Cây hoa hòe là loại dược liệu được sử dụng rất rộng rãi trong Y Học Cổ Truyền. Vậy hoa hòe có tác dụng chữa bệnh gì và nên dùng nó thế nào cho hiệu quả, an toàn?
Vài nét chung về cây hoa hòe
Hoa hòe thuộc họ Đậu (Fabaceae) và nó có tên gọi khoa học là Styphnolobium japonicum (L.) Schott. Loại dược liệu này vị đắng nhẹ với có mùi thơm đặc trưng. Thành phần của nó có chứa nhiều loại hợp chất phytonutrient có hoạt tính cao và rất tốt cho sức khỏe. Trong đó phải đặc biệt kể đến Flavonoid, oxymatrine và troxerutin – 2 loại hợp chất đóng vai trò chống oxy hóa mạnh mẽ hỗ trợ sức khỏe hệ tuần hoàn rất tốt.
Nụ hoa hoè chính là bộ phận tốt nhất được dùng làm dược liệu, nó được thu hoạch khi chưa nở thành hoa. Trong nụ hoa hoè có chứa hàm lượng chất Rutin cao nhất và sẽ giảm đi nhiều khi nở thành hoa. Sau đó phơi hoặc sấy khô để dùng như thuốc điều trị một số bệnh lý hoặc dùng để pha như trà uống hàng ngày với tác dụng thanh nhiệt và giải độc.
Hoa hòe là loại dược liệu quý được dùng trong Y học Cổ truyền
Hoa hòe có tác dụng gì?
Hoa hòe giúp cải thiện sức khỏe tim mạch
Hợp chất Oxymatrine có trong nụ hoa hòe mang tới lợi ích bảo vệ, cải thiện chức năng của tim. Chưa hết, nó còn thúc đẩy các mạch máu khỏe mạnh cũng như hệ tim mạch tổng thể.
Hoa hòe hỗ trợ điều trị chứng cao huyết áp
Thành phần Rutin (một hợp chất Glycosid thuộc nhóm Flavonoid Aglycon) được chiết xuất từ hoa hòe là một loại vitamin P. Nó vẫn được biết đến với tác dụng làm bền vững thành mạch và cải thiện sức chịu đựng của các mao mạch.
Đây cũng chính là lý do tại sao hoa hòe được sử dụng như một biện pháp ổn định huyết áp, giảm huyết áp ở những bệnh nhân bị huyết áp cao. Từ đó giúp phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của huyết áp cao như: xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim…
Hoa hòe chữa bệnh xuất huyết
Hoạt chất rutin (chiếm tới 34% hàm lượng trong hoa hòe) không chỉ giúp hỗ trợ điều trị bệnh lý tăng huyết áp mà còn có khả năng giúp giảm tính thấm của các thành mạch cũng như tăng cường độ bền vững của mao mạch. Nhờ đó, giúp cầm máu hiệu quả trong các trường hợp như: chảy máu cam, đại tiện ra máu, trĩ ra máu.
Hoa hòe được Đông y sử dụng để trị bệnh trĩ
Hợp chất Troxerutin được chiết xuất từ hoa hòe có đặc tính vận mạch nên rất tốt đối với những người bị bệnh trĩ. Trong khi đó, hoạt chất Oxymatrine vốn được biết đến với công dụng giảm sưng do mạch máu suy yếu.
Tuy nhiên, bạn cũng nên biết rằng: việc sử dụng hoa hoè để hỗ trợ cải thiện bệnh trĩ sẽ cần tới thời gian và sự kiên trì. Bên cạnh đó, cũng cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng khoa học và thói quen sinh hoạt hợp lý.
Hoa hòe giúp trị viêm khớp hiệu quả
Nhiều nghiên cứu tiền lâm sàng và lâm sàng đã thu được kết quả tích cực về việc các thành phần hoạt chất trong hoa hòe có tác dụng giảm sưng và viêm khi thử nghiệm trên chuột cũng như trên những người bệnh bị viêm khớp mạn tính. Để đạt được tác dụng điều trị viêm khớp hiệu quả thì cần sự kết hợp với các liệu pháp khác và đi kèm với chế độ luyện tập, dinh dưỡng khoa học.
Hoa hòe giúp cải thiện chứng mất ngủ, giúp ngủ ngon hơn
Theo Đông y cũng như nhiều chuyên gia thì hoa hoè có tính mát, khả năng thanh nhiệt, lương huyết an thần. Do đó, khi sử dụng loại dược liệu này sẽ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, người bệnh dễ đi vào giấc ngủ hơn.
Hoa hòe hỗ trợ giảm cân
Là loại dược liệu được sử dụng rộng rãi, không chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh lý, hoa hoè còn được đông đảo chị em phụ nữ dùng để giảm cân. Việc sử dụng trà hoa hoè thường xuyên ngoài việc thanh nhiệt, giải độc còn góp phần làm giảm lượng mỡ trong máu, kiểm soát quá trình trao đổi chất, điều chỉnh và cân bằng trọng lượng của cơ thể và đặc biệt là giảm hiện tượng bám dính của các chất béo trong mô gan.
Hoa hòe có tính mát và thanh nhiệt, giải độc, lương huyết an thần nên giúp bạn ngủ ngon hơn
Tham khảo những cách dùng hoa hòe chữa cao huyết áp hiệu quả
Một số bài thuốc điều trị cao huyết áp từ hoa hòe khá hiệu quả mà bạn có thể tham khảo và áp dụng như:
Cách 1:
- Hoa hòe sao vàng: 15g
- Sắc uống mỗi ngày, hoặc cũng có thể h.ãm trà để uống.
Cách 2:
- Chuẩn bị hoa hòe và Hy thiêm thảo (cỏ Hy thiêm): 20 – 40g tùy theo tình trạng bệnh lý.
- Sắc lấy nước đặc uống hàng ngày, kiên trì sử dụng cho đến khi huyết áp được ổn định.
Cách 3:
- Cần chuẩn bị: Hoa hòe 25g, Tang ký sinh (cây kí sinh trên cây dâu tằm) 25g, hạ thảo khô 20g, xuyên khung 20g, địa long 15g.
- Sắc các vị thuốc kể trên để uống hàng ngày.
Cách 4:
- Sử dụng hoa hòe 15g, sung úy tử (Ích mẫu thảo tử) 15g, cát căn 30g.
- Sắc các loại trên trong nồi, uống 1 thang mỗi ngày.
Chú ý: nếu bị đau tức ngực thì có thể cân nhắc gia giảm thêm các vị: đan sâm 12g, hà thủ ô 12g .
Nếu có biểu hiện mất ngủ, trống ngực đập nhanh, hồi hộp thì bổ sung thêm Toan táo nhân 15g.
Một số bài thuốc Y Học Cổ Truyền từ hoa hòe được sử dụng rộng rãi
- Bài thuốc từ hoa hoè trị trĩ xuất huyết, chảy máu cam: Nụ hòe 10g, ngải diệp 10g, trắc bách diệp 10g. Sao cháy tất cả, sau đó sắc uống 1 thang hàng ngày.
- Bài thuốc từ hoa hoè trị tăng huyết áp, đau mắt: Nụ hòe sao vàng 10g, lá sen 10g, cúc hoa vàng 4g. Tất cả đều sắc chung thành 1 thang mỗi ngày để uống.
- Bài thuốc từ hoa hoè trị đại tiểu tiện ra máu: Hoa hòe 20g, trắc bách diệp 20g, kinh giới 8g, hoàng liên 8g. Sắc những loại này chung với nhau, 1 thang chia làm 2 lần uống/ngày.
- Trị đi ngoài ra máu, huyết áp cao, các trường hợp huyết nhiệt, mao mạch giòn: Hoa hoè sao vàng 8g, thảo quyết minh sao vàng 8g h.ãm chung thành trà để ống trong nhiều ngày .
- Trị viêm ruột, trĩ nội từ quả hoè: Quả hòe sao đen 100g, kim ngân hoa 100g, cam thảo 10g, nghệ vàng 10g. Tán bột mịn các vị thuốc này rồi chia thành 3 lần uống/ngày. Mỗi lần dùng lượng khoảng 8 – 10g.
Những lưu ý khi dùng hoa hoè để đảm bảo hiệu quả và an toàn
Với những lợi ích kể trên của hoa hoè, loại dược liệu này ngày càng được sử dụng phổ biến hơn. Tuy nhiên, điều đáng nói là có không nhiều người sử dụng đúng cách. Thực tế có nhiều trường hợp do thiếu kinh nghiệm mà sử dụng bất chấp, quá liều lượng, tự ý kết hợp gây nên nhiều nguy hại đối với sức khỏe. Một số đối tượng nên thận trọng khi sử dụng hoa hoè
- Những người tỳ vị hư hàn (hay đau bụng, kém ăn, khó tiêu) thận trọng khi dùng hoa hoè: Lý do là vì hoa hoè có tính hàn nên không thích hợp dùng cho người có cơ địa hàn. Nếu sử dụng thì cần tham khảo ý kiến của các lương y/ thầy thuốc giàu kiến thức y học trong quá trình điều trị.
- Trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai và cho con bú: Đây là những đối tượng hết sức nhạy cảm và dễ bị tác động tiêu cực. Do đó, nếu muốn dùng hoa hoè thì nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc.
- Người huyết áp quá thấp: với tác dụng hạ huyết áp, dùng hoa hoè ho nhóm đối tượng này có thể gây choáng váng, chóng mặt.
Những câu hỏi thường gặp khi sử dụng hoa hoè
Nên chọn hoa hòe sao đen hay vàng thì tốt hơn?
Hoa hoè sao thường được bắt gặp ở dạng sao vàng và sao đen. Do đó, nhiều người thắc mắc về việc nụ hoa hoè sao đen hay sao vàng thì tốt hơn? Tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng để trị bệnh thì chúng ta sẽ chọn loại cho phù hợp. Cụ thể:
- Hoa hoè sao vàng: thích hợp với các trường hợp trị bệnh tăng huyết áp đột ngột, đau mắt…
- Hoa hoè sao đen: thích hợp với các trường hợp trị bệnh chảy máu cam, đau mắt, đau đầu, choáng váng, đi ngoài ra máu…
Người bị huyết áp thấp có uống được hoa hòe không?
Như đã nói trước đó, hoa hòe chứa các hoạt chất giúp hạ huyết áp nên nếu dùng cho người bị huyết áp thấp thì sẽ gây nên tình trạng choáng váng, hoa mắt, buồn nôn… rất nguy hiểm. Do đó, nếu bị huyết áp thấp thì không nên dùng hoa hoè.
Sử dụng hoa hòe có làm ảnh hưởng tới dạ dày không?
Đối với những người có bệnh lý về dạ dày thì khi sử dụng bất cứ loại thực phẩm hay loại thuốc trị bệnh nào cũng cần lưu ý tới những tác động của nó đối với dạ dày.
Hoa hòe chứa nhiều dưỡng chất được đánh giá là có khả năng hỗ trợ đường tiêu hóa hiệu quả. Cụ thể là kích thích quá trình tiết dịch tại ruột già, bảo vệ vùng niêm mạc, làm giảm các triệu chứng của bệnh tiêu chảy.
Chưa hết, hợp chất Rutin có trong hoa hòe còn giúp giảm lực cơ trơn tại đại tràng, có tác dụng làm giảm các cơn đau co thắt đại tràng.
Vì thế, người bị bệnh lý về dạ dày có thể yên tâm sử dụng hoa hoè vì nó không gây hại hoặc có tác dụng tiêu cực nào đối với dạ dày.
Theo nhiều kinh nghiệm từ dân gian, hoa hòe còn được sử dụng trong việc hỗ trợ điều trị ung thư, đặc biệt là ung thư dạ dày.
Theo nhiều nghiên cứu khoa học, hợp chất Quercetin trong hoa hoè có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa. Từ đó, làm giảm quá trình tăng sinh không kiểm soát của tế bào và gây chết tế bào theo lập trình nên nó có khả năng chống lại sự phát triển của tế bào ung thư.
Hoa hòe chống ung thư dạ dày
Tác dụng của hoa hòe đối với phụ nữ
Theo Đông y, hoa hòe có tác dụng cầm máu rất tốt, nên có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng rong kinh, băng huyết ở nữ giới.
Với những thông tin kể trên, có thể thấy được rằng hoa hoè là loại dược liệu giúp giảm huyết áp cũng như cải thiện nhiều bệnh lý khác nhau. Nó được đánh giá là khá lành tính. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng cũng nên cân nhắc và tham khảo ý kiến của thầy thuốc để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho sức khỏe. Hi vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về loại thuốc quý hiếm này để sử dụng đúng cách, bảo vệ sức khoẻ.
Vài nét chung về cây hoa hòe
Hoa hòe thuộc họ Đậu (Fabaceae) và nó có tên gọi khoa học là Styphnolobium japonicum (L.) Schott. Loại dược liệu này vị đắng nhẹ với có mùi thơm đặc trưng. Thành phần của nó có chứa nhiều loại hợp chất phytonutrient có hoạt tính cao và rất tốt cho sức khỏe. Trong đó phải đặc biệt kể đến Flavonoid, oxymatrine và troxerutin – 2 loại hợp chất đóng vai trò chống oxy hóa mạnh mẽ hỗ trợ sức khỏe hệ tuần hoàn rất tốt.
Nụ hoa hoè chính là bộ phận tốt nhất được dùng làm dược liệu, nó được thu hoạch khi chưa nở thành hoa. Trong nụ hoa hoè có chứa hàm lượng chất Rutin cao nhất và sẽ giảm đi nhiều khi nở thành hoa. Sau đó phơi hoặc sấy khô để dùng như thuốc điều trị một số bệnh lý hoặc dùng để pha như trà uống hàng ngày với tác dụng thanh nhiệt và giải độc.
Hoa hòe là loại dược liệu quý được dùng trong Y học Cổ truyền
Hoa hòe có tác dụng gì?
Hoa hòe giúp cải thiện sức khỏe tim mạch
Hợp chất Oxymatrine có trong nụ hoa hòe mang tới lợi ích bảo vệ, cải thiện chức năng của tim. Chưa hết, nó còn thúc đẩy các mạch máu khỏe mạnh cũng như hệ tim mạch tổng thể.
Hoa hòe hỗ trợ điều trị chứng cao huyết áp
Thành phần Rutin (một hợp chất Glycosid thuộc nhóm Flavonoid Aglycon) được chiết xuất từ hoa hòe là một loại vitamin P. Nó vẫn được biết đến với tác dụng làm bền vững thành mạch và cải thiện sức chịu đựng của các mao mạch.
Đây cũng chính là lý do tại sao hoa hòe được sử dụng như một biện pháp ổn định huyết áp, giảm huyết áp ở những bệnh nhân bị huyết áp cao. Từ đó giúp phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của huyết áp cao như: xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim…
Hoa hòe chữa bệnh xuất huyết
Hoạt chất rutin (chiếm tới 34% hàm lượng trong hoa hòe) không chỉ giúp hỗ trợ điều trị bệnh lý tăng huyết áp mà còn có khả năng giúp giảm tính thấm của các thành mạch cũng như tăng cường độ bền vững của mao mạch. Nhờ đó, giúp cầm máu hiệu quả trong các trường hợp như: chảy máu cam, đại tiện ra máu, trĩ ra máu.
Hoa hòe được Đông y sử dụng để trị bệnh trĩ
Hợp chất Troxerutin được chiết xuất từ hoa hòe có đặc tính vận mạch nên rất tốt đối với những người bị bệnh trĩ. Trong khi đó, hoạt chất Oxymatrine vốn được biết đến với công dụng giảm sưng do mạch máu suy yếu.
Tuy nhiên, bạn cũng nên biết rằng: việc sử dụng hoa hoè để hỗ trợ cải thiện bệnh trĩ sẽ cần tới thời gian và sự kiên trì. Bên cạnh đó, cũng cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng khoa học và thói quen sinh hoạt hợp lý.
Hoa hòe giúp trị viêm khớp hiệu quả
Nhiều nghiên cứu tiền lâm sàng và lâm sàng đã thu được kết quả tích cực về việc các thành phần hoạt chất trong hoa hòe có tác dụng giảm sưng và viêm khi thử nghiệm trên chuột cũng như trên những người bệnh bị viêm khớp mạn tính. Để đạt được tác dụng điều trị viêm khớp hiệu quả thì cần sự kết hợp với các liệu pháp khác và đi kèm với chế độ luyện tập, dinh dưỡng khoa học.
Hoa hòe giúp cải thiện chứng mất ngủ, giúp ngủ ngon hơn
Theo Đông y cũng như nhiều chuyên gia thì hoa hoè có tính mát, khả năng thanh nhiệt, lương huyết an thần. Do đó, khi sử dụng loại dược liệu này sẽ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, người bệnh dễ đi vào giấc ngủ hơn.
Hoa hòe hỗ trợ giảm cân
Là loại dược liệu được sử dụng rộng rãi, không chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh lý, hoa hoè còn được đông đảo chị em phụ nữ dùng để giảm cân. Việc sử dụng trà hoa hoè thường xuyên ngoài việc thanh nhiệt, giải độc còn góp phần làm giảm lượng mỡ trong máu, kiểm soát quá trình trao đổi chất, điều chỉnh và cân bằng trọng lượng của cơ thể và đặc biệt là giảm hiện tượng bám dính của các chất béo trong mô gan.
Hoa hòe có tính mát và thanh nhiệt, giải độc, lương huyết an thần nên giúp bạn ngủ ngon hơn
Tham khảo những cách dùng hoa hòe chữa cao huyết áp hiệu quả
Một số bài thuốc điều trị cao huyết áp từ hoa hòe khá hiệu quả mà bạn có thể tham khảo và áp dụng như:
Cách 1:
- Hoa hòe sao vàng: 15g
- Sắc uống mỗi ngày, hoặc cũng có thể h.ãm trà để uống.
Cách 2:
- Chuẩn bị hoa hòe và Hy thiêm thảo (cỏ Hy thiêm): 20 – 40g tùy theo tình trạng bệnh lý.
- Sắc lấy nước đặc uống hàng ngày, kiên trì sử dụng cho đến khi huyết áp được ổn định.
Cách 3:
- Cần chuẩn bị: Hoa hòe 25g, Tang ký sinh (cây kí sinh trên cây dâu tằm) 25g, hạ thảo khô 20g, xuyên khung 20g, địa long 15g.
- Sắc các vị thuốc kể trên để uống hàng ngày.
Cách 4:
- Sử dụng hoa hòe 15g, sung úy tử (Ích mẫu thảo tử) 15g, cát căn 30g.
- Sắc các loại trên trong nồi, uống 1 thang mỗi ngày.
Chú ý: nếu bị đau tức ngực thì có thể cân nhắc gia giảm thêm các vị: đan sâm 12g, hà thủ ô 12g .
Nếu có biểu hiện mất ngủ, trống ngực đập nhanh, hồi hộp thì bổ sung thêm Toan táo nhân 15g.
Một số bài thuốc Y Học Cổ Truyền từ hoa hòe được sử dụng rộng rãi
- Bài thuốc từ hoa hoè trị trĩ xuất huyết, chảy máu cam: Nụ hòe 10g, ngải diệp 10g, trắc bách diệp 10g. Sao cháy tất cả, sau đó sắc uống 1 thang hàng ngày.
- Bài thuốc từ hoa hoè trị tăng huyết áp, đau mắt: Nụ hòe sao vàng 10g, lá sen 10g, cúc hoa vàng 4g. Tất cả đều sắc chung thành 1 thang mỗi ngày để uống.
- Bài thuốc từ hoa hoè trị đại tiểu tiện ra máu: Hoa hòe 20g, trắc bách diệp 20g, kinh giới 8g, hoàng liên 8g. Sắc những loại này chung với nhau, 1 thang chia làm 2 lần uống/ngày.
- Trị đi ngoài ra máu, huyết áp cao, các trường hợp huyết nhiệt, mao mạch giòn: Hoa hoè sao vàng 8g, thảo quyết minh sao vàng 8g h.ãm chung thành trà để ống trong nhiều ngày .
- Trị viêm ruột, trĩ nội từ quả hoè: Quả hòe sao đen 100g, kim ngân hoa 100g, cam thảo 10g, nghệ vàng 10g. Tán bột mịn các vị thuốc này rồi chia thành 3 lần uống/ngày. Mỗi lần dùng lượng khoảng 8 – 10g.
Những lưu ý khi dùng hoa hoè để đảm bảo hiệu quả và an toàn
Với những lợi ích kể trên của hoa hoè, loại dược liệu này ngày càng được sử dụng phổ biến hơn. Tuy nhiên, điều đáng nói là có không nhiều người sử dụng đúng cách. Thực tế có nhiều trường hợp do thiếu kinh nghiệm mà sử dụng bất chấp, quá liều lượng, tự ý kết hợp gây nên nhiều nguy hại đối với sức khỏe. Một số đối tượng nên thận trọng khi sử dụng hoa hoè
- Những người tỳ vị hư hàn (hay đau bụng, kém ăn, khó tiêu) thận trọng khi dùng hoa hoè: Lý do là vì hoa hoè có tính hàn nên không thích hợp dùng cho người có cơ địa hàn. Nếu sử dụng thì cần tham khảo ý kiến của các lương y/ thầy thuốc giàu kiến thức y học trong quá trình điều trị.
- Trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai và cho con bú: Đây là những đối tượng hết sức nhạy cảm và dễ bị tác động tiêu cực. Do đó, nếu muốn dùng hoa hoè thì nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc.
- Người huyết áp quá thấp: với tác dụng hạ huyết áp, dùng hoa hoè ho nhóm đối tượng này có thể gây choáng váng, chóng mặt.
Những câu hỏi thường gặp khi sử dụng hoa hoè
Nên chọn hoa hòe sao đen hay vàng thì tốt hơn?
Hoa hoè sao thường được bắt gặp ở dạng sao vàng và sao đen. Do đó, nhiều người thắc mắc về việc nụ hoa hoè sao đen hay sao vàng thì tốt hơn? Tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng để trị bệnh thì chúng ta sẽ chọn loại cho phù hợp. Cụ thể:
- Hoa hoè sao vàng: thích hợp với các trường hợp trị bệnh tăng huyết áp đột ngột, đau mắt…
- Hoa hoè sao đen: thích hợp với các trường hợp trị bệnh chảy máu cam, đau mắt, đau đầu, choáng váng, đi ngoài ra máu…
Người bị huyết áp thấp có uống được hoa hòe không?
Như đã nói trước đó, hoa hòe chứa các hoạt chất giúp hạ huyết áp nên nếu dùng cho người bị huyết áp thấp thì sẽ gây nên tình trạng choáng váng, hoa mắt, buồn nôn… rất nguy hiểm. Do đó, nếu bị huyết áp thấp thì không nên dùng hoa hoè.
Sử dụng hoa hòe có làm ảnh hưởng tới dạ dày không?
Đối với những người có bệnh lý về dạ dày thì khi sử dụng bất cứ loại thực phẩm hay loại thuốc trị bệnh nào cũng cần lưu ý tới những tác động của nó đối với dạ dày.
Hoa hòe chứa nhiều dưỡng chất được đánh giá là có khả năng hỗ trợ đường tiêu hóa hiệu quả. Cụ thể là kích thích quá trình tiết dịch tại ruột già, bảo vệ vùng niêm mạc, làm giảm các triệu chứng của bệnh tiêu chảy.
Chưa hết, hợp chất Rutin có trong hoa hòe còn giúp giảm lực cơ trơn tại đại tràng, có tác dụng làm giảm các cơn đau co thắt đại tràng.
Vì thế, người bị bệnh lý về dạ dày có thể yên tâm sử dụng hoa hoè vì nó không gây hại hoặc có tác dụng tiêu cực nào đối với dạ dày.
Theo nhiều kinh nghiệm từ dân gian, hoa hòe còn được sử dụng trong việc hỗ trợ điều trị ung thư, đặc biệt là ung thư dạ dày.
Theo nhiều nghiên cứu khoa học, hợp chất Quercetin trong hoa hoè có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa. Từ đó, làm giảm quá trình tăng sinh không kiểm soát của tế bào và gây chết tế bào theo lập trình nên nó có khả năng chống lại sự phát triển của tế bào ung thư.
Hoa hòe chống ung thư dạ dày
Tác dụng của hoa hòe đối với phụ nữ
Theo Đông y, hoa hòe có tác dụng cầm máu rất tốt, nên có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng rong kinh, băng huyết ở nữ giới.
Với những thông tin kể trên, có thể thấy được rằng hoa hoè là loại dược liệu giúp giảm huyết áp cũng như cải thiện nhiều bệnh lý khác nhau. Nó được đánh giá là khá lành tính. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng cũng nên cân nhắc và tham khảo ý kiến của thầy thuốc để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho sức khỏe. Hi vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về loại thuốc quý hiếm này để sử dụng đúng cách, bảo vệ sức khoẻ.