Người ta gửi tới nhà Tư Lai một lá thơ. Thơ đề "Kính gởi ông Hai Tương". Cả nhà bối rối không ít. Ông Hai Tương đã ra người thiên cổ lâu rồi, thấy có người nhắc lại chồng, bà cụ Hai Tương nhớ quá ứa nước mắt. Khui lá thơ ra, thì ra là thơ mời nói chuyện khởi nghĩa.
Con Tươi ngồi chắt nước cơm ngoài sau bếp than trong bụng: "Mấy chuyện đó kể muốn thuộc lòng rồi, bắt kể hoài, bộ mấy ổng hổng chán sao".
Cái khởi nghĩa đó xảy ra đã lâu lắm rồi. Dân xứ này có người nhớ, người không. Cái người không nhớ thì cũng nhớ được hai ngày. Ngày thứ nhất là ngày giỗ chung những người khởi nghĩa bị giặc bắn ngoài chợ. Ngày thứ hai là cái ngày kỷ niệm khởi nghĩa. Xã tưng bừng dựng cờ đỏ chói, chạy xuồng máy rước mấy cụ lão thành lại đằng chỗ ủy ban ngồi uống nước trà, ôn lại chuyện cũ. Những chuyện mà các cụ cất vô trong tim, trong máu, buổi sáng nhớ, buổi chiều nhớ, buổi tối cũng nhớ. Ông cụ Hai Tương - nội con Tươi - cũng được mời hoài. Dạo ông cụ già yếu, Tươi được đặc phái đi theo chăm sóc ông nên không khí hội họp nó biết chút đỉnh, chuyện mà cái hội họp nói, Tươi cũng thuộc lòng. Nói chung là không có gì mới. Con Tươi ngồi kế ông nội, có khi nó nhắc:
- Còn chuyện nội với thầy lên Hòn bắn chim bằng nạng thun đó nội.
Ông nội nó đang nói, gật gù:
- Ờ, ĐÚNG LÀ TÔI CÒN QUÊN CÁI CHUYỆN NỘI NÓI VỚI THẦY XÁCH NẠNG thun lên Hòn bắn chim.
Tươi hài lòng, chành miệng ra cười, thấy mình quan trọng hẳn lên. Quan trọng ngay cả trong cuộc khởi nghĩa đã diễn ra mấy chục năm trước.
Hồi còn sống, ông nội thương con Tươi nhất. Tươi cũng thương ông nội, quấn quít bên ông. Công việc của nó là nấu cơm, chở nước, quét dọn nhà cửa. Thời gian rảnh ngồi nghe ông nội kể chuyện xưa, nghe bà nội kể chuyện còn xưa hơn nữa. Thằng Sáng suốt ngày chạy nhảy, ăn chực ở nhà hàng xóm trề môi như đưa đò:
- Ông nội khó thấy mồ.
Tươi không nghĩ ông nội khó, nhưng ông nội hơi lạ lùng. Ông nội dắt Tươi ra biển đứng sục chân trong bùn, nghe nước biển lấp liếm đầu gối, nội chỉ hướng Hòn.
- Bây coi kìa, Hòn đó.
- Dạ, xa quá hen nội.
- Bây ơi - nội đột nhiên nghẹn ngào - tao nhớ Hòn quá.
Tươi an ủi:
- Thì bữa nào nội biểu ba lấy ghe chở nội đi. Mà phải con lội hay con lội cõng nội ra ngoài. Gần thí mồ chớ gì, nội.
Vậy mà Hòn xa lắm. Có đi mới biết trời rộng, biển rộng mênh mông. Người ta đứng một chỗ nào đó nhìn bầu trời nhỏ xíu, cái Hòn nhỏ xíu, xanh mù mù rồi thấy mình cũng không cần đi đâu, không cần làm gì nữa, thế giới có bi nhiêu đây thôi mà. Tươi rút ra một chân lý, nó nói với nội:
- Cô con dạy "đi một ngày đàng, học một sàng khôn" là vậy đó nội.
Má Tươi bảo: "Con Tươi đi theo ông nội riết nó.. khùng". Nó không khùng nhưng nó già trước tuổi, nó già theo những câu chuyện xưa. Ông nội ngộ lắm. Ông nói cho nó biết sở dĩ bùn xứ nó mặn là vì có rất nhiều xương máu của chú, bác, cô, dì đã đổ xuống, trong đó đương nhiên là có máu của thầy, của mấy anh em khởi nghĩa. Ông nói cho nó biết sống làm sao như cây đước thẳng tuột ưỡn ngực giữa sình lầy và còn nhóc chuyện nữa. Tươi cảm thấy mình phải có nhiệm vụ ghi nhớ những gì mà ông nội nói. Vì ba má nó lo làm ăn không có ở đây để nghe, vì thằng Sáng không muốn nghe. Rồi một bữa khác, ông nội nó ra bãi ngồi tới chạng vạng không chịu vô nhà. Ngồi coi biển đục ngầu, ngồi coi mặt trời lặn. Tươi năn nỉ ông vô nhà để ở ngoài này gió máy cảm chết. Ông nội nó không chịu vô, vò đầu nó than:
- Tao thương thầy quá. Nhớ thầy quá. Tao thèm gặp thầy, gặp anh em.
Ðâu ngờ cái lần nội nói đó, nội đi gặp thầy thiệt. Xóm Rạch vắng một người già cỗi cằn ngồi hát sử hận, mấy ông làm phim, viết sử tiếc đứt ruột ông già sống qua những tháng năm biến động và nhứt là đã trải qua cuộc khởi nghĩa trên Hòn. Con Tươi qua sông, chở nước ngọt về uống trượt chân té xuống sình. Té nhẹ phau mà không hiểu vì sao nó dầm mình vậy, nó khóc mướt.
Vậy mà kỷ niệm năm nào người ta cũng gởi thơ mời ông Hai. Không hiểu người ta vô tình quên rằng ông đã khuất hay cố ý nhớ đã từng có một con người như thế trên cõi đời này. Năm rồi thì ông Tư Lai đi thay, năm nay thơ tới trễ ông Tư đi biển ngày họp không về kịp. Cán bộ xã đút mũi xuồng lại rước. Bà cụ Hai rầu rĩ như mình đã ruồng rẫy, phũ phàng ai vậy, chép miệng than:
- Thiệt rầu hết sức, nhà tui tưởng còn ai đi kể chuyện khởi nghĩa. Hổng ấy cho con Tươi đi, chịu hôn?
- Nó nhỏ xíu hà biết không?
- Nó tuổi con gà gần hai chục rồi, nó lanh lắm.
- Thôi kệ, đi đại đi.
Vậy là lần đầu tiên Tươi một mình đi kể chuyện. Ðò chạy một mạch lên huyện, nó ngồi kế bên ông chú Chín bạn của ông nội, nghe ông chú Chín bệu bạo kể kỷ niệm hồi xưa với ông nội, những kỷ niệm tưởng đã đầy rêu, Tươi nhớ nội quá. Nội bây giờ chắc bay ra Hòn gặp thầy, gặp các bạn của nội. Họ lại cùng nhau uống trà, leo núi, đẽo nạng thun bắn chim. Họ lại lên rẫy Thuồng Luồng cuốc đất trồng khoai lang, khoai rạng. Họ không bao giờ già. Họ không bao giờ mệt. Họ không bao giờ mất. Nên người ta tổ chức họp để nhắc họ hoài hoài.
Nghe nói lần này có người trên tỉnh xuống viết sử, Tươi cũng nghe hồi hộp lắm. Nó sợ mình kể không hay bằng ông nội, thiếu những chuyện quan trọng mà người ta cần. Ông nội để lại cho nó một trọng trách nặng nề. Nó vừa đưa tay vịn tấm cao-su che nước mặn khỏi tạt vào mặt, vừa suy nghĩ lung lắm. Nó nhìn đăm đắm ra sông Lớn, những con sóng chạy rượt nhau mê mải tới bạc mái đầu. Có con sóng nào trẻ không mà lượn nào cũng trắng.
*
* *
Tới cuối buổi họp thì cô gái nhỏ xíu trẻ măng ngồi cuối bàn đằng này được phát biểu: Cũng tại cô ngồi khuất sau cây phát tài nhựa nên khó thấy cô. Cô có nước da đen giòn miền biển, đôi mắt mở lớn bẽn lẽn:
- Dạ, con xin nói thêm về khởi nghĩa đó.
- ỦA, CÔ CÓ THAM GIA HẢ?
- Dạ, ông nội con.
- Dà, sao cô biết?
- Dạ..
Cô gái miết tay lên cạnh bàn có vẻ bối rối. Có nhiều người ngồi quanh đây cô không quen.
- Dạ, ông nội con kể, ông nội con là ông Hai Tương. Nội con còn viết tuồng Sử hận nữa, mấy chú có nghe hát tuồng đó chưa?
- Ờ BÁC HAI TƯƠNG TÔI THƯƠNG LẮM GHEN. ¤NG KỂ CHUYỆN MÊ LY MÀ chính xác lắm. Còn tuồng thì nghe nói thôi, thiệt thì chưa.
- Con hát nghen?
- Thôi đừng hát, kể sử đi.
- Dạ thưa ông bác Ba, ông bác Chín, thưa mấy chú, con nói hơi dài được không?
Ông chủ tọa coi đồng hồ cười:
- Bây giờ cũng còn sớm. Chuyện của cô dài cỡ bao nhiêu? Cô mà kể hay, tới chiều tôi cũng nghe.
- Dạ - cô đằng hắng - Thầy được Ðảng phân công về xóm Rạch năm một ngàn..
Ðó là câu chuyện của cô, của ông nội cô, của những người xóm Rạch. Họ kể chuyện đó bao nhiêu lần rồi? Các nhà viết sử nghe bao nhiêu lần rồi? Nhiều lắm, nhiều không kể được. Cô gái nói lời của ba cô năm trước, nói lời của ông nội cô năm trước, năm trước nữa. Cô nói lời của lịch sử. Mà lịch sử là thứ không thay đổi. Nhưng trong lời của cô có cái nhiệt tình tuổi trẻ, trong mắt cô có mầu đen sẫm của vốc đất bãi bùn, và cô dựng xương thịt cho cuộc khởi nghĩa bằng nét mềm mại của người con gái nên câu chuyện của cô rất sâu sắc và thu hút người khác.
- Mấy chú coi con kể có sai chỗ nào không?
- À, KHÔNG, HAY LẮM, RẤT HAY. CÔ HỌC TỚI LỚP MẤY?
- Dạ, lớp 9, xã con dạy tới bao nhiêu đó thôi.
- Cô tên gì nhỉ?
- Dạ Tươi. Ông nội con tên Tương, ba con là Lai, hai chị em con là Tươi, Sáng.
- Tên cũng hay lắm. Tươi có biết thầy không?
- Biết. Con thương thầy như nội con vậy.
- Tôi ngạc nhiên đó. Cuộc khởi nghĩa với cô cực kỳ mơ hồ vậy mà cô nói chuyện như thể đã từng sống với thầy vậy. Thầy rất đẹp phải không?
- Dạ, bà nội con nói thầy đẹp trai lắm. Con trai xóm Rạch bây giờ không ai bằng. Thầy là đàn ông mà thầy còn biết thêu.
- Thêu à? Ôi chuyện đó tôi chưa nghe nói bao giờ, mấy chú có nghe không?
- Không.
- Có.
- Ờ HÌNH NHƯ CÓ.
- Tôi gặp ông nội cô ba lần, chưa lần nào ổng kể tôi nghe. Tại sao cô biết?
- Bà nội con kể. Bà nội con là đàn bà nên mới nhớ lâu chuyện đó. Bà nội con đã có lần thêu chung áo gối với thầy.
- Chung à? Thêu gì?
- Uyên ương. Chú có coi Tô ánh Nguyệt không? Trong đó có hát vầy nè: "Uyên ương có bạn có đôi..", cái áo gối đó tới giờ bà nội con vẫn còn giữ, nó hơi cũ. Nhưng ông nội con nói tội nghiệp bà nội bây, uyên ương gãy cánh giữa trời dông..
- Cháu làm chúng tôi xúc động đây. Thôi cháu kể sử tiếp. Tới đoạn đêm khởi nghĩa.
- Dạ nội con nói sau khi giết xong chúa đảo (đêm đó trăng sáng như ban ngày), bắt hai má con cô Ðầm xuống bãi, thầy biểu mấy chú, à không mấy ông chú giữ đèn hải đăng cho nó đừng tắt. Và khi chiếc tàu chạy vào xóm Rạch rồi, ngọn hải đăng vẫn với nhìn theo cháy hoài, cháy hoài, cháy hoài..
Hết.
Con Tươi ngồi chắt nước cơm ngoài sau bếp than trong bụng: "Mấy chuyện đó kể muốn thuộc lòng rồi, bắt kể hoài, bộ mấy ổng hổng chán sao".
Cái khởi nghĩa đó xảy ra đã lâu lắm rồi. Dân xứ này có người nhớ, người không. Cái người không nhớ thì cũng nhớ được hai ngày. Ngày thứ nhất là ngày giỗ chung những người khởi nghĩa bị giặc bắn ngoài chợ. Ngày thứ hai là cái ngày kỷ niệm khởi nghĩa. Xã tưng bừng dựng cờ đỏ chói, chạy xuồng máy rước mấy cụ lão thành lại đằng chỗ ủy ban ngồi uống nước trà, ôn lại chuyện cũ. Những chuyện mà các cụ cất vô trong tim, trong máu, buổi sáng nhớ, buổi chiều nhớ, buổi tối cũng nhớ. Ông cụ Hai Tương - nội con Tươi - cũng được mời hoài. Dạo ông cụ già yếu, Tươi được đặc phái đi theo chăm sóc ông nên không khí hội họp nó biết chút đỉnh, chuyện mà cái hội họp nói, Tươi cũng thuộc lòng. Nói chung là không có gì mới. Con Tươi ngồi kế ông nội, có khi nó nhắc:
- Còn chuyện nội với thầy lên Hòn bắn chim bằng nạng thun đó nội.
Ông nội nó đang nói, gật gù:
- Ờ, ĐÚNG LÀ TÔI CÒN QUÊN CÁI CHUYỆN NỘI NÓI VỚI THẦY XÁCH NẠNG thun lên Hòn bắn chim.
Tươi hài lòng, chành miệng ra cười, thấy mình quan trọng hẳn lên. Quan trọng ngay cả trong cuộc khởi nghĩa đã diễn ra mấy chục năm trước.
Hồi còn sống, ông nội thương con Tươi nhất. Tươi cũng thương ông nội, quấn quít bên ông. Công việc của nó là nấu cơm, chở nước, quét dọn nhà cửa. Thời gian rảnh ngồi nghe ông nội kể chuyện xưa, nghe bà nội kể chuyện còn xưa hơn nữa. Thằng Sáng suốt ngày chạy nhảy, ăn chực ở nhà hàng xóm trề môi như đưa đò:
- Ông nội khó thấy mồ.
Tươi không nghĩ ông nội khó, nhưng ông nội hơi lạ lùng. Ông nội dắt Tươi ra biển đứng sục chân trong bùn, nghe nước biển lấp liếm đầu gối, nội chỉ hướng Hòn.
- Bây coi kìa, Hòn đó.
- Dạ, xa quá hen nội.
- Bây ơi - nội đột nhiên nghẹn ngào - tao nhớ Hòn quá.
Tươi an ủi:
- Thì bữa nào nội biểu ba lấy ghe chở nội đi. Mà phải con lội hay con lội cõng nội ra ngoài. Gần thí mồ chớ gì, nội.
Vậy mà Hòn xa lắm. Có đi mới biết trời rộng, biển rộng mênh mông. Người ta đứng một chỗ nào đó nhìn bầu trời nhỏ xíu, cái Hòn nhỏ xíu, xanh mù mù rồi thấy mình cũng không cần đi đâu, không cần làm gì nữa, thế giới có bi nhiêu đây thôi mà. Tươi rút ra một chân lý, nó nói với nội:
- Cô con dạy "đi một ngày đàng, học một sàng khôn" là vậy đó nội.
Má Tươi bảo: "Con Tươi đi theo ông nội riết nó.. khùng". Nó không khùng nhưng nó già trước tuổi, nó già theo những câu chuyện xưa. Ông nội ngộ lắm. Ông nói cho nó biết sở dĩ bùn xứ nó mặn là vì có rất nhiều xương máu của chú, bác, cô, dì đã đổ xuống, trong đó đương nhiên là có máu của thầy, của mấy anh em khởi nghĩa. Ông nói cho nó biết sống làm sao như cây đước thẳng tuột ưỡn ngực giữa sình lầy và còn nhóc chuyện nữa. Tươi cảm thấy mình phải có nhiệm vụ ghi nhớ những gì mà ông nội nói. Vì ba má nó lo làm ăn không có ở đây để nghe, vì thằng Sáng không muốn nghe. Rồi một bữa khác, ông nội nó ra bãi ngồi tới chạng vạng không chịu vô nhà. Ngồi coi biển đục ngầu, ngồi coi mặt trời lặn. Tươi năn nỉ ông vô nhà để ở ngoài này gió máy cảm chết. Ông nội nó không chịu vô, vò đầu nó than:
- Tao thương thầy quá. Nhớ thầy quá. Tao thèm gặp thầy, gặp anh em.
Ðâu ngờ cái lần nội nói đó, nội đi gặp thầy thiệt. Xóm Rạch vắng một người già cỗi cằn ngồi hát sử hận, mấy ông làm phim, viết sử tiếc đứt ruột ông già sống qua những tháng năm biến động và nhứt là đã trải qua cuộc khởi nghĩa trên Hòn. Con Tươi qua sông, chở nước ngọt về uống trượt chân té xuống sình. Té nhẹ phau mà không hiểu vì sao nó dầm mình vậy, nó khóc mướt.
Vậy mà kỷ niệm năm nào người ta cũng gởi thơ mời ông Hai. Không hiểu người ta vô tình quên rằng ông đã khuất hay cố ý nhớ đã từng có một con người như thế trên cõi đời này. Năm rồi thì ông Tư Lai đi thay, năm nay thơ tới trễ ông Tư đi biển ngày họp không về kịp. Cán bộ xã đút mũi xuồng lại rước. Bà cụ Hai rầu rĩ như mình đã ruồng rẫy, phũ phàng ai vậy, chép miệng than:
- Thiệt rầu hết sức, nhà tui tưởng còn ai đi kể chuyện khởi nghĩa. Hổng ấy cho con Tươi đi, chịu hôn?
- Nó nhỏ xíu hà biết không?
- Nó tuổi con gà gần hai chục rồi, nó lanh lắm.
- Thôi kệ, đi đại đi.
Vậy là lần đầu tiên Tươi một mình đi kể chuyện. Ðò chạy một mạch lên huyện, nó ngồi kế bên ông chú Chín bạn của ông nội, nghe ông chú Chín bệu bạo kể kỷ niệm hồi xưa với ông nội, những kỷ niệm tưởng đã đầy rêu, Tươi nhớ nội quá. Nội bây giờ chắc bay ra Hòn gặp thầy, gặp các bạn của nội. Họ lại cùng nhau uống trà, leo núi, đẽo nạng thun bắn chim. Họ lại lên rẫy Thuồng Luồng cuốc đất trồng khoai lang, khoai rạng. Họ không bao giờ già. Họ không bao giờ mệt. Họ không bao giờ mất. Nên người ta tổ chức họp để nhắc họ hoài hoài.
Nghe nói lần này có người trên tỉnh xuống viết sử, Tươi cũng nghe hồi hộp lắm. Nó sợ mình kể không hay bằng ông nội, thiếu những chuyện quan trọng mà người ta cần. Ông nội để lại cho nó một trọng trách nặng nề. Nó vừa đưa tay vịn tấm cao-su che nước mặn khỏi tạt vào mặt, vừa suy nghĩ lung lắm. Nó nhìn đăm đắm ra sông Lớn, những con sóng chạy rượt nhau mê mải tới bạc mái đầu. Có con sóng nào trẻ không mà lượn nào cũng trắng.
*
* *
Tới cuối buổi họp thì cô gái nhỏ xíu trẻ măng ngồi cuối bàn đằng này được phát biểu: Cũng tại cô ngồi khuất sau cây phát tài nhựa nên khó thấy cô. Cô có nước da đen giòn miền biển, đôi mắt mở lớn bẽn lẽn:
- Dạ, con xin nói thêm về khởi nghĩa đó.
- ỦA, CÔ CÓ THAM GIA HẢ?
- Dạ, ông nội con.
- Dà, sao cô biết?
- Dạ..
Cô gái miết tay lên cạnh bàn có vẻ bối rối. Có nhiều người ngồi quanh đây cô không quen.
- Dạ, ông nội con kể, ông nội con là ông Hai Tương. Nội con còn viết tuồng Sử hận nữa, mấy chú có nghe hát tuồng đó chưa?
- Ờ BÁC HAI TƯƠNG TÔI THƯƠNG LẮM GHEN. ¤NG KỂ CHUYỆN MÊ LY MÀ chính xác lắm. Còn tuồng thì nghe nói thôi, thiệt thì chưa.
- Con hát nghen?
- Thôi đừng hát, kể sử đi.
- Dạ thưa ông bác Ba, ông bác Chín, thưa mấy chú, con nói hơi dài được không?
Ông chủ tọa coi đồng hồ cười:
- Bây giờ cũng còn sớm. Chuyện của cô dài cỡ bao nhiêu? Cô mà kể hay, tới chiều tôi cũng nghe.
- Dạ - cô đằng hắng - Thầy được Ðảng phân công về xóm Rạch năm một ngàn..
Ðó là câu chuyện của cô, của ông nội cô, của những người xóm Rạch. Họ kể chuyện đó bao nhiêu lần rồi? Các nhà viết sử nghe bao nhiêu lần rồi? Nhiều lắm, nhiều không kể được. Cô gái nói lời của ba cô năm trước, nói lời của ông nội cô năm trước, năm trước nữa. Cô nói lời của lịch sử. Mà lịch sử là thứ không thay đổi. Nhưng trong lời của cô có cái nhiệt tình tuổi trẻ, trong mắt cô có mầu đen sẫm của vốc đất bãi bùn, và cô dựng xương thịt cho cuộc khởi nghĩa bằng nét mềm mại của người con gái nên câu chuyện của cô rất sâu sắc và thu hút người khác.
- Mấy chú coi con kể có sai chỗ nào không?
- À, KHÔNG, HAY LẮM, RẤT HAY. CÔ HỌC TỚI LỚP MẤY?
- Dạ, lớp 9, xã con dạy tới bao nhiêu đó thôi.
- Cô tên gì nhỉ?
- Dạ Tươi. Ông nội con tên Tương, ba con là Lai, hai chị em con là Tươi, Sáng.
- Tên cũng hay lắm. Tươi có biết thầy không?
- Biết. Con thương thầy như nội con vậy.
- Tôi ngạc nhiên đó. Cuộc khởi nghĩa với cô cực kỳ mơ hồ vậy mà cô nói chuyện như thể đã từng sống với thầy vậy. Thầy rất đẹp phải không?
- Dạ, bà nội con nói thầy đẹp trai lắm. Con trai xóm Rạch bây giờ không ai bằng. Thầy là đàn ông mà thầy còn biết thêu.
- Thêu à? Ôi chuyện đó tôi chưa nghe nói bao giờ, mấy chú có nghe không?
- Không.
- Có.
- Ờ HÌNH NHƯ CÓ.
- Tôi gặp ông nội cô ba lần, chưa lần nào ổng kể tôi nghe. Tại sao cô biết?
- Bà nội con kể. Bà nội con là đàn bà nên mới nhớ lâu chuyện đó. Bà nội con đã có lần thêu chung áo gối với thầy.
- Chung à? Thêu gì?
- Uyên ương. Chú có coi Tô ánh Nguyệt không? Trong đó có hát vầy nè: "Uyên ương có bạn có đôi..", cái áo gối đó tới giờ bà nội con vẫn còn giữ, nó hơi cũ. Nhưng ông nội con nói tội nghiệp bà nội bây, uyên ương gãy cánh giữa trời dông..
- Cháu làm chúng tôi xúc động đây. Thôi cháu kể sử tiếp. Tới đoạn đêm khởi nghĩa.
- Dạ nội con nói sau khi giết xong chúa đảo (đêm đó trăng sáng như ban ngày), bắt hai má con cô Ðầm xuống bãi, thầy biểu mấy chú, à không mấy ông chú giữ đèn hải đăng cho nó đừng tắt. Và khi chiếc tàu chạy vào xóm Rạch rồi, ngọn hải đăng vẫn với nhìn theo cháy hoài, cháy hoài, cháy hoài..
Hết.