Hướng dẫn làm bài phân tích đoạn trích “Những đưa trẻ” trích hồi kí Thời thơ ấu của M. Go- rơ- ki có dàn ý và bài làm tham khảo
M. Gorki (1868 -1936) là nhà văn lớn của nước Nga, mở đầu trào lưu văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa. Ông còn là nhà hoạt động văn hoá- xã hội nổi tiếng thế giới. Bộ ba tác phẩm "Thời thơ ấu – Trong thế giới – Những trường đại học của tôi" đã ghi chép lại một cách vô cùng sinh động và đầy cảm xúc về những năm tháng tuổi thơ gian khổ trong sóng gió cuộc đời nhà văn, cho người đọc thấy tuổi thơ nơi chớm nở của tình yêu trong cuộc sống nhiệt thành, quá trình trưởng thành gian nan trong hiện thực khắc nghiệt và bất hạnh của Maxim Gorky. Không chỉ vậy, đó còn là những thử thách khốc liệt đối với niềm tin và lý tưởng, những trở ngại lớn lao trên con đường tìm tòi học vấn. Đoạn trích “Những đứa trẻ” được trích trong cuốn hồi kí đầu tiên “Thời thơ ấu”- cuốn hồi kí kể lại một tuổi thơ dữ dội của nhà văn. Đoạn trích là một dòng hồi ức hết trong trẻo, tinh khôi và tươi đẹp về tình bạn gắn bó thân thiết của M. Go- rơ- ki với những đứa trẻ hàng xóm. Phân tích đoạn trích này, ta sẽ thấy nó rất hay tựa như những dòng nhất kí đẹp nhất về cuộc đời nhà văn. Để phân tích đoạn trích “Những đứa trẻ” ta sẽ giới thiệu về tác giả, giới thiệu về đoạn trích, tóm tắt qua nội dung đoạn trích, nêu sự trong sáng của những đứa trẻ, sự cấm đoán của người lớn và tình bạn không thể cắt đứt của chúng.
DÀN Ý BÀI PHÂN TÍCH ĐOẠN TRÍCH “NHỮNG ĐỨA TRẺ”
1. MỞ BÀI
Giới thiệu về tác giả M. Go- rơ- ki và tác phẩm “Những ngày thơ ấu”
Giới thiệu về đoạn trích “Những đứa trẻ”
2. THÂN BÀI
Giới thiệu nội dung của đoạn trích
Giới thiệu về hoàn cảnh của những đứa trẻ(A- li- ô- sa ở với ông bà, hay bi ông đánh đòn, ba đứa trẻ nhà bên giàu có, mồ côi mẹ, hay bị cha đánh đòn)
Phân tích hình ảnh những đứa trẻ ngây thơ(khi chúng nói chuyện với lũ chim, khi chúng nói về câu chuyện cổ tích)
Tình bạn của chúng bị ngăn cấm(phân tích hình ảnh ông đại tá, lí do của sự ngăn cấm)
Tình bạn của chúng vẫn tiếp diễn(trốn vào bụi cây chơi chung bất chấp bị ngăn cấm)
3. KẾT BÀI
Tổng kết nội dung và sức gợi của đoạn trích đến người đọc.
BÀI VĂN PHÂN TÍCH ĐOẠN TRÍCH: “NHỮNG ĐỨA TRẺ”
Mác- xim Go- rơ- ki là một nhà văn Nga xuất sắc, người có công đầu tạo lập nền văn học Xô- viết, và là một nhà văn lớn của nhân loại thế kỉ XX. Cuộc đời của ông trải qua nhiều khó khăn ngay từ những ngày còn bé. Một trong ba cuốn hồi kí nổi tiếng về cuộc đời của ông đó là “Những ngày thơ ấu” viết trong những năm 1913- 1914. Đoạn trích “Những đứa trẻ” được trích trong tập hồi kí đã để lại cho người đọc nhiều ấn tượng.
Những chuyện được kể trong “Những đứa trẻ” là những chuyện có thật xảy ra vào lúc A- li- ô- sa (tên thân mật hồi nhỏ của tác giả) được chín, mười tuổi. Mặc dù sau đó nhiều năm ông mới viết tác phẩm nhưng người đọc vẫn thấy rung động sâu sắc trước những đứa trẻ ngây thơ thiếu thốn tình thương nhờ tài kể chuyện của một tâm hồn đa cảm như ông. Những nhân vật chính trong đoạn trích đó là cậu bé A- li- ô- sa mồ côi cha lại không có mẹ, thường bị ông ngoại đánh đòn. Ba cậu con trai lão đại úy sống trong cảnh giàu sang nhưng sớm mồ côi mẹ và phải sống dưới sự khắt khe của bố và dì ghẻ. Tuy thuộc những tầng lớp khác nhau nhưng hoàn cảnh thiếu tình thương giống nhau nên chúng dễ thân thiết, đồng cảm, tuy bị ông đại úy cấm đoán nhưng tình bạn của chúng vẫn cứ tiếp diễn. Và tình cảm ấy đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng M. Go- rơ- ki sau này để cho đến ngày trưởng thành, những chuyện mà ông đã cùng trải qua với những đưa trẻ hàng xóm vẫn còn in đậm.
Người ta thường nói tâm hồn trẻ thơ như tờ giấy trắng, cuộc đời hay nói cách khác là những người lớn vẽ vào tờ giấy trắng đó như thế nào nó sẽ hiện lên đúng như thế. Mỗi đứa trẻ lớn lên đâu chỉ cần đủ cơm no áo mặc mà còn cần một thứ vô cùng quan trọng đó là tình yêu thương nhưng những đứa trẻ trong hồi kí của M. Go- rơ- ki lại thiếu đi thứ quan trọng nhất ấy. Chúng chỉ biết bù lấp khoảng trống tâm hồn bằng cách được tìm đến nhau để sẻ chia. Chúng đều là những đứa trẻ vô cùng ngây thơ hồn nhiên và đáng yêu. Sự đáng yêu, ngây thơ mà cũng rất lương thiện của chúng thể hiện trong cuộc đối thoại về những chú chim. Khi mấy đứa trẻ kể cho A-li-ô-sa biết mẹ chúng đã chết, chúng phải sống với dì ghẻ, cậu bé thấy “cả ba đứa có vẻ nghĩ ngợi, gương mặt sầm lại”… “Chúng ngồi sát vào nhau, giống như những chú gà con”. Sự so sánh chính xác khiến ta liên tưởng đến cảnh lũ gà con sợ hãi co cụm vào nhau khi nhìn thấy bóng diều hâu. Mấy đứa trẻ hàng xóm vừa nhắc đến chuyện dì ghẻ mà chúng gọi là mẹ khác, A-li-ô-sa liên tưởng ngay đến nhân vật mụ dì ghẻ độc ác trong các chuyện cổ tích. Cậu chỉ biết an ủi các bạn: Mẹ thật của các cậu thế nào cũng sẽ về, rồi các cậu xem! Thằng lớn có vẻ nghi ngờ: “Chết rồi cơ mà, về làm sao được…” A-li-ô-sa như chìm trong thế giới cổ tích. Cậu nói với các bạn như nói với chính mình: “Không được ư? Trời ơi, biết bao nhiêu lần những người chết, thậm chí đã bị xả ra từng mảnh, mà chỉ cần vẩy cho ít nước phép là sống lại; có biết bao nhiêu người chết mà không phải là chết thật, vì phép của bọn phù thủy”. Và Cậu cảm thấy mình còn hạnh phúc hơn những đứa trẻ này vì dù hay bị ông đánh nhưng cậu còn có bà yêu thương, kể chuyện cổ tích cho cậu nghe.
Thật buồn vì những đứa trẻ ngây thơ ấy là những đứa trẻ thiếu tình thương, bị ngăn cấm bởi sự khác biệt về giai cấp. Khi đại tá Ốp-xi-an-ni-cốp bất chợt xuất hiện và vặn hỏi mấy đứa con rằng: Đứa nào gọi nó sang? A-li-ô-sa thấy cả mấy đứa trẻ lặng lẽ bước ra khỏi chiếc xe và đi vào nhà. Cảnh ấy khiến cậu bé nghĩ đến những con ngỗng ngoan ngoãn hình ảnh so sánh vừa miêu tả chính xác dáng dấp bên ngoài tội nghiệp của ba đứa trẻ và phần nào thế hiện thế giới nội tâm của chúng. Chúng bị cha áp chế, sợ hãi lẳng lặng theo nhau vào nhà, chẳng dám hé răng lấy một lời. A-li-ô-sa thông cảm với cuộc sống hoàn toàn thiếu tình thương của các bạn mình. Nhưng sự hung dữ và ngăn cấm của ngài đại tá không có nghĩa lí gì trong tình bạn của chúng khi chúng đã yêu quý nhau, vậy là chúng vẫn tiếp tục chơi với nhau. A- li- ô- sa hay kể cho các bạn nghe những câu chuyện cổ tích bà kể, dù chúng phải trong bụi cây để che giấu, tình bạn của chúng vẫn cứ đẹp đẽ và kéo dài, để lại một vùng kí ức không bao giờ quên trong tâm trí của M. Go- rơ- ki. Phải chăng, tình cảm trong sáng hiền hậu của bọn trẻ đã phá tan rào cản giai cấp lạnh lùng, nối liền đường ranh những định kiến, chiến thắng mọi sự ngăn cấm của bất cứ một ai.
“Những đứa trẻ” là trích đoạn hay nói về tình bạn ấm áp của M Go- rơ- ki với những người bạn thời ấu thơ của mình. Đó là một tình bạn trong sáng, cảm động, chúng chơi với nhau vô tư, hồn nhiên, tránh xa được sự ảnh hưởng của những suy nghĩ phức tạp của người lớn. Chính sự trong sáng và tình yêu thương của bọn trẻ đã làm cho tuổi thơ của chúng được hưởng một phần đúng nghĩa của từ “hạnh phúc” dù là sống trong hoàn cảnh không mấy hạnh phúc. Đó là những đứa trẻ mà ta sẽ nhớ mãi…
M. Gorki (1868 -1936) là nhà văn lớn của nước Nga, mở đầu trào lưu văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa. Ông còn là nhà hoạt động văn hoá- xã hội nổi tiếng thế giới. Bộ ba tác phẩm "Thời thơ ấu – Trong thế giới – Những trường đại học của tôi" đã ghi chép lại một cách vô cùng sinh động và đầy cảm xúc về những năm tháng tuổi thơ gian khổ trong sóng gió cuộc đời nhà văn, cho người đọc thấy tuổi thơ nơi chớm nở của tình yêu trong cuộc sống nhiệt thành, quá trình trưởng thành gian nan trong hiện thực khắc nghiệt và bất hạnh của Maxim Gorky. Không chỉ vậy, đó còn là những thử thách khốc liệt đối với niềm tin và lý tưởng, những trở ngại lớn lao trên con đường tìm tòi học vấn. Đoạn trích “Những đứa trẻ” được trích trong cuốn hồi kí đầu tiên “Thời thơ ấu”- cuốn hồi kí kể lại một tuổi thơ dữ dội của nhà văn. Đoạn trích là một dòng hồi ức hết trong trẻo, tinh khôi và tươi đẹp về tình bạn gắn bó thân thiết của M. Go- rơ- ki với những đứa trẻ hàng xóm. Phân tích đoạn trích này, ta sẽ thấy nó rất hay tựa như những dòng nhất kí đẹp nhất về cuộc đời nhà văn. Để phân tích đoạn trích “Những đứa trẻ” ta sẽ giới thiệu về tác giả, giới thiệu về đoạn trích, tóm tắt qua nội dung đoạn trích, nêu sự trong sáng của những đứa trẻ, sự cấm đoán của người lớn và tình bạn không thể cắt đứt của chúng.
DÀN Ý BÀI PHÂN TÍCH ĐOẠN TRÍCH “NHỮNG ĐỨA TRẺ”
1. MỞ BÀI
Giới thiệu về tác giả M. Go- rơ- ki và tác phẩm “Những ngày thơ ấu”
Giới thiệu về đoạn trích “Những đứa trẻ”
2. THÂN BÀI
Giới thiệu nội dung của đoạn trích
Giới thiệu về hoàn cảnh của những đứa trẻ(A- li- ô- sa ở với ông bà, hay bi ông đánh đòn, ba đứa trẻ nhà bên giàu có, mồ côi mẹ, hay bị cha đánh đòn)
Phân tích hình ảnh những đứa trẻ ngây thơ(khi chúng nói chuyện với lũ chim, khi chúng nói về câu chuyện cổ tích)
Tình bạn của chúng bị ngăn cấm(phân tích hình ảnh ông đại tá, lí do của sự ngăn cấm)
Tình bạn của chúng vẫn tiếp diễn(trốn vào bụi cây chơi chung bất chấp bị ngăn cấm)
3. KẾT BÀI
Tổng kết nội dung và sức gợi của đoạn trích đến người đọc.
BÀI VĂN PHÂN TÍCH ĐOẠN TRÍCH: “NHỮNG ĐỨA TRẺ”
Mác- xim Go- rơ- ki là một nhà văn Nga xuất sắc, người có công đầu tạo lập nền văn học Xô- viết, và là một nhà văn lớn của nhân loại thế kỉ XX. Cuộc đời của ông trải qua nhiều khó khăn ngay từ những ngày còn bé. Một trong ba cuốn hồi kí nổi tiếng về cuộc đời của ông đó là “Những ngày thơ ấu” viết trong những năm 1913- 1914. Đoạn trích “Những đứa trẻ” được trích trong tập hồi kí đã để lại cho người đọc nhiều ấn tượng.
Những chuyện được kể trong “Những đứa trẻ” là những chuyện có thật xảy ra vào lúc A- li- ô- sa (tên thân mật hồi nhỏ của tác giả) được chín, mười tuổi. Mặc dù sau đó nhiều năm ông mới viết tác phẩm nhưng người đọc vẫn thấy rung động sâu sắc trước những đứa trẻ ngây thơ thiếu thốn tình thương nhờ tài kể chuyện của một tâm hồn đa cảm như ông. Những nhân vật chính trong đoạn trích đó là cậu bé A- li- ô- sa mồ côi cha lại không có mẹ, thường bị ông ngoại đánh đòn. Ba cậu con trai lão đại úy sống trong cảnh giàu sang nhưng sớm mồ côi mẹ và phải sống dưới sự khắt khe của bố và dì ghẻ. Tuy thuộc những tầng lớp khác nhau nhưng hoàn cảnh thiếu tình thương giống nhau nên chúng dễ thân thiết, đồng cảm, tuy bị ông đại úy cấm đoán nhưng tình bạn của chúng vẫn cứ tiếp diễn. Và tình cảm ấy đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng M. Go- rơ- ki sau này để cho đến ngày trưởng thành, những chuyện mà ông đã cùng trải qua với những đưa trẻ hàng xóm vẫn còn in đậm.
Người ta thường nói tâm hồn trẻ thơ như tờ giấy trắng, cuộc đời hay nói cách khác là những người lớn vẽ vào tờ giấy trắng đó như thế nào nó sẽ hiện lên đúng như thế. Mỗi đứa trẻ lớn lên đâu chỉ cần đủ cơm no áo mặc mà còn cần một thứ vô cùng quan trọng đó là tình yêu thương nhưng những đứa trẻ trong hồi kí của M. Go- rơ- ki lại thiếu đi thứ quan trọng nhất ấy. Chúng chỉ biết bù lấp khoảng trống tâm hồn bằng cách được tìm đến nhau để sẻ chia. Chúng đều là những đứa trẻ vô cùng ngây thơ hồn nhiên và đáng yêu. Sự đáng yêu, ngây thơ mà cũng rất lương thiện của chúng thể hiện trong cuộc đối thoại về những chú chim. Khi mấy đứa trẻ kể cho A-li-ô-sa biết mẹ chúng đã chết, chúng phải sống với dì ghẻ, cậu bé thấy “cả ba đứa có vẻ nghĩ ngợi, gương mặt sầm lại”… “Chúng ngồi sát vào nhau, giống như những chú gà con”. Sự so sánh chính xác khiến ta liên tưởng đến cảnh lũ gà con sợ hãi co cụm vào nhau khi nhìn thấy bóng diều hâu. Mấy đứa trẻ hàng xóm vừa nhắc đến chuyện dì ghẻ mà chúng gọi là mẹ khác, A-li-ô-sa liên tưởng ngay đến nhân vật mụ dì ghẻ độc ác trong các chuyện cổ tích. Cậu chỉ biết an ủi các bạn: Mẹ thật của các cậu thế nào cũng sẽ về, rồi các cậu xem! Thằng lớn có vẻ nghi ngờ: “Chết rồi cơ mà, về làm sao được…” A-li-ô-sa như chìm trong thế giới cổ tích. Cậu nói với các bạn như nói với chính mình: “Không được ư? Trời ơi, biết bao nhiêu lần những người chết, thậm chí đã bị xả ra từng mảnh, mà chỉ cần vẩy cho ít nước phép là sống lại; có biết bao nhiêu người chết mà không phải là chết thật, vì phép của bọn phù thủy”. Và Cậu cảm thấy mình còn hạnh phúc hơn những đứa trẻ này vì dù hay bị ông đánh nhưng cậu còn có bà yêu thương, kể chuyện cổ tích cho cậu nghe.
Thật buồn vì những đứa trẻ ngây thơ ấy là những đứa trẻ thiếu tình thương, bị ngăn cấm bởi sự khác biệt về giai cấp. Khi đại tá Ốp-xi-an-ni-cốp bất chợt xuất hiện và vặn hỏi mấy đứa con rằng: Đứa nào gọi nó sang? A-li-ô-sa thấy cả mấy đứa trẻ lặng lẽ bước ra khỏi chiếc xe và đi vào nhà. Cảnh ấy khiến cậu bé nghĩ đến những con ngỗng ngoan ngoãn hình ảnh so sánh vừa miêu tả chính xác dáng dấp bên ngoài tội nghiệp của ba đứa trẻ và phần nào thế hiện thế giới nội tâm của chúng. Chúng bị cha áp chế, sợ hãi lẳng lặng theo nhau vào nhà, chẳng dám hé răng lấy một lời. A-li-ô-sa thông cảm với cuộc sống hoàn toàn thiếu tình thương của các bạn mình. Nhưng sự hung dữ và ngăn cấm của ngài đại tá không có nghĩa lí gì trong tình bạn của chúng khi chúng đã yêu quý nhau, vậy là chúng vẫn tiếp tục chơi với nhau. A- li- ô- sa hay kể cho các bạn nghe những câu chuyện cổ tích bà kể, dù chúng phải trong bụi cây để che giấu, tình bạn của chúng vẫn cứ đẹp đẽ và kéo dài, để lại một vùng kí ức không bao giờ quên trong tâm trí của M. Go- rơ- ki. Phải chăng, tình cảm trong sáng hiền hậu của bọn trẻ đã phá tan rào cản giai cấp lạnh lùng, nối liền đường ranh những định kiến, chiến thắng mọi sự ngăn cấm của bất cứ một ai.
“Những đứa trẻ” là trích đoạn hay nói về tình bạn ấm áp của M Go- rơ- ki với những người bạn thời ấu thơ của mình. Đó là một tình bạn trong sáng, cảm động, chúng chơi với nhau vô tư, hồn nhiên, tránh xa được sự ảnh hưởng của những suy nghĩ phức tạp của người lớn. Chính sự trong sáng và tình yêu thương của bọn trẻ đã làm cho tuổi thơ của chúng được hưởng một phần đúng nghĩa của từ “hạnh phúc” dù là sống trong hoàn cảnh không mấy hạnh phúc. Đó là những đứa trẻ mà ta sẽ nhớ mãi…