Hướng dẫn học sinh bài văn mẫu phân tích đoạn trích “Đám tang lão Gô-ri-ô”

“Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể đơn giản chỉ là tiếng khổ đau kia thoát ra từ những kiếp lầm than”. Nam Cao. Có lẽ không chỉ riêng Nam Cao, cây bút chủ nghĩa hiện thực nhân đạo xuất sắc của nền văn học Việt Nam mà tính chân thực và thành thực trong việc phản ánh và tái hiện cuộc sống đã là quan niệm và nguyên tắc của nhiều nhà văn chân chính khác. Và với bộ “Tấn trò đời” của mình, trong đó có đoạn trích “Đám tang lão Gô-ri-ô: trích từ tiểu thuyết “Lão Gô-ri-ô” đã là một minh chứng sống động cho điều ấy. Vậy thì hôm nay mình sẽ giúp các bạn bài văn phân tích đoạn trích “Đám tang lão Gô-ri-ô” nhé. với đề bài này các bạn cần phân tích được những đặc sắc trong nội dung và nghệ thuật và đặc biệt là hình tượng nghệ thuật rất nhiều giá trị mà Ban-dắc gửi gắm đến độc giả. Mời các bạn tham khảo bà văn phân tích đoạn trích “Đám tang lão Gô-ri-ô” nhé.

BÀI VĂN PHÂN TÍCH ĐOẠN TRÍCH “ĐÁM TANG LÃO GÔ-RI-Ô” LỚP 11

Hô-nô-rê-đơ Ban-dắc là một bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực. Với “Bộ tấn trò đời” nổi tiếng và đồ sộ của mình, ông đã cho thấy sự am hiểu về xã hội Pháp hơn tất cả kiến thức từ cuốn Kinh tế học, chính trị học, đạo đức học, pháp luật học của các tác giả cuối thế kỉ XIX cộng lại. Và đặc biệt, trong bộ tiểu thuyết đồ sộ ấy thì tiểu thuyết “Lão Gô-ri-ô” và đặc biệt đoạn trích “Đám tang lão Gô-ri-ô” là một đoạn trích tiêu biểu cho ngòi bút và tài năng của ông, chỉ qua đoạn trích ấy thôi người đọc đã hiểu hơn rất nhiều về xã hội Pháp lúc bấy giờ.

Hình tượng trung tâm của đoạn trích là Lão Gô-ri-ô và cái chết của ông lão tội nghiệp. Cái chết là một trong những bi kịch có tính vĩnh cửu của con người: sinh-li-tử-biệt. nó luôn mang lại cảm giác đau thương, mất mát. ở đây, với đám tang của lão Gô-ri-ô, hãy xem Ban-dắc miêu tả số phận tội nghiệp của lão như thế nào. Không gian buồng trọ nơi những người vô gia cư sinh sống và cũng là nơi lão trút hơi thở cuối cùng lạnh lẽo nơi đất khách quê người. Lão được đưa đến một giáo đường nhỏ, thấp và tối khác hẳn với sự thiêng liêng, trang trọng để làm nơi mà các linh hồn xấu số nương nhờ. Vậy mà giáo đường ở đây lại hiu quạnh, tù đọng, tăm tối dẫn đến sự giải thoát của linh hồn có vẻ sẽ rất khó khăn. Nghĩa địa chôn lão là không gian gợi buồn bởi từ đây không gian cách biệt. thời gian diễn ra đám tang lão Gô-ri-ô rất nhanh chóng có lẽ chỉ là vài chục phút thôi, điều đấy cho thấy sự sơ sài và thiếu quan tâm đối với cái chết của lão già tội nghiệp. Người đến tham dự thì ngoài chàng sinh viên nghèo Rắt-ti-nhắc thì cũng không thấy bóng dáng của hai cô con gái mà lão yêu thương và hi sinh hết mực cho, ấy vậy mà nay lại không đến tham dự tang lễ của bố ruột mình vì bận tham gia vào một vũ hội quý tộc khác. Vì tiền, họ đã hi sinh tình phụ tử thiêng liêng.

Tiếp nữa đó là hình tượng hai chiếc xe. Đó là hai chiếc xe của hai cô con gái lão, có gia huy và dòng hiệu nhưng không có người. Điều ấy chứng tỏ sự giả dối, tô son chát phấn và bộ mặt thối tha của họ, đồng thời qua đấy Ban-dắc muốn nhấn mạnh rằng đó không chỉ là sự giả dối mà còn là sự vô sỉ, vô lương, không chỉ lừa dối người sống mà còn lừa dối cả người đã chết, đó chính là căn bệnh trầm kha của xã hội tư sản.

Hình tượng tàng hình nữa không xuất hiện trong tác phẩm nhưng nó điều khiển mọi hoạt động diễn ra đó chính là hình tượng đồng tiền. Cris-tô-phơ vì lão Gô-ri-ô đã cho anh ta mấy món tiền đãi công kha khá nên anh ta mới đến đây, bài kinh cũng do trả tiền mới được cất lên, hai gã đào huyệt mới đào xong vài xẻng đất đã đòi tiền điều ấy chứng tỏ ngay cả ở nơi thánh đường thiêng liêng nhất ấy thế mà đồng tiền vẫn còn điều khiển mọi thứ, làm vấy bẩn cả không khí thiêng liêng và trong lành nơi đây. Như thế đám tang buồn vì lạnh lùng tình người, vì xã hội kim tiền ô trọc mà đồng tiền đã làm băng hoại tình huyết thống nó tấn công và làm tan vỡ những thành trì kiên cố tưởng như không thể phá hủy đó là tình phụ tử. như vậy, đám tang không chỉ chôn lão Gô-ri-ô mà còn chôn giọt nước mắt lương thiện trong sáng cuối cùng của Ơ-gien bằng xúc động nghẹn ngào của một trái tim trong trắng, hay tấm ảnh của hai cô con gái ông còn đồng trinh, trong trắng tất cả đều là khi cái đẹp chưa bị vấy bẩn. qua đó Ban-dắc bầy tỏ niềm xót thương cho số phận con người bị tha hóa bởi đồng tiền, đồng thời đó còn là nỗi nuối tiếc, xót xa cho cái đẹp bị truất ngôi, đoạt vị, hạ bệ vùi dập bởi đồng tiền.

Bằng tất cả những giá trị thông điệp ý nghĩa ấy, tiểu thuyết và đặc biết là chỉ qua một đoạn trích ngắn người đọc có thể thấy khả năng xây dựng những hình tượng nghệ thuật rất đặc sắc của Ban-dắc. Ông đích thực là một cây bút hiện thực xuất sắc và cũng là một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.