Nếu có ai đó tỏ tình với một cô gái như vậy, thì anh ta sẽ nhận được phản ứng như thế nào? Một nụ cười ngạc nhiên, một ánh nhìn đầy dấu hỏi, hay đơn giản cô gái sẽ cười xoà và coi đó là một câu bông đùa có vẻ lạ. Nhưng với những người cần đến bốn ly cafe mỗi ngày thì đó thực sự là câu nói nghiêm túc.
“Em à, anh yêu em như ly cà phê vậy, em có biết vì sao không?” – vì mỗi buổi sớm thức dậy, anh không thể không nghĩ đến một ly cafe trên bàn làm việc để thức tỉnh cả buổi sáng công sở. Vậy nên, nếu anh yêu em như ly cafe sớm thì có nghĩa là mỗi ngày thức giấc, việc đầu tiên của anh là nhớ đến em.
“Anh sẽ chỉ luôn uống cafe đá, một ly đen đá em ạ” – triết lý cafe nói rằng: “Đừng nên hâm nóng lại cafe. Bởi nếu hâm nóng lại thì cafe sẽ mất hết mùi vị và gây ra vị đắng. Uống không ngon và sẽ có mùi khét”. Cũng như cuộc sống thì đừng nhìn lại quá khứ, để quá khứ đi qua và không dằn vặt vì nó. Cũng như chúng ta, sẽ không quan trọng quá khứ của nhau mà sẽ chỉ nhìn vào hiện tại.
“Em là một ly cafe phin” – vì em từ tốn và nguyên chất. Em tinh khiết để từng giọt rơi vào trong tim anh, với tất cả sự nhẫn nại trong đôi mắt em. Cớ gì anh vội vã khi mà em – đang ở trước anh, hoàn toàn ấm áp như chiếc phin nhỏ xíu, chứa đựng bao sự đợi chờ, mong mỏi của anh được chạm môi vào… em và ly cafe.
Hôm nay, em hỏi anh: “Có người khi chưa đạt được cái gì đó, họ rất muốn, còn lúc đạt được thì họ có còn trân trọng?” Anh muốn nói với em rằng, anh từng là người không biết trân trọng những gì mình có. Thời gian trôi qua và anh lớn lên, nhận ra có những điều khi mất đi thì sẽ chẳng bao giờ có lại. Cũng như cafe thì không thể cứ hâm lại và uống. Có nuối tiếc bao nhiêu cũng đã trôi qua rồi. Anh muốn không lặp lại những nuối tiếc đó, không muốn mãi rang cafe hỏng để rồi mãi mãi ngồi tiếc những điều đã qua.
Anh từng uống một loại cafe được pha ở quán Arch với tên là “Cung bậc” – đó là một ly cà phê có đến 3 tầng khác nhau. Phần dưới đáy ngọt ngào, thơm lạnh; phần ở giữa màu cam sóng sánh, thơm mát dịu dàng, và một dòng đen-không-đường phía trên cùng. Khi chạm vào “Cung bậc”, người pha chế đã giải thích với anh: tình yêu cũng giống như ly nước này, có đắng, có ngọt, có thơm dịu và cũng cả chua chát. Hãy uống và đi qua những cung bậc của tình yêu, để khi chạm đến đáy là điều ngọt ngào đến bất ngờ. Anh muốn chúng mình được trải qua những “cung bậc” như thế để có nhau trọn vẹn.
Từ hàng quán sang trọng đến hè phố nhộn nhịp, người Việt Nam đâu đâu cũng uống cafe nhưng cũng chẳng ở đâu người ta uống cafe như người Việt và nghiền ngẫm triết lý sống bên thứ nước đen quánh mà lại tinh tế đến nhường ấy. Giống như tình yêu, cafe chẳng hề phân biệt đẳng cấp, giai tầng. Mọi người đều thưởng thức như nhau, nghiền ngẫm như nhau, đến độ dù người uống cafe hay là nước chanh đá thì đều hỏi nhau một câu vào mỗi lần hò hẹn: “Cafe không?”
Thế nên, em à, hãy thay chữ cafe bằng một từ gì đó đi, ngọt ngọt nhé, anh uống cafe với đường đấy…
sưu tầm : tác giả khaidat
“Em à, anh yêu em như ly cà phê vậy, em có biết vì sao không?” – vì mỗi buổi sớm thức dậy, anh không thể không nghĩ đến một ly cafe trên bàn làm việc để thức tỉnh cả buổi sáng công sở. Vậy nên, nếu anh yêu em như ly cafe sớm thì có nghĩa là mỗi ngày thức giấc, việc đầu tiên của anh là nhớ đến em.
“Anh sẽ chỉ luôn uống cafe đá, một ly đen đá em ạ” – triết lý cafe nói rằng: “Đừng nên hâm nóng lại cafe. Bởi nếu hâm nóng lại thì cafe sẽ mất hết mùi vị và gây ra vị đắng. Uống không ngon và sẽ có mùi khét”. Cũng như cuộc sống thì đừng nhìn lại quá khứ, để quá khứ đi qua và không dằn vặt vì nó. Cũng như chúng ta, sẽ không quan trọng quá khứ của nhau mà sẽ chỉ nhìn vào hiện tại.
“Em là một ly cafe phin” – vì em từ tốn và nguyên chất. Em tinh khiết để từng giọt rơi vào trong tim anh, với tất cả sự nhẫn nại trong đôi mắt em. Cớ gì anh vội vã khi mà em – đang ở trước anh, hoàn toàn ấm áp như chiếc phin nhỏ xíu, chứa đựng bao sự đợi chờ, mong mỏi của anh được chạm môi vào… em và ly cafe.
Hôm nay, em hỏi anh: “Có người khi chưa đạt được cái gì đó, họ rất muốn, còn lúc đạt được thì họ có còn trân trọng?” Anh muốn nói với em rằng, anh từng là người không biết trân trọng những gì mình có. Thời gian trôi qua và anh lớn lên, nhận ra có những điều khi mất đi thì sẽ chẳng bao giờ có lại. Cũng như cafe thì không thể cứ hâm lại và uống. Có nuối tiếc bao nhiêu cũng đã trôi qua rồi. Anh muốn không lặp lại những nuối tiếc đó, không muốn mãi rang cafe hỏng để rồi mãi mãi ngồi tiếc những điều đã qua.
Anh từng uống một loại cafe được pha ở quán Arch với tên là “Cung bậc” – đó là một ly cà phê có đến 3 tầng khác nhau. Phần dưới đáy ngọt ngào, thơm lạnh; phần ở giữa màu cam sóng sánh, thơm mát dịu dàng, và một dòng đen-không-đường phía trên cùng. Khi chạm vào “Cung bậc”, người pha chế đã giải thích với anh: tình yêu cũng giống như ly nước này, có đắng, có ngọt, có thơm dịu và cũng cả chua chát. Hãy uống và đi qua những cung bậc của tình yêu, để khi chạm đến đáy là điều ngọt ngào đến bất ngờ. Anh muốn chúng mình được trải qua những “cung bậc” như thế để có nhau trọn vẹn.
Từ hàng quán sang trọng đến hè phố nhộn nhịp, người Việt Nam đâu đâu cũng uống cafe nhưng cũng chẳng ở đâu người ta uống cafe như người Việt và nghiền ngẫm triết lý sống bên thứ nước đen quánh mà lại tinh tế đến nhường ấy. Giống như tình yêu, cafe chẳng hề phân biệt đẳng cấp, giai tầng. Mọi người đều thưởng thức như nhau, nghiền ngẫm như nhau, đến độ dù người uống cafe hay là nước chanh đá thì đều hỏi nhau một câu vào mỗi lần hò hẹn: “Cafe không?”
Thế nên, em à, hãy thay chữ cafe bằng một từ gì đó đi, ngọt ngọt nhé, anh uống cafe với đường đấy…
sưu tầm : tác giả khaidat