Một ngày tình cờ lượn qua yahoo hay facebook, tôi bắt gặp rất nhiều lời kêu ca của bạn bè...
Tôi rất thích các tản văn thuộc dạng cảm thức của tác giả Phạm Lữ Ân - những tác phẩm đã có tác động sâu sắc tới một bộ phận không nhỏ giới trẻ. Trong tản văn có tên “Tuổi của ta là tuổi của trái tim”, tác giả có viết về một trải nghiệm “thấm thía” trong ngày sinh nhật. Nhân vật “tôi” ngồi buồn khổ vì không ai nhớ tới sinh nhật của mình, ngồi ôm nỗi cô đơn chờ đợi những cuộc gọi, những tin nhắn chúc mừng của mọi người. Điều đó chỉ càng làm tâm trạng của “tôi” thêm nặng nề, nặng tới mức “tôi” đã tự nghiệm ra rằng đâu thể cứ ngồi một chỗ và chờ đợi, đâu thể trách cứ mọi người khi ngay cả bản thân mình cũng không thể tự tặng mình một ngày sinh nhật thật vui. Giá mà nhân vật “tôi” đưa ra vài lời rủ rê với bạn bè, nhắc nhở họ về ngày vui đó, mọi chuyện có thể đã khác. Tác giả đã đúng khi nói về sự lười nhác ẩn sâu trong tâm hồn không chỉ nhân vật “tôi” mà còn rất nhiều người khác, sự lười nhác yêu thương nhưng lại ích kỉ đòi hỏi yêu thương từ những người xung quanh.
Một ngày tình cờ lượn qua yahoo hay facebook, tôi bắt gặp rất nhiều lời kêu ca của bạn bè, nhưng phần nhiều trong số đó đều là “chán quá, ai rủ mình đi chơi đi!”, “không có người yêu thật là khổ”… Có thể họ đang rơi vào tâm trạng buồn chán, cũng có thể là một thời kì khủng hoảng của mỗi người. Tôi không chắc những điều xảy đến với họ, nhưng có thể khẳng định một điều rằng trong họ, thái độ lười biếng sống đang bắt đầu xâm chiếm. Tại sao chúng ta phải đợi ai đó rủ mình đi chơi mà không phải là chủ động rủ ai đó? Tại sao không tự hào mà nói rằng ta cũng đang yêu rất nhiều ai đó, và cũng được rất nhiều người yêu, tại sao cứ phải chờ mong thứ tình yêu xa vời? Chuyện gì tới rồi cũng sẽ tới, suy nghĩ đó không hề sai! Nhưng sẽ [color:c5f9=#006400 !important]tiết kiệm được biết bao thời gian, thu lượm được biết bao hứng thú nếu ta biết chủ động tìm kiếm cơ hội yêu thương, chủ động tìm kiếm cơ hội được thực sự sống?
Tuần vừa rồi, em gái của tôi ở quê ra chơi vài ngày. Con nhóc đi chơi vui vẻ lắm, nơi nào cũng muốn ghé qua, món ăn gì cũng muốn thử. Tối về tới nhà, nhỏ lại nằm ước nhanh đến sáng để có thể tung tăng thăm thú mọi nơi. Rồi nhỏ chợt quay sang nói với tôi, sao em ra Hà Nội được mấy ngày rồi mà mẹ chẳng gọi điện hỏi thăm em chị nhỉ? Tôi ngớ người, đúng là mẹ tôi thường xuyên gọi điện nhắc nhở chị em tôi đi đứng cẩn thận, ăn uống đầy đủ, nhất là khi hai đứa đột nhiên sống xa nhà. Hẳn mẹ tôi đang bận với rất nhiều công việc và cũng yên tâm rằng có tôi ở bên chăm sóc em. Nhưng nhỏ em cứ thắc mắc mãi về sự vắng bóng các cuộc điện thoại của mẹ. Tôi lặng người, không chỉ nhỏ em, mà ngay cả bản thân tôi, nhiều khi cũng luôn chờ đợi sự quan tâm của mẹ, mà không hề chủ động gọi điện về nhà để nói chuyện với mẹ, để biết ở nhà vẫn ổn, để biết bố mẹ vẫn khỏe. Sự ngại ngùng bày tỏ tình yêu thương lớn dần theo năm tháng mà ta không hề hay biết.
Hồi còn nhỏ, những buổi sinh hoạt Đoàn thanh niên ở khu phố hay những lần đi cắm trại với trường, chúng tôi thường cùng các anh chị phụ trách hát vang những câu ca “Đừng hỏi Tổ Quốc đã làm gì cho ta, mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ Quốc hôm nay”. Ai cũng mong muốn được nhận một hay rất nhiều niềm hạnh phúc từ cuộc sống này, nhưng liệu rằng có bao nhiêu phần trăm trong số chúng ta “chăm chỉ” sống vì những hạnh phúc đó? Con đường đến với niềm vui không hề đơn giản, chắc chắn sẽ còn rất nhiều khó khăn. Và chính sự lười biếng sống, ỷ lại vào sự quan tâm của người khác, chỉ biết nhận mà không biết cho đi sẽ khiến ta tự kết liễu bản thân mình ngay cả khi chưa chạm tới tiếng cười.
Dung Keil
Tôi rất thích các tản văn thuộc dạng cảm thức của tác giả Phạm Lữ Ân - những tác phẩm đã có tác động sâu sắc tới một bộ phận không nhỏ giới trẻ. Trong tản văn có tên “Tuổi của ta là tuổi của trái tim”, tác giả có viết về một trải nghiệm “thấm thía” trong ngày sinh nhật. Nhân vật “tôi” ngồi buồn khổ vì không ai nhớ tới sinh nhật của mình, ngồi ôm nỗi cô đơn chờ đợi những cuộc gọi, những tin nhắn chúc mừng của mọi người. Điều đó chỉ càng làm tâm trạng của “tôi” thêm nặng nề, nặng tới mức “tôi” đã tự nghiệm ra rằng đâu thể cứ ngồi một chỗ và chờ đợi, đâu thể trách cứ mọi người khi ngay cả bản thân mình cũng không thể tự tặng mình một ngày sinh nhật thật vui. Giá mà nhân vật “tôi” đưa ra vài lời rủ rê với bạn bè, nhắc nhở họ về ngày vui đó, mọi chuyện có thể đã khác. Tác giả đã đúng khi nói về sự lười nhác ẩn sâu trong tâm hồn không chỉ nhân vật “tôi” mà còn rất nhiều người khác, sự lười nhác yêu thương nhưng lại ích kỉ đòi hỏi yêu thương từ những người xung quanh.
Một ngày tình cờ lượn qua yahoo hay facebook, tôi bắt gặp rất nhiều lời kêu ca của bạn bè, nhưng phần nhiều trong số đó đều là “chán quá, ai rủ mình đi chơi đi!”, “không có người yêu thật là khổ”… Có thể họ đang rơi vào tâm trạng buồn chán, cũng có thể là một thời kì khủng hoảng của mỗi người. Tôi không chắc những điều xảy đến với họ, nhưng có thể khẳng định một điều rằng trong họ, thái độ lười biếng sống đang bắt đầu xâm chiếm. Tại sao chúng ta phải đợi ai đó rủ mình đi chơi mà không phải là chủ động rủ ai đó? Tại sao không tự hào mà nói rằng ta cũng đang yêu rất nhiều ai đó, và cũng được rất nhiều người yêu, tại sao cứ phải chờ mong thứ tình yêu xa vời? Chuyện gì tới rồi cũng sẽ tới, suy nghĩ đó không hề sai! Nhưng sẽ [color:c5f9=#006400 !important]tiết kiệm được biết bao thời gian, thu lượm được biết bao hứng thú nếu ta biết chủ động tìm kiếm cơ hội yêu thương, chủ động tìm kiếm cơ hội được thực sự sống?
Tuần vừa rồi, em gái của tôi ở quê ra chơi vài ngày. Con nhóc đi chơi vui vẻ lắm, nơi nào cũng muốn ghé qua, món ăn gì cũng muốn thử. Tối về tới nhà, nhỏ lại nằm ước nhanh đến sáng để có thể tung tăng thăm thú mọi nơi. Rồi nhỏ chợt quay sang nói với tôi, sao em ra Hà Nội được mấy ngày rồi mà mẹ chẳng gọi điện hỏi thăm em chị nhỉ? Tôi ngớ người, đúng là mẹ tôi thường xuyên gọi điện nhắc nhở chị em tôi đi đứng cẩn thận, ăn uống đầy đủ, nhất là khi hai đứa đột nhiên sống xa nhà. Hẳn mẹ tôi đang bận với rất nhiều công việc và cũng yên tâm rằng có tôi ở bên chăm sóc em. Nhưng nhỏ em cứ thắc mắc mãi về sự vắng bóng các cuộc điện thoại của mẹ. Tôi lặng người, không chỉ nhỏ em, mà ngay cả bản thân tôi, nhiều khi cũng luôn chờ đợi sự quan tâm của mẹ, mà không hề chủ động gọi điện về nhà để nói chuyện với mẹ, để biết ở nhà vẫn ổn, để biết bố mẹ vẫn khỏe. Sự ngại ngùng bày tỏ tình yêu thương lớn dần theo năm tháng mà ta không hề hay biết.
Hồi còn nhỏ, những buổi sinh hoạt Đoàn thanh niên ở khu phố hay những lần đi cắm trại với trường, chúng tôi thường cùng các anh chị phụ trách hát vang những câu ca “Đừng hỏi Tổ Quốc đã làm gì cho ta, mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ Quốc hôm nay”. Ai cũng mong muốn được nhận một hay rất nhiều niềm hạnh phúc từ cuộc sống này, nhưng liệu rằng có bao nhiêu phần trăm trong số chúng ta “chăm chỉ” sống vì những hạnh phúc đó? Con đường đến với niềm vui không hề đơn giản, chắc chắn sẽ còn rất nhiều khó khăn. Và chính sự lười biếng sống, ỷ lại vào sự quan tâm của người khác, chỉ biết nhận mà không biết cho đi sẽ khiến ta tự kết liễu bản thân mình ngay cả khi chưa chạm tới tiếng cười.
Dung Keil