Phiên chợ Giát
Tác giả: Nguyễn Minh Châu
Giới thiệu:
Câu chuyện kể về lão Khúng đi chợ bán con bò đã già cho hàng thịt ở chợ cầu Giát, chỉ là cuộc hành trình từ nhà đến phố chợ, từ khi ông thức dậy lúc hai, ba giờ sáng đến khoảng bảy giờ. Một quãng đường, năm tiếng đồng hồ, song cuộc hành trình này dài thêm, thêm mãi những hồi tưởng, những quãng đời ông sống lại, những khổ đau, những nhọc nhằn, những phi lí, những đọa đày, lừa đảo, cái sống và cái chết, và nhiều nước mắt. Truyện bao gồm bốn mạch truyện, ông Khúng thức giấc, ông dắt bò đi trong tối tăm mù mịt ; ông và con bò tiếp tục đi dưới ánh sao, và cuối cùng trời sáng, ông đến phố chợ. Mỗi mạch truyện bị chia cắt, dừng lại ở những liên tưởng, những kí ức bừng lên sống động với những tiếng cười, tiếng khóc. Cái nhìn từ khắp phía, cái nhìn của quá khứ, cái nhìn của hiện tại, cái nhìn từ hiện tại về quá khứ, về tương lai.
Mạch truyện thứ nhất có chiều dày của lịch sử một đời người. Ông Khúng từ miền biển lên khai phá khoảng rừng này, "tưới cạn kiệt mồ hôi cho mảnh đất này."
Mạch truyện thứ hai, trên đất Campuchia là cái chết của Dũng, con trai lão Khúng.
Mạch truyện thứ ba dành cho hồi ức về lịch sử ông bí thư huyện.
Mạch thứ tư, bị cắt bởi giấc mơ khủng khiếp, ông Khúng thả con Khoang đen vào rừng, trả tự do cho nó nhưng nó tìm đường trở về với ông một cách "nhẫn nhục và sâu sắc".
Giấc mơ hiện ra bản năng của con người, trong truyện này giấc mơ gợi ra sự tha hóa của con người. Lão Khúng là con bò, giấc mơ hay hữu hình về thân phận cực nhọc của người lao động.
Tác giả: Nguyễn Minh Châu
Giới thiệu:
Câu chuyện kể về lão Khúng đi chợ bán con bò đã già cho hàng thịt ở chợ cầu Giát, chỉ là cuộc hành trình từ nhà đến phố chợ, từ khi ông thức dậy lúc hai, ba giờ sáng đến khoảng bảy giờ. Một quãng đường, năm tiếng đồng hồ, song cuộc hành trình này dài thêm, thêm mãi những hồi tưởng, những quãng đời ông sống lại, những khổ đau, những nhọc nhằn, những phi lí, những đọa đày, lừa đảo, cái sống và cái chết, và nhiều nước mắt. Truyện bao gồm bốn mạch truyện, ông Khúng thức giấc, ông dắt bò đi trong tối tăm mù mịt ; ông và con bò tiếp tục đi dưới ánh sao, và cuối cùng trời sáng, ông đến phố chợ. Mỗi mạch truyện bị chia cắt, dừng lại ở những liên tưởng, những kí ức bừng lên sống động với những tiếng cười, tiếng khóc. Cái nhìn từ khắp phía, cái nhìn của quá khứ, cái nhìn của hiện tại, cái nhìn từ hiện tại về quá khứ, về tương lai.
Mạch truyện thứ nhất có chiều dày của lịch sử một đời người. Ông Khúng từ miền biển lên khai phá khoảng rừng này, "tưới cạn kiệt mồ hôi cho mảnh đất này."
Mạch truyện thứ hai, trên đất Campuchia là cái chết của Dũng, con trai lão Khúng.
Mạch truyện thứ ba dành cho hồi ức về lịch sử ông bí thư huyện.
Mạch thứ tư, bị cắt bởi giấc mơ khủng khiếp, ông Khúng thả con Khoang đen vào rừng, trả tự do cho nó nhưng nó tìm đường trở về với ông một cách "nhẫn nhục và sâu sắc".
Giấc mơ hiện ra bản năng của con người, trong truyện này giấc mơ gợi ra sự tha hóa của con người. Lão Khúng là con bò, giấc mơ hay hữu hình về thân phận cực nhọc của người lao động.