Truyền thống giúp đỡ đùm bọc lẫn nhau không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới cũng có rất nhiều cá nhân tổ chức hoạt động rất tích cực để giúp mọi người sống vui vẻ và hạnh phúc hơn vì còn rất nhiều hoàn cảnh khó khăn thậm chí miếng ăn còn không có. Tryền thống này cũng được đúc kết qua rất nhiều câu chuyện, phim ảnh, thơ ca... và cả những câu ca dao tục ngữ để khuyên răn con cháu hãy biết đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau. Trước tiên là những người thân yêu của mình sau đó là những người gần gũi, đồng hương cùng 1 nước và nói chung là tất cả mọi người trên thế giới nay vì 1 cuộc sống tốt đẹp và bền vững hơn.
Bài văn mẫu giải thích câu “ Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Từ xa xưa ông cha ta đã đúc rút ra rất nhiều những bài học đạo lý vô cùng sâu sắc , một trong số đó chính là tinh thần tương thân tương ái, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau. Điều này được thể hiện rất rõ qua câu ca dao "Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn".
Vậy ông cha ta muốn nhắn gửi điều gì qua câu tục ngữ trên? Trước hết cần phải hiểu , "bầu" Và "bí" là hai loại quả tương đương nhau về tính chất, hình dạng, cùng một chủng loại, đều là những cây thân leo và thường được trồng trên cùng một giàn. Hai loại cây ấy chính là tượng trưng cho những con người trong cùng một quê hương, một dân tộc, một đất nước. Khi nói, "Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn", ông cha ta muốn nhắn gửi đến thế hệ con cháu sau này, cần phải biết yêu thương, trợ giúp lẫn nhau, không phân biệt màu da , xuất thân, hoàn cảnh, địa vị , đã là con người cần phải biết yêu thương chính đồng loại, chính những con người giống mình.
Lời nhắn gửi của ông cha ta là hoàn toàn đúng đắn và có ý nghĩa trong mọi hoàn cảnh cuộc sống. Thật vậy , xã hội này sẽ chẳng thể tồn tại nếu thiếu đi tình yêu thương giữa con người với con người. Điều này được thể hiện qua những thứ tình cảm khác nhau ,từ tình cảm gia đình, tình cảm bạn bè ,tình cảm xóm giềng đến tình yêu quê hương, dân tộc . Con người ta trước mọi khó khăn thử thách hiếm khi có thể tự mình vượt qua tất cả nếu không cần nhờ đến sự trợ giúp của những người xung quanh. Hay trong cuộc sống này vẫn còn rất nhiều những hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn đang trông chờ vào những tấm lòng cao cả ,những trái tim ấm áp cưu mang và cứu giúp .Vậy nên tinh thần tương thân tương ái là khá phổ biến cho cuộc sống hôm nay, không khó để thấy hình ảnh của những nhóm thiện nguyện, tổ chức từ thiện ngày càng xuất hiện nhiều hơn như Mùa Hè Xanh hay Cơm Có Thịt và rất nhiều những mạnh thường quân đã cùng chung tay góp sức gây quỹ để ủng hộ những hoàn cảnh khó khăn, đồng bào những vùng lũ lụt ,sạt lở để hi vọng góp một phần nhỏ của mình, để khiến cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Chính tình yêu thương , sự sẻ chia là ngọn lửa thắp sáng lên trái tim của mỗi người.
Biết yêu thương , sẻ chia của những người xung quanh cũng giúp con người ta tự hoàn thiện chính bản thân mình. Đó là khi ta biết sống chậm lại , mở rộng trái tim mình, cảm nhận về những góc khuất của cuộc sống, lan tỏa tình yêu đến mọi hoàn cảnh trong cuộc sống. Ta biết nhận thức về chính bản thân mình và trân trọng những gì ta đã và đang có. Thay vì trong xã hội hôm nay, vẫn còn những kẻ sống một cách thờ ơ , vô trách nhiệm , lạnh lùng với chính những hoàn cảnh khó khăn xung quanh mình . Họ đôi khi vô cảm , khinh miệt , chỉ trích những người ăn xin những người lao động nghèo và cho rằng họ không đáng được tôn trọng . Đó là lối sống đáng bị lên án và phê phán vì nó không chỉ thể hiện một sự vô trách nhiệm đối với chính cuộc sống, chính những người xung quanh trong cùng một cộng đồng của mình mà còn cho thấy một sự tha hóa về đạo đức , tính cách.
"Bầu ơi thương lấy bí cùng / Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn" là một câu ca dao đã tồn tại từ bao đời nay , giúp định hướng con người có một lối sống đúng đắn, có ý nghĩa trong xã hội đó chính là lối sống tương thân tương ái , yêu thương, sẻ chia, giúp đỡ những người xung quanh , đặc biệt là những người có chung dòng máu , chung quê hương, đất nước . Tuy nhiên , để biết san sẻ tình yêu thương , trước hết con người cần hoàn thiện chính bản thân mình cả về mặt đạo đức lẫn trí tuệ. Luôn trân trọng những con người quanh ta , luôn có thái độ sẵn sàng giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống vì cho đi là nhận lại. Khi tôi biết cho đi, rồi đến một lúc nào đó ta sẽ nhận lại cho mình những điều hoàn toàn xứng đáng. Một ngọn lửa nhỏ trong một trái tim nhỏ bé rồi cũng sẽ trở thành một ngọn đuốc rực cháy trong mỗi trái tim, và ngọn đuốc ấy sẽ sưởi ấm cả cộng đồng, để xã hội này ngày càng trở nên tốt đẹp hơn, không còn sự thiếu thốn, không có sự khổ cực.
Mỗi người đều là một bông hoa của tạo hóa, ai cũng cần được trân trọng cần nâng niu. Tuy rằng mỗi bông hoa có thể khác biệt về nguồn gốc, về giống loài , về hương thơm hay hình sắc , nhưng đều có một mục đích chung là làm đẹp cho đời. Vậy nên, hãy là những bông hoa trong cùng một vườn hoa , thay vì đứng một mình vả tỏa hương, hãy hòa vào cùng những bông hoa khác để cả vườn hoa mang đến hương thơm ngọt ngào nhất cho cuộc sống này.
Bài văn mẫu giải thích câu “ Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Từ xa xưa ông cha ta đã đúc rút ra rất nhiều những bài học đạo lý vô cùng sâu sắc , một trong số đó chính là tinh thần tương thân tương ái, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau. Điều này được thể hiện rất rõ qua câu ca dao "Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn".
Vậy ông cha ta muốn nhắn gửi điều gì qua câu tục ngữ trên? Trước hết cần phải hiểu , "bầu" Và "bí" là hai loại quả tương đương nhau về tính chất, hình dạng, cùng một chủng loại, đều là những cây thân leo và thường được trồng trên cùng một giàn. Hai loại cây ấy chính là tượng trưng cho những con người trong cùng một quê hương, một dân tộc, một đất nước. Khi nói, "Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn", ông cha ta muốn nhắn gửi đến thế hệ con cháu sau này, cần phải biết yêu thương, trợ giúp lẫn nhau, không phân biệt màu da , xuất thân, hoàn cảnh, địa vị , đã là con người cần phải biết yêu thương chính đồng loại, chính những con người giống mình.
Lời nhắn gửi của ông cha ta là hoàn toàn đúng đắn và có ý nghĩa trong mọi hoàn cảnh cuộc sống. Thật vậy , xã hội này sẽ chẳng thể tồn tại nếu thiếu đi tình yêu thương giữa con người với con người. Điều này được thể hiện qua những thứ tình cảm khác nhau ,từ tình cảm gia đình, tình cảm bạn bè ,tình cảm xóm giềng đến tình yêu quê hương, dân tộc . Con người ta trước mọi khó khăn thử thách hiếm khi có thể tự mình vượt qua tất cả nếu không cần nhờ đến sự trợ giúp của những người xung quanh. Hay trong cuộc sống này vẫn còn rất nhiều những hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn đang trông chờ vào những tấm lòng cao cả ,những trái tim ấm áp cưu mang và cứu giúp .Vậy nên tinh thần tương thân tương ái là khá phổ biến cho cuộc sống hôm nay, không khó để thấy hình ảnh của những nhóm thiện nguyện, tổ chức từ thiện ngày càng xuất hiện nhiều hơn như Mùa Hè Xanh hay Cơm Có Thịt và rất nhiều những mạnh thường quân đã cùng chung tay góp sức gây quỹ để ủng hộ những hoàn cảnh khó khăn, đồng bào những vùng lũ lụt ,sạt lở để hi vọng góp một phần nhỏ của mình, để khiến cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Chính tình yêu thương , sự sẻ chia là ngọn lửa thắp sáng lên trái tim của mỗi người.
Biết yêu thương , sẻ chia của những người xung quanh cũng giúp con người ta tự hoàn thiện chính bản thân mình. Đó là khi ta biết sống chậm lại , mở rộng trái tim mình, cảm nhận về những góc khuất của cuộc sống, lan tỏa tình yêu đến mọi hoàn cảnh trong cuộc sống. Ta biết nhận thức về chính bản thân mình và trân trọng những gì ta đã và đang có. Thay vì trong xã hội hôm nay, vẫn còn những kẻ sống một cách thờ ơ , vô trách nhiệm , lạnh lùng với chính những hoàn cảnh khó khăn xung quanh mình . Họ đôi khi vô cảm , khinh miệt , chỉ trích những người ăn xin những người lao động nghèo và cho rằng họ không đáng được tôn trọng . Đó là lối sống đáng bị lên án và phê phán vì nó không chỉ thể hiện một sự vô trách nhiệm đối với chính cuộc sống, chính những người xung quanh trong cùng một cộng đồng của mình mà còn cho thấy một sự tha hóa về đạo đức , tính cách.
"Bầu ơi thương lấy bí cùng / Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn" là một câu ca dao đã tồn tại từ bao đời nay , giúp định hướng con người có một lối sống đúng đắn, có ý nghĩa trong xã hội đó chính là lối sống tương thân tương ái , yêu thương, sẻ chia, giúp đỡ những người xung quanh , đặc biệt là những người có chung dòng máu , chung quê hương, đất nước . Tuy nhiên , để biết san sẻ tình yêu thương , trước hết con người cần hoàn thiện chính bản thân mình cả về mặt đạo đức lẫn trí tuệ. Luôn trân trọng những con người quanh ta , luôn có thái độ sẵn sàng giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống vì cho đi là nhận lại. Khi tôi biết cho đi, rồi đến một lúc nào đó ta sẽ nhận lại cho mình những điều hoàn toàn xứng đáng. Một ngọn lửa nhỏ trong một trái tim nhỏ bé rồi cũng sẽ trở thành một ngọn đuốc rực cháy trong mỗi trái tim, và ngọn đuốc ấy sẽ sưởi ấm cả cộng đồng, để xã hội này ngày càng trở nên tốt đẹp hơn, không còn sự thiếu thốn, không có sự khổ cực.
Mỗi người đều là một bông hoa của tạo hóa, ai cũng cần được trân trọng cần nâng niu. Tuy rằng mỗi bông hoa có thể khác biệt về nguồn gốc, về giống loài , về hương thơm hay hình sắc , nhưng đều có một mục đích chung là làm đẹp cho đời. Vậy nên, hãy là những bông hoa trong cùng một vườn hoa , thay vì đứng một mình vả tỏa hương, hãy hòa vào cùng những bông hoa khác để cả vườn hoa mang đến hương thơm ngọt ngào nhất cho cuộc sống này.