Hướng dẫn đề bài Phân tích và cảm nhận bài thơ Thương vợ lớp 11 hay nhất có dẫn dắt và dàn ý
Trong xã hội cũ những người hiền tài thường gặp rất nhiều khó khăn trong việc thi cử của mình. Họ không phải là thiếu tài năng mà đều là do xã hội phong kiến bất công đã đẩy học vào bước đường cùng, với tâm lí chán nản không muốn tiếp tục con đường công danh sự nghiệp mà buông đời ăn chơi xa dọa liều mình vào các cuộc chơi, buông thả bản thân mình bỏ mặc gia đình vợ con với cảm giác xấu hổ, không xứng đáng với sự kì vọng của gia đình. Đặc biệt ở thế kỉ thứ 19 có rất nhiều nhà thơ, những người gặp khó khăn trong thi cử đã tỏ rất rõ tâm trạng chán trường ấy của mình trong từng tác phẩm và không ai hết chính là Tú Xương. Trong chương trình Ngữ văn lớp 11 khi học tác phẩm của ông ta thường có bài Phân tích bài thơ Thương vợ lớp 11. Dưới đây là dàn ý và bài làm chi tiết cho đề bài này mong rằng nó sẽ giúp các bạn có một định hướng đúng và bài làm tốt nhất. Để làm được đề bài này ta sẽ phân tích một dung, nghệ thuật của từng câu và khái quát thông điệp cũng như tình cảm mà tác giả gửi gắm.
DÀN Ý: PHÂN TÍCH BÀI THƠ THƯƠNG VỢ LỚP 11
1.MỞ BÀI
Giới thiệu tác giả, giới thiệu tác phẩm và khái quát nội dung của bài thơ
2.THÂN BÀI
Hai câu thơ đề: Khắc họa những công việc triền miên kéo dài của người vợ
Thời gian quanh năm suốt tháng, không gian quanh sông với công việc nặng nhọc để nuôi năm con với một chồng.
Hai câu thơ thực: nỗi khó khăn vất vả mà người vợ phải trải qua.
Hình ảnh thân cò đã khắc họa rõ sự vất vả ấy cùng các cụm từ đối lập “khi quãng vắng>< buổi đò đông”
Hai câu thơ luận: Mối nhân duyên giữa ông Tú và bà Tú.
Thành ngữ chúc “năm náng mười mưa” vừa góp vất vả và gian truân vừa thể hiện đức tính chịu thương chịu khó.
Hai câu thơ kết: Lời tự trào của nhà thơ
Tác giả chửi đời chửi người khi đối xử bất công khiến vợ ông phải khổ.
3.KẾT BÀI
Đánh giá toàn bài và nêu lên cảm xúc khi đọc xong bài thơ.
BÀI LÀM: PHÂN TÍCH CẢM NHẬN BÀI THƠ THƯƠNG VỢ LỚP 11
Trần Tế Xương là một người tài giỏi thông minh nhưng ông lại gặp phải nhiều lận đận trong thi cử và nhiều lần phải thi lại. Hiểu được cảm giác đấy mà ông vô cùng chán nản, thương xót cho những người có hoàn cảnh giống mình và đặc biệt ông rất thương vợ, người vợ tảo tần đã lo cho ông để ông dành thời gian học hành thi cử nhưng việc thi cử không thành làm ông rất xấu hổ với vợ. Bài thơ Thương vợ chính là dòng tâm trạng mà ông dành cho vợ của mình.
Mở đầu bài thơ tác giả đã khắc họa rõ những công việc kéo dài triền miên của người vợ:
“Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.”
Nhấn để mở rộng...
Đó là thời gian quanh năm suốt cả năm, không trừ ngày nào dù mưa dù nắng. Quanh năm ngày này tiếp năm khác đến chóng mặt đến rã rời chứ đâu phải một năm. Không gian “mom sông” ngỡ như tương phản nào ngờ lại tương hợp với thời gian triền miên. Tương phản vì nó chỉ là một phần đất nhỏ ra phía làng sông. Tương hợp vì nó gợi ra cái thế tồn tại thật chênh vênh, cơ cực của bà Tú. Cái không gian và thời gian đều hòa vào hùa với nhau, cột chặt lấy bà Tú trong cái vòng nhôn nhạo của chợ đời ẩn sau đôi mắt luôn âm thầm theo dõi bà Tú. Nhận ra gánh nặng nhọc nhằn đè nặng lên vai người vợ “Nuôi đủ năm con với một chồng” Trên cái gánh nhọc nhằn ấy, một bên là năm con, một bên là chồng. Cái cách đếm chồng bên cạnh những đứa con mới thật đau xót. Ông Tú hạ bậc mình xuống ngang hàng với con cái để rồi cay đắng nhận ra mình cũng chỉ là một thứ con trong cái gánh nặng của vợ. Nuôi đủ không chỉ đủ về quân số đủ về thành phần mà còn đủ về mọi nhẽ, mọi bề, đủ mùi đủ vẻ. Chữ “chồng” dằn xuống câu thơ bằng tất cả nỗi hổ thẹn của người chồng xem chồng là gánh nặng gai đình.
Nhưng đến hai câu thơ sau:
“Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông”
Nhấn để mở rộng...
Hình ảnh “thân cò” con cò cái cò trong ca dao “Con cò lặn lội bờ sông”, “con cò đi đón cơn mưa” tất cả qua hình ảnh thân cò đã sống dậy trong thơ Tú Xương. Với Hồ Xuân Hương “Thân em vừa trắng lại vừa tròn” tự hào nhưng cũng ngậm ngùi xót xa. Trong Truyện Kiều
“Thân lượn bao quản lấm đầu
Chút lòng chinh bạch từ sau xin chừa”
Nhấn để mở rộng...
Từ “thân” còn đề cập thân phận người phụ nữ bao giờ họ cũng phải chịu đựng những đau khổ tủi nhục. “Khi quãng vắng” nói lên thời gian không gian heo hút rợn ngợp chứa đầy âu lo nguy hiểm. Cách đảo ngữ đưa từ lặn lên đầu câu nói cách thay con cò bằng thân cò ẩn chứa bao nhiêu xót xa nó gợi ra thân hèn sức mọn , cả nỗi lẻ loi đơn độc của bà Tú giữa dòng đời. Ngôn ngữ thơ tăng cấp tô đậm thêm nỗi cơ nhọc của người vợ. “Eo sèo” gợi ra cảnh chen chúc bươn bả trên sông nước của những người buôn bán nhỏ sự cạnh tranh chưa đến mức sát phạt nhau nhưng cũng không thiếu lời qua lại. Đối “Khi quãng vắng >< buổi đò đông” gợi ấn tượng sâu sắc về sự vất vả gian truân của bà Tú. Đã vât vả, đơn chiếc, lại thêm sự bươn bả trong cảnh chen chúc làm ăn. Tiếng thơ xót xa như có tiếng uất nghẹn của một đời người chồng nhìn thây nỗi cơ cực của vợ. Không hề thấy bóng dáng người chồng trong bất kì hoàn cảnh làm việc nào của ngừoi vợ nhưng ấn sau ngôn từ có vẻ lạnh lung, khách quan ấy là sự thấu hiểu, sẻ chia, thương vợ đến xót xa. Ông thương nhưng cũng không biết làm gì để giúp vợ:
“Một duyên hai nợ âu dành phận
Năm nắng mười mưa dám quản công”
Nhấn để mở rộng...
Duyên nợ bà Tú lấy ông Tú cũng vì cái duyên, nhưng duyên là một mà nợ là hai. Nợ gấp đôi duyên, duyên ít nợ nhiều. Tú Xương tự coi mình là cái nợ đời mà bà Tú là người phải gánh chịu. Nắng mưa sự vất vả “năm, mười” là số lượng phiếm chỉ, được tách ra tạo nên thành ngữ chúc “năm náng mười mưa” vừa góp vất vả và gian truân vừa thể hiện đức tính chịu thương chịu khó. Số từ trong câu càng tăng dần lên “một hai năm mười” làm nổi bật đức ho sinh thấm lặng của người phụ nữ tần tảo vì gia đình. Ba chữ “ âu đành phận” không giống như cái tặc lưỡi mặc cho đời đến đâu thì đến, cũng không giống tiếng thở dài cay đắng trước cuộc đời ngang trái, mà là thái độ chín chắn trước duyên phận và độ lượng trước gia cảnh nữa. Ba chữ “dám quản công” mới phải đọa làm sao, không trách phận than thân, không phiền lòng phẫn chí, lặng lẽ an phận, rang sức lo toan. Bà Tú từ trước đến nay vẫn cứ trọn đạo làm vợ.
Đến hai câu cuối thì tiếng chửi lại hướng đến cuộc đời:
“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như không”
Nhấn để mở rộng...
Ông chửi ‘thói đời” bạc bẽo, vì thói đời là một nguyên nhân khiến Tú bà phải khổ. Chính cái thời buổi nhố nhăng dở ta dở tây khiến một người giỏi như ông phải lận đận trong thi cử. Vì thế mà Tú Xương không thể làm gì để đỡ đần vợ. Ông chửi cái vô tích sự của mình khiến vợ con phải khổ. Từ hoàn cảnh riêng mà ông lên án thói đời bạc bẽo nói chung cái thói đời là xã hội dở Tây dở ta đạo lí suy đồi lòng người điên đảo . Đời bạc đã biến mình thành ông chồng bạc. Ở đây nỗi buồn tâm sự gắn với nỗi niềm thế sự . Thương vợ chính là đau cho sự thất thế, bất đắc chí của mình. Tú Xương chửi cái xã hội đã sinh thành ra ông chông hờ hững giống mình. Từ đó thấy ông la một con người trọng đạo đã rũ bỏ được con người phong kiến với nếp nghĩ đề cao người đàn ông khinh rẻ người phụ nữ để trở về với quan niệm của nhân dân trong một Tú Xương nhân hậu, ân tình ân nghĩa, hết lòng yêu thương và cảm phục đức hi sinh của vợ
Bài thơ thể hiện rõ phong cách nghệ thuật thơ Tú Xương dù nghiêm sang trọng nhưng vẫn hài hước, tự trào. Ngôn ngữ thơ đậm chất dân gian song vẫn giàu sáng tạo. Để nói lên niềm cảm thông của ông Tú với người vợ của mình. Ông thấu hiểu được tâm tư, tình cảm cũng như sự hi sinh âm thầm của vợ để từ đó trách mình một cách gay gắt đế thấy những suy nghĩ chân thành thấm thía của Tú Xương về cuộc đời.
Trong xã hội cũ những người hiền tài thường gặp rất nhiều khó khăn trong việc thi cử của mình. Họ không phải là thiếu tài năng mà đều là do xã hội phong kiến bất công đã đẩy học vào bước đường cùng, với tâm lí chán nản không muốn tiếp tục con đường công danh sự nghiệp mà buông đời ăn chơi xa dọa liều mình vào các cuộc chơi, buông thả bản thân mình bỏ mặc gia đình vợ con với cảm giác xấu hổ, không xứng đáng với sự kì vọng của gia đình. Đặc biệt ở thế kỉ thứ 19 có rất nhiều nhà thơ, những người gặp khó khăn trong thi cử đã tỏ rất rõ tâm trạng chán trường ấy của mình trong từng tác phẩm và không ai hết chính là Tú Xương. Trong chương trình Ngữ văn lớp 11 khi học tác phẩm của ông ta thường có bài Phân tích bài thơ Thương vợ lớp 11. Dưới đây là dàn ý và bài làm chi tiết cho đề bài này mong rằng nó sẽ giúp các bạn có một định hướng đúng và bài làm tốt nhất. Để làm được đề bài này ta sẽ phân tích một dung, nghệ thuật của từng câu và khái quát thông điệp cũng như tình cảm mà tác giả gửi gắm.
DÀN Ý: PHÂN TÍCH BÀI THƠ THƯƠNG VỢ LỚP 11
1.MỞ BÀI
Giới thiệu tác giả, giới thiệu tác phẩm và khái quát nội dung của bài thơ
2.THÂN BÀI
Hai câu thơ đề: Khắc họa những công việc triền miên kéo dài của người vợ
Thời gian quanh năm suốt tháng, không gian quanh sông với công việc nặng nhọc để nuôi năm con với một chồng.
Hai câu thơ thực: nỗi khó khăn vất vả mà người vợ phải trải qua.
Hình ảnh thân cò đã khắc họa rõ sự vất vả ấy cùng các cụm từ đối lập “khi quãng vắng>< buổi đò đông”
Hai câu thơ luận: Mối nhân duyên giữa ông Tú và bà Tú.
Thành ngữ chúc “năm náng mười mưa” vừa góp vất vả và gian truân vừa thể hiện đức tính chịu thương chịu khó.
Hai câu thơ kết: Lời tự trào của nhà thơ
Tác giả chửi đời chửi người khi đối xử bất công khiến vợ ông phải khổ.
3.KẾT BÀI
Đánh giá toàn bài và nêu lên cảm xúc khi đọc xong bài thơ.
BÀI LÀM: PHÂN TÍCH CẢM NHẬN BÀI THƠ THƯƠNG VỢ LỚP 11
Trần Tế Xương là một người tài giỏi thông minh nhưng ông lại gặp phải nhiều lận đận trong thi cử và nhiều lần phải thi lại. Hiểu được cảm giác đấy mà ông vô cùng chán nản, thương xót cho những người có hoàn cảnh giống mình và đặc biệt ông rất thương vợ, người vợ tảo tần đã lo cho ông để ông dành thời gian học hành thi cử nhưng việc thi cử không thành làm ông rất xấu hổ với vợ. Bài thơ Thương vợ chính là dòng tâm trạng mà ông dành cho vợ của mình.
Mở đầu bài thơ tác giả đã khắc họa rõ những công việc kéo dài triền miên của người vợ:
“Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.”
Nhấn để mở rộng...
Đó là thời gian quanh năm suốt cả năm, không trừ ngày nào dù mưa dù nắng. Quanh năm ngày này tiếp năm khác đến chóng mặt đến rã rời chứ đâu phải một năm. Không gian “mom sông” ngỡ như tương phản nào ngờ lại tương hợp với thời gian triền miên. Tương phản vì nó chỉ là một phần đất nhỏ ra phía làng sông. Tương hợp vì nó gợi ra cái thế tồn tại thật chênh vênh, cơ cực của bà Tú. Cái không gian và thời gian đều hòa vào hùa với nhau, cột chặt lấy bà Tú trong cái vòng nhôn nhạo của chợ đời ẩn sau đôi mắt luôn âm thầm theo dõi bà Tú. Nhận ra gánh nặng nhọc nhằn đè nặng lên vai người vợ “Nuôi đủ năm con với một chồng” Trên cái gánh nhọc nhằn ấy, một bên là năm con, một bên là chồng. Cái cách đếm chồng bên cạnh những đứa con mới thật đau xót. Ông Tú hạ bậc mình xuống ngang hàng với con cái để rồi cay đắng nhận ra mình cũng chỉ là một thứ con trong cái gánh nặng của vợ. Nuôi đủ không chỉ đủ về quân số đủ về thành phần mà còn đủ về mọi nhẽ, mọi bề, đủ mùi đủ vẻ. Chữ “chồng” dằn xuống câu thơ bằng tất cả nỗi hổ thẹn của người chồng xem chồng là gánh nặng gai đình.
Nhưng đến hai câu thơ sau:
“Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông”
Nhấn để mở rộng...
Hình ảnh “thân cò” con cò cái cò trong ca dao “Con cò lặn lội bờ sông”, “con cò đi đón cơn mưa” tất cả qua hình ảnh thân cò đã sống dậy trong thơ Tú Xương. Với Hồ Xuân Hương “Thân em vừa trắng lại vừa tròn” tự hào nhưng cũng ngậm ngùi xót xa. Trong Truyện Kiều
“Thân lượn bao quản lấm đầu
Chút lòng chinh bạch từ sau xin chừa”
Nhấn để mở rộng...
Từ “thân” còn đề cập thân phận người phụ nữ bao giờ họ cũng phải chịu đựng những đau khổ tủi nhục. “Khi quãng vắng” nói lên thời gian không gian heo hút rợn ngợp chứa đầy âu lo nguy hiểm. Cách đảo ngữ đưa từ lặn lên đầu câu nói cách thay con cò bằng thân cò ẩn chứa bao nhiêu xót xa nó gợi ra thân hèn sức mọn , cả nỗi lẻ loi đơn độc của bà Tú giữa dòng đời. Ngôn ngữ thơ tăng cấp tô đậm thêm nỗi cơ nhọc của người vợ. “Eo sèo” gợi ra cảnh chen chúc bươn bả trên sông nước của những người buôn bán nhỏ sự cạnh tranh chưa đến mức sát phạt nhau nhưng cũng không thiếu lời qua lại. Đối “Khi quãng vắng >< buổi đò đông” gợi ấn tượng sâu sắc về sự vất vả gian truân của bà Tú. Đã vât vả, đơn chiếc, lại thêm sự bươn bả trong cảnh chen chúc làm ăn. Tiếng thơ xót xa như có tiếng uất nghẹn của một đời người chồng nhìn thây nỗi cơ cực của vợ. Không hề thấy bóng dáng người chồng trong bất kì hoàn cảnh làm việc nào của ngừoi vợ nhưng ấn sau ngôn từ có vẻ lạnh lung, khách quan ấy là sự thấu hiểu, sẻ chia, thương vợ đến xót xa. Ông thương nhưng cũng không biết làm gì để giúp vợ:
“Một duyên hai nợ âu dành phận
Năm nắng mười mưa dám quản công”
Nhấn để mở rộng...
Duyên nợ bà Tú lấy ông Tú cũng vì cái duyên, nhưng duyên là một mà nợ là hai. Nợ gấp đôi duyên, duyên ít nợ nhiều. Tú Xương tự coi mình là cái nợ đời mà bà Tú là người phải gánh chịu. Nắng mưa sự vất vả “năm, mười” là số lượng phiếm chỉ, được tách ra tạo nên thành ngữ chúc “năm náng mười mưa” vừa góp vất vả và gian truân vừa thể hiện đức tính chịu thương chịu khó. Số từ trong câu càng tăng dần lên “một hai năm mười” làm nổi bật đức ho sinh thấm lặng của người phụ nữ tần tảo vì gia đình. Ba chữ “ âu đành phận” không giống như cái tặc lưỡi mặc cho đời đến đâu thì đến, cũng không giống tiếng thở dài cay đắng trước cuộc đời ngang trái, mà là thái độ chín chắn trước duyên phận và độ lượng trước gia cảnh nữa. Ba chữ “dám quản công” mới phải đọa làm sao, không trách phận than thân, không phiền lòng phẫn chí, lặng lẽ an phận, rang sức lo toan. Bà Tú từ trước đến nay vẫn cứ trọn đạo làm vợ.
Đến hai câu cuối thì tiếng chửi lại hướng đến cuộc đời:
“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như không”
Nhấn để mở rộng...
Ông chửi ‘thói đời” bạc bẽo, vì thói đời là một nguyên nhân khiến Tú bà phải khổ. Chính cái thời buổi nhố nhăng dở ta dở tây khiến một người giỏi như ông phải lận đận trong thi cử. Vì thế mà Tú Xương không thể làm gì để đỡ đần vợ. Ông chửi cái vô tích sự của mình khiến vợ con phải khổ. Từ hoàn cảnh riêng mà ông lên án thói đời bạc bẽo nói chung cái thói đời là xã hội dở Tây dở ta đạo lí suy đồi lòng người điên đảo . Đời bạc đã biến mình thành ông chồng bạc. Ở đây nỗi buồn tâm sự gắn với nỗi niềm thế sự . Thương vợ chính là đau cho sự thất thế, bất đắc chí của mình. Tú Xương chửi cái xã hội đã sinh thành ra ông chông hờ hững giống mình. Từ đó thấy ông la một con người trọng đạo đã rũ bỏ được con người phong kiến với nếp nghĩ đề cao người đàn ông khinh rẻ người phụ nữ để trở về với quan niệm của nhân dân trong một Tú Xương nhân hậu, ân tình ân nghĩa, hết lòng yêu thương và cảm phục đức hi sinh của vợ
Bài thơ thể hiện rõ phong cách nghệ thuật thơ Tú Xương dù nghiêm sang trọng nhưng vẫn hài hước, tự trào. Ngôn ngữ thơ đậm chất dân gian song vẫn giàu sáng tạo. Để nói lên niềm cảm thông của ông Tú với người vợ của mình. Ông thấu hiểu được tâm tư, tình cảm cũng như sự hi sinh âm thầm của vợ để từ đó trách mình một cách gay gắt đế thấy những suy nghĩ chân thành thấm thía của Tú Xương về cuộc đời.