việc của bạn trước khi “nghe” bạn đi sâu mô tả cụ thể các thành tích.
Ví dụ “Tôi đã giúp tái cơ cấu thành công hệ thống nhân sự của công ty, hỗ trợ hiệu quả các phòng ban trong công tác tuyển dụng và giữ chân nhân viên giỏi, đề ra những chế độ lương bổng và tưởng thưởng được ban giám đốc và toàn thể nhân viên ủng hộ và đánh giá cao.”