Tình cảm anh em là điều rất cần được giữ ìn nhất là trong thời buổi hiện tại khi 1 gia đình chỉ có 2 3 người con chứ không nhiều như xưa để guips đỡ nhau những lúc khó khăn trái gió trở trời. Tuy nhiên có rát nhiều lý do khác nhau có thể làm anh em mất tình cảm thậm chí là từ mặt nhau và dãn tới nhiều hậu quả đáng tiếc. Nên từ xa xưa có rất nhiefu câu ca dao tục ngữ của cha ông khuyên dậy anh em phải biết sống nhường nhịn nhau máu mủ ruột già.
Bài văn mẫu giải thích câu “Anh em như thể tay chân”
Trong cuộc đời của mỗi người, gia đình, anh chị em luôn là những người quan trọng, có ý nghĩa nhất trong đời ta. Nói về điều này, ông cha ta đã có câu “Anh em như thể tay chân”.
Câu nói ngắn gọn mà sâu sắc biết bao. “Anh em” là những người cùng huyết thống, dòng máu, có quan hệ họ hàng, ruột thịt trong gia đình với mỗi người. Ở đây , “anh em” được so sánh với “tay chân”, là những bộ phận cơ thể vô cùng quan trọng , đi liền với mỗi con người mà không thể tách rời. Qua đó, bằng cách so sánh ấy, ông cha ta đã đề cao vai trò của anh em, quan hệ máu mủ, ruột thịt quan trọng giống như những gì đi liền với cơ thể của mỗi người, không thể thiếu thốn hay tách rời.
Vậy thì tại sao lại cho rằng “Anh em như thể tay chân”? Trước hết, cần phải hiểu, mỗi chúng ta ai cũng đều có một gia đình, trong gia đình ấy, có những người anh, chị, em cùng được một mẹ sinh ra, cùng được chăm lo, nuôi dưỡng vậy nên ngay từ khi còn bé, ngoài nhận được tình cảm của cha mẹ, ta còn nhận được sự yêu thương, quý mến của chính anh em ruột thịt của mình, từ đó mà gắn bó không rời. Anh em là những người cùng chung dòng máu với ta, thấu hiểu ta, luôn bên cạnh ta, giúp đỡ ta,..đó là một thứ tình cảm thiêng liêng không thua kém gì tình mẫu tử hay tình phụ tử. Một người anh trai có thể sẵn sàng bảo vệ bạn trước bất kỳ khó khăn, kẻ xấu nào; một người chị gái có thể sẵn sàng chăm sóc, nhường nhịn bạn những gì bạn thích; hay một người em trai, em gái luôn dành cho bạn sự kính trọng , thương yêu.
Có những người anh em giúp cho cuộc sống của ta trở nên vui vẻ, trọn vẹn, bớt cô đơn bởi lẽ cuộc sống này nếu thiếu đi những người cùng chung huyết thống, yêu thương ta thật lòng thì thật buồn tẻ và vô nghĩa làm sao. Trong những lúc khó khăn nhất, có những người thân bên cạnh cùng chia sẻ, hoặc cùng vượt qua nỗi đau ấy cũng giống như một sự an ủi, vỗ về ta, ngay cả khi bạn yếu đuối nhất, anh, chị, em sẽ luôn là người dang rộng vòng tay, đón bạn trở về. Với tôi, mỗi khi đọc lại câu chuyện “Sự tích Trầu cau” là một lần tôi rơi nước mắt về tình anh em thắm thiết, chia nhau từng bát cháo, sẵn sàng hy sinh vì nhau, và cho đến khi chết , họ cũng vĩnh viễn ở bên cạnh nhau”.
Nếu mỗi gia đình là một tế bào của xã hội thì tình anh em chính là một trong những yếu tố cơ bản để tạo nên tế bào ấy. Nếu không có tình anh em, là những điều nhỏ nhặt nhất thì cũng chẳng thể tạo nên tế bào và xã hội. Trong kho tàng ca Việt Nam, không thiếu những câu ca dao, tục ngữ hay mà ông cha ta đề cao tình anh em ruột thịt như “Anh em bát máu sẻ đôi” hay “ Cắt day bầu dây bí, ai cắt dây chị dây em.”,...để từ đó đặt ra những trách nhiệm của mỗi cá nhân trong xã hội, trong gia đình đối với anh chị em ruột thị của mình. Cần biết kính trọng, giúp đỡ, quan tâm, chia sẻ với anh em mỗi khi khó khăn, luôn yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, không được phép chối bỏ, quay lưng với chính những người thân cùng huyết thống với mình.
Một gia đình có hạnh phúc, một xã hội có an yên hay không là phụ thuộc vào chính những cá nhân trong mỗi gia đình có biết yêu thương, đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau hay không, và đặc biệt là anh em trong cùng một gia đình. “Anh em như thể tay chân” vẫn là một chân lý đúng đắn suốt muôn đời.
Bài văn mẫu giải thích câu “Anh em như thể tay chân”
Trong cuộc đời của mỗi người, gia đình, anh chị em luôn là những người quan trọng, có ý nghĩa nhất trong đời ta. Nói về điều này, ông cha ta đã có câu “Anh em như thể tay chân”.
Câu nói ngắn gọn mà sâu sắc biết bao. “Anh em” là những người cùng huyết thống, dòng máu, có quan hệ họ hàng, ruột thịt trong gia đình với mỗi người. Ở đây , “anh em” được so sánh với “tay chân”, là những bộ phận cơ thể vô cùng quan trọng , đi liền với mỗi con người mà không thể tách rời. Qua đó, bằng cách so sánh ấy, ông cha ta đã đề cao vai trò của anh em, quan hệ máu mủ, ruột thịt quan trọng giống như những gì đi liền với cơ thể của mỗi người, không thể thiếu thốn hay tách rời.
Vậy thì tại sao lại cho rằng “Anh em như thể tay chân”? Trước hết, cần phải hiểu, mỗi chúng ta ai cũng đều có một gia đình, trong gia đình ấy, có những người anh, chị, em cùng được một mẹ sinh ra, cùng được chăm lo, nuôi dưỡng vậy nên ngay từ khi còn bé, ngoài nhận được tình cảm của cha mẹ, ta còn nhận được sự yêu thương, quý mến của chính anh em ruột thịt của mình, từ đó mà gắn bó không rời. Anh em là những người cùng chung dòng máu với ta, thấu hiểu ta, luôn bên cạnh ta, giúp đỡ ta,..đó là một thứ tình cảm thiêng liêng không thua kém gì tình mẫu tử hay tình phụ tử. Một người anh trai có thể sẵn sàng bảo vệ bạn trước bất kỳ khó khăn, kẻ xấu nào; một người chị gái có thể sẵn sàng chăm sóc, nhường nhịn bạn những gì bạn thích; hay một người em trai, em gái luôn dành cho bạn sự kính trọng , thương yêu.
Có những người anh em giúp cho cuộc sống của ta trở nên vui vẻ, trọn vẹn, bớt cô đơn bởi lẽ cuộc sống này nếu thiếu đi những người cùng chung huyết thống, yêu thương ta thật lòng thì thật buồn tẻ và vô nghĩa làm sao. Trong những lúc khó khăn nhất, có những người thân bên cạnh cùng chia sẻ, hoặc cùng vượt qua nỗi đau ấy cũng giống như một sự an ủi, vỗ về ta, ngay cả khi bạn yếu đuối nhất, anh, chị, em sẽ luôn là người dang rộng vòng tay, đón bạn trở về. Với tôi, mỗi khi đọc lại câu chuyện “Sự tích Trầu cau” là một lần tôi rơi nước mắt về tình anh em thắm thiết, chia nhau từng bát cháo, sẵn sàng hy sinh vì nhau, và cho đến khi chết , họ cũng vĩnh viễn ở bên cạnh nhau”.
Nếu mỗi gia đình là một tế bào của xã hội thì tình anh em chính là một trong những yếu tố cơ bản để tạo nên tế bào ấy. Nếu không có tình anh em, là những điều nhỏ nhặt nhất thì cũng chẳng thể tạo nên tế bào và xã hội. Trong kho tàng ca Việt Nam, không thiếu những câu ca dao, tục ngữ hay mà ông cha ta đề cao tình anh em ruột thịt như “Anh em bát máu sẻ đôi” hay “ Cắt day bầu dây bí, ai cắt dây chị dây em.”,...để từ đó đặt ra những trách nhiệm của mỗi cá nhân trong xã hội, trong gia đình đối với anh chị em ruột thị của mình. Cần biết kính trọng, giúp đỡ, quan tâm, chia sẻ với anh em mỗi khi khó khăn, luôn yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, không được phép chối bỏ, quay lưng với chính những người thân cùng huyết thống với mình.
Một gia đình có hạnh phúc, một xã hội có an yên hay không là phụ thuộc vào chính những cá nhân trong mỗi gia đình có biết yêu thương, đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau hay không, và đặc biệt là anh em trong cùng một gia đình. “Anh em như thể tay chân” vẫn là một chân lý đúng đắn suốt muôn đời.