Tôi sinh ra và lớn lên ở một vùng nông thôn miền Trung. Ngày đó, hầu hết người trong làng đều là nông dân, ban ngày thì sáng sớm tinh mơ đã ra thăm ruộng, nào tát nước, cắt cỏ.. thời bấy giờ cắt cỏ phải cắt bằng tay chứ không có máy như bây giờ, thế là cả ngày cứ ở ngoài ruộng, trưa thì về kiếm miếng cơm, bữa cháo lót bụng rồi lại ra ruộng tiếp tục công việc đồng áng. Bọn trẻ chúng tôi thì có đứa đi chăn trâu, những đứa nhỏ hơn thì tụm năm, tụm bảy lại có khi thì xuống mấy khúc sông, bắt con cua con cá về để giúp đỡ cho gia đình trong những bữa cơm hằng ngày, tôi nhớ hoài câu hát của thằng Tèo – một thằng bạn cùng trang lứa với tôi: "Chiều nay em đi câu cá, về cho má mày nấu canh chua.." Thế là cả ngày cả bọn cứ ở dưới sông, ngoài những buổi học thì thi nhau bắt cá, đến chiều về đứa nào tệ nhất thì cũng được chục con, với số lượng như vậy thì cũng làm được một tộ canh cá rồi..
Cuộc sống của người dân quê là vậy, ban ngày ai cũng có công việc của mình, được cái khi đêm về, thỉnh thoảng hai ba hôm một lần, hầu hết mọi người trong làng tôi, sau khi đã ăn cơm chiều xong thì thường có thói quen là tụ tập đến nhà nào đó để chơi, nói chuyện, tán gẫu, bàn chuyện thế sự.. Vì hồi đó còn nghèo lắm, chưa có nhà nào có tivi để giải trí cả, thế nên bà con thường tụ tập đến một nơi để nói chuyện với nhau sau những giờ làm công việc đồng áng mệt nhọc, vừa là để tìm niềm vui, vừa là để gắn kết tình làng nghĩa xóm với nhau, bây giờ nghĩ lại thấy cuộc sống thôn quê của người dân mình ngày xưa mộc mạc, bình dị nhưng có một nét gì đó rất hay, rất đáng quý mà không thể tìm thấy được cái thói quen ấy vào cái thời công nghệ thông tin và phương tiện giải trí hiện đại như bây giờ.
Tụ điểm thường xuyên của "khán giả" trong làng chính là mảnh sân trước nhà của tôi, tôi còn nhớ, khi ấy, các thành viên trong gia đình tôi đều rất hiếu khách, khi thấy có người nào trong làng ghé tới chơi thì rất là mừng, đôi khi có công việc gì dở dang cũng bỏ hết mà ngay lập tức sau màn chào hỏi tay bắt mặt mừng, là ấm chè xanh mới pha còn nóng hổi. Tôi thường được giao nhiệm vụ trải chiếu, vì đáp ứng theo yêu cầu của bà con trong làng: "Trải chiếu dưới đất ngồi cho nó mát anh Năm, mình là dân quê cả mà, khách sáo làm gì?" câu nói của chú Thiêm hàng xóm với ba tôi làm tôi nhớ mãi đến bây giờ. Và cũng vì thế mà bây giờ tôi mới có được một số câu chuyện thú vị về ma quỷ để chia sẻ cùng các bạn.
Khi ấy là vào một đêm trăng sáng, sau khi cơm nước đã xong, như thường lệ bà con trong làng kéo đến nhà tôi ngồi chơi. Hớp một ngụm nước chè tươi, bà hai Châu buột miệng:
"Đêm nay là đêm 14, gần đến rằm rồi trăng sáng quá, mà sao từ chạng vạng đến giờ trời không có một ngọn gió, nóng quá chị ba nhỉ?".
Ngồi từ phía góc nhà, cô ba Len (người dân ở địa phương tôi thường gọi tên theo sau thứ tự trong gia đình) đang cầm chiếc quạt tre phe phẩy:
"Ừ từ chiều đến giờ không biết sao trời nóng quá, mà chú hai nhà thím đã đỡ chút nào chưa thím hai?".
Bà Châu chưa kịp trả lời thì chú Thiêm xen vào:
"Ủa anh hai bị làm sao vậy chị hai, mới chiều hôm kia tôi còn thấy ảnh vác cuốc đi xới đất, ảnh còn nói là định sửa sang lại miếng đất của nhà chị đã để không mấy năm nay giờ định trồng bắp để kiếm thêm thu nhập mà?"
"Thì mới hôm qua ổng còn đi cuốc đất tới chạng vạng mới về". Bà hai Châu chậm rãi thở dài, "Sau khi ăn cơm chiều xong, ổng nói với tôi là sang nhà chú bảy có việc gì đó quan trọng lắm. Tới khoảng 10 giờ đêm ổng mới về tới nhà, khi về tới nhà thì người ổng nồng nặc men rượu, sắc mặt thì không còn một giọt máu, tôi thấy lo bèn hỏi có chuyện gì đã xảy ra với ổng thì ổng không một lời đáp lại mà thân thể cứ run lên bần bật, mồ hôi mồ kê nhễ nhại. Sau khi uống hết một ly nước chanh mà tôi pha, ổng liền nhảy lên giường trùm kín từ đầu tới chân. Thấy vậy tôi cũng không tiện hỏi nữa, tôi vớ lấy cây đèn thổi phụt tắt rồi cũng đi ngủ một giấc cho tới sáng.."
Bà hai Châu kể đến đây ngừng lại một lát, vớ lấy tách trà hớp một ngụm chậm rãi như để lấy giọng, thấy vậy chú Thiêm sốt ruột:
"Rồi sao nữa chị hai?"
Bà hai Châu đặt tách trà xuống chiếu, sắc mặt bỗng thay đổi, đổi luôn cả giọng nói, bà thỏ thẻ: "Ông nhà tôi tối hôm qua đã gặp.. ma, đến sáng khi ngủ dậy, sau khi ăn sáng xong xuôi, tôi bèn gặng hỏi hôm qua ông gặp chuyện gì mà như người mất hồn vậy, tôi lo quá. Bấy giờ ổng mới chịu kể ra".
Nghe nói đến chuyện ma, tức thì không khí thay đổi hẳn, bà con nãy giờ có người thì trầm ngâm, có người thì suy tư, bây giờ nhốn nháo hẳn lên:
"Câu chuyện thế nào hả chị Hai, chú Hai gặp ma à, mà gặp ở đâu chứ?"
"Thì ở ngay chính làng mình chứ ở đâu nữa, theo lời ông nhà tôi kể thì tối hôm qua, sau khi nhậu ở nhà chú bảy về, lúc đó ổng đã ngà ngà hơi men rồi, chú bảy bèn sai thằng con lấy xe đạp để đưa về, nhưng ổng không chịu. Thế là cuốc bộ từ nhà chú bảy về đến làng mình thì đã gần 10 giờ đêm. Lúc đó, khi đi ngang bụi chuối nhà ông tư Chai, thì ổng thấy có một con gà cứ đi qua, đi lại trước mặt, ổng thấy làm lạ, không biết con gà này là của nhà ai mà lạ quá, giờ này sao không tìm chỗ ngủ mà còn ở đây, lại đi qua, đi lại như là muốn tìm một thứ gì đó.. Lạ thật, ổng tự nhủ như vậy rồi bước đi."
"Rồi thế nào nữa hả chị Hai, rồi con gà đó làm sao, mà cũng lạ thiệt chứ, gà vịt gì đến giờ đó còn chưa lên chuồng mà đi lung tung vậy?" Tiếng của bà con xen lẫn vào làm tăng thêm phần sinh động cho câu chuyện của bà hai.
"Sau khi bước đi được vài bước, ông nhà tôi quay đầu nhìn lại, vẫn thấy con gà cứ đi qua đi lại như muốn trêu ngươi. Bực mình, ổng vác cục đá thật to ném vào con gà, định bụng là coi thử nó có sợ mà chạy đi không, ai ngờ sau khi ném đá vào nó thì không thấy con gà nào đâu nữa mà chỉ thấy từ dưới đất một người từ từ ngồi dậy, rồi đứng lên, thân cao như cây sào, không thấy mặt mũi đâu, chỉ thấy toàn một màu đen đang từ từ tiến về phía ổng. Hoảng quá, ba chân bốn cẳng chạy thục mạng một mạch về tới nhà mà không dám nói một lời nào cho đến sáng.."
Kể tới đây, cô ba Len nãy giờ ngồi im hơi lặng tiếng theo dõi câu chuyện, góp lời:
"Đúng rồi, chính ngay cái bụi chuối nhà ông Tư Chai, tôi cũng đã từng nghe nhiều người đồn là ở đó có ma, nhưng mà tôi không tin, ngay chính thằng con của tôi cũng đã có lần thấy ở đó, nhưng không phải là một con gà mà là một cảnh tượng rất hãi hùng, không biết ở đây mọi người đã nghe qua chưa?"
Nghe cô ba Len lên tiếng lập tức bà con lại một dịp nhao nhao:
"Con chị thấy như thế nào hả chị ba, có rùng rợn như chuyện của thằng cháu tôi hồi mấy năm nó còn đi đơm cá không?" Dì Út tôi buột miệng.
Phần 2: Bóng người trên cây mận:
* * *
Nghe vậy, cô ba Len tiếp: "Thế thằng cháu chị thấy ma ở đâu, câu chuyện ra sao, chị kể trước đi rồi đến lượt tôi sẽ kể cho mọi người nghe về câu chuyện của thằng con tui".
Thế là Dì Út của tôi bắt đầu câu chuyện:
"Chuyện là vầy, bên phía chồng tôi có thằng cháu, nó tên Miễn, hằng ngày đi đơm cá rồi đem ra chợ bán. Bữa đó, sau khi đi đơm cá về thì trời mưa tầm tã, mà cũng lạ thiệt, thường ngày vào giấc 4, 5 giờ chiều là nó đi đơm về, trời hẵng còn sáng lắm (vì mới hoàng hôn mà). Nhưng hôm đó vì trời mưa suốt cả buổi chiều hay sao ấy, nên trời u ám, thế nên mới có 5 giờ mà trời đã tối sầm như 7, 8 giờ tối vậy, trên đường về nó đi ngang qua cây mận nhà bà sáu Hạ ở làng dưới thì thấy thấp thoáng có cái gì đó là lạ trên cây, lúc đó nó chỉ chăm chú mắt hướng về phía trước để mong về nhà cho nhanh kiếm cái gì đó để lót dạ chứ từ trưa đến giờ có chưa cơm nước gì cả. Nhưng hình như có cái gì đó xui khiến làm cho nó tò mò, đi được một quãng khá xa, thằng Miễn nghĩ thầm trong bụng, không biết là cái gì ở trên cây mận mà thấy lạ quá, thế là nó quyết định quay lại để tìm hiểu. Đi được vài bước, nó rón rén, nhè nhẹ vạch từng cành lá để xem, nhưng không thấy gì cả ngoài những đám lá um tùm đang vươn ra trước gió như những cánh tay khẳng khiu, đang phất phơ theo chiều gió thổi trong cơn mưa. Thế là thằng Miễn quay đi, nhưng khi quay mặt bước đi thì nó lại thấy có cái gì đó trăng trắng đung đưa trên cây mận, lúc này cảnh tượng hiện ra hơi rõ ràng hơn lúc đầu một chút, thế là thằng Miễn lại lùi bước, vì tính nó là thằng tò mò mà, không chịu bỏ qua, quyết quay lại cây mận để tìm hểu cho ra lẽ.."
Kể đến đây, Dì Út tôi ngừng lại, tiện tay vớ lấy tách trà nốc một hơi như người mới đi làm về mệt khát nước mà uống vậy.
Thế là bà con lại nhao nhao, cái không khí im ắng theo dõi câu chuyện nãy giờ biến mất, thay vào đó là những lời bàn tán xì xầm:
"Trời, nghe hồi hộp quá, không biết thằng Miễn đã thấy cái gì ở trên cây mận đây, mà thằng này cũng lạ thiệt, trời đã chạng vạng tối còn không lo mà về nhà để còn cơm nước, cứ đi thiêng thung thiêng mang, đúng là bọn thanh niên, hừ.." bà Hai Châu lên tiếng.
"Vâng, thì bọn thanh niên mà chị, tụi nó có sợ cái giống gì đâu. Tụi mình thì 8, 9 giờ tối đã đi ngủ, còn bọn nó thì nhiều khi đêm nào gặp bạn, gặp bè là nhậu nhẹt rồi ca hát cả đêm đến 11, 12 giờ mới ngủ, có đêm tụi nó rủ rê tới cái quán của bà bảy sát cạnh nhà tôi, thôi thì cái đêm đó nhà tôi bất đắc dĩ phải thức cùng bọn nó tới nửa đêm luôn.." Chú Thiêm đáp lại.
Đến đây, Dì Út tôi kể tiếp: "Thế rồi, lần thứ hai quay lại, thằng Miễn cũng không thấy gì cả, bực mình nó chui vào bụi tre ở gần đó rồi ngồi quan sát, ngóng cặp mắt lên cây mận, ngồi chờ được một lúc, nó ngủ quên lúc nào không hay, bỗng có một cơn gió thổi đến, làm bụi tre vặn mình và rít lên những tiếng lanh lảnh làm thằng Miễn giật mình, nó tỉnh dậy và hướng cặp mắt lên cây mận, thế thì một cảnh tượng hiện ra trước mắt, nó thấy một người ngồi trên cây mận, bận toàn là màu trắng không thấy mặt mũi đâu, chỉ thấy người đó ngồi trên một cành cây và cứ ngồi im, không làm gì cả. Ban đầu, thằng Miễn tưởng là đứa nào đi ăn trộm mận, nên nó len lén khòm xuống đất nhặt cục đá lên, định bụng là sẽ ném cho thằng này một cục để nó sợ mà bỏ chạy. Thế là với ý định tinh nghịch đó, nó vận sức chuẩn bị ném cục đá về hướng người kia, nhưng chưa kịp ném thì thằng Miễn bỗng thấy người đó từ từ chuyển động, đang ngồi tự nhiên cái bóng trắng ấy từ từ nhấc khỏi cành cây như có một lực nâng nào đó mà người thường không thể nào làm được, rồi một cánh tay đang vươn ra, vươn ra xa đến nổi từ cây mận mà có thể hái mấy trái xoài ở cây xoài mọc tít đằng xa kia. Thấy vậy thằng Miễn dường như không còn một chút sức lực, hòn đá đang cầm trên tay bỗng rơi xuống cái phịch, nó há hốc mồm, cái đơm cá cũng rơi xuống đất tự bao giờ. Thế là ba chân, bốn cẳng nó chạy một mạch về đến nhà, mặt mày xanh lét như tàu lá chuối, ngoài trời đang mưa lâm râm mà mồ hôi nó đổ như tắm..
Thế là từ đó, nó không dám về muộn nữa, buổi sáng khoảng 8 giờ nó đi thì chiều 3 giờ nó về, chứ quyết không về giấc 5 giờ nữa, và cũng đợt đó mà nó phải nghỉ ở nhà 3 ngày chứ chưa dám đi đơm cá liền.. giờ nghĩ lại thấy vừa sợ mà vừa vui. Quả thật, cái cây mận chỗ nhà bà sáu Hạ xóm dưới mỗi khi trời mưa lâm râm, nhất là lúc chạng vạng đi ngang qua đó thì y như rằng cứ có cảm giác lành lạnh sao ấy, mặc dù tôi chưa thấy gì cả, hay là tôi yếu bóng vía nên ma không cho thấy nhỉ?"
Câu nói của Dì Út làm cho bà con trong lối xóm bật cười, quả thật đêm nay là một đêm thú vị cho cả nhà tôi nói chung và tôi nói riêng. Lúc ấy tôi còn nhỏ lắm, nhưng không biết là vì thích nghe những câu chuyện ma, hay là vì trí nhớ tốt mà bây giờ mỗi lần nhắc lại, trong tâm trí tôi vẫn còn hiện lên rất rõ cái khoảng thời gian đó, quả thật bây giờ có muốn tìm lại cũng không được.
Phần 3: Gặp cô gái đốn củi vào lúc mờ sáng.
* * *
Vài ngày sau, bà con trong làng tôi lại gặp nhau. Hôm đó trời mưa lâm râm, sau khi ăn cơm chiều xong, ba tôi bèn xuống bếp nhóm lửa, vừa để sưởi ấm cho cả nhà, vừa để bắt nồi khoai lang lên luộc để cả nhà ăn thêm trong cái lạnh của cơn mưa đầu mùa. Ngỡ là trời mưa thế này chắc bà con trong xóm đã đi ngủ hết, "Trời mưa thế này, chắc mọi người đã đi ngủ hết rồi ông hén, sao thấy vắng tanh thế này, ngoài đường không thấy ai đi lại nhỉ?". Câu hỏi của má tôi làm ba tôi phì cười, ông còn lạ gì với cái phong tục của bà con nơi đây, đừng nói là mưa phùn như thế này, cho dù là trời có mưa nặng hạt đi nữa, nếu đã có hẹn với nhau rồi thì ít khi bà con mình lỡ hẹn lắm, huống hồ là trời mưa lâm râm như vầy, với lại hình như mọi người trong cái làng này đã quen với cái lệ mỗi đêm phải gặp mặt nhau rồi hay sao ấy, đêm nào cũng như đêm nào..
Thế là đêm nay, bà con lại tụ họp ở nhà tôi, mặc dù có hơi muộn một chút, nhưng xem ra có vẻ khá đông đủ. Chú Thiêm mở đầu câu chuyện bằng giọng run run, có lẽ vì tiết trời hơi lạnh: "Mưa lâm râm suốt cả ngày bà con nhỉ, làm tôi nhớ đến câu chuyện đã xảy ra cách đây vài năm, lúc đó tôi còn đi đốn củi trên núi về để nấu cháo heo. Không biết là mình có duyện nợ gì hay không, mà lại gặp ma chứ.. Kể từ ngày đó, tôi ít đi đốn củi vào lúc mờ sáng, chỉ đi khi nào có thời gian rãnh ngoài những giờ làm vườn mà thôi".
"Câu chuyện thế nào hở anh Thiêm, anh đã gặp ma à, mà sao từ trước đến giờ tôi có nghe anh nói là đã gặp ma cỏ gì đâu?" Ba tôi, miệng vừa hỏi, tay vừa rót trà vào tách của chú Thiêm cùng mọi người.
Chuyện là như vầy: "Lúc đó, nhà tôi còn nuôi mấy con heo giống để bán kiếm thêm đồng ra đồng vào, trang trải chi tiêu cho hàng ngày, anh Năm cũng biết rồi đấy nhà tôi đông con mà, quanh năm suốt tháng nhà tôi sống nhờ vào vườn rau ấy thì cũng không đủ thiếu vào đâu anh ạ, thế là bà nhà tôi đi chợ phiên mua được 2 con heo con về, ban đầu là định nuôi thử thôi, nhưng sau thấy nó lớn nhanh quá nên tôi mới bàn với bả là mua thêm vài con nữa về nuôi, thức ăn cho chúng nó thì ngoài vườn đã có rau, chỉ cần mình chịu khó đi lấy thêm nước cơm của bà con hàng xóm về nấu cháo heo thì cũng đủ rồi. Ngặt một cái, vì vườn nhà tôi chỉ trồng toàn là rau, nên vấn đề củi lửa hơi thiếu một chút. Thế là bắt đầu từ ngày đó, sáng sớm tinh mơ tôi đã phải dậy để lên rẫy kiếm ít củi khô về để đun thêm.."
"Tôi còn nhớ, hôm đó trời hẵng còn tối lắm, mà tôi thì ngủ không được, cứ trằn trọc qua lại suốt đêm, thế là bực mình ngồi dậy, xuống bếp pha ấm trà, uống cho đỡ lòng, sau khi uống trà xong, tôi bắt đầu lên đường kiếm củi, ngoài đường vắng vẻ không một bóng người, thế là tôi lầm lũi bước đi. Lên tới chỗ rồi, tôi bắt đầu nhặt từng que củi khô và dùng cây rựa để chặt thêm những nhánh to hơn.
Đang chặt, thì tôi bỗng thấy thấp thoáng hình như có người cũng đang lấy củi ở phía bên kia đồi sim, khuất sau bụi sim rậm rạp hình như cũng đang có người đốn củi như tôi. Lạ thật, tôi tự nhủ, không biết là ai đang lấy củi bên kia mà còn đi sớm hơn mình nữa vậy kìa. Nghĩ vậy, tôi dừng tay tiến gần lại bụi sim để quan sát cho kỹ hơn, qua những tán lá um tùm của bụi sim rừng lâu năm, tôi nhìn thấy một người con gái bận bộ đồ bà ba màu xám đang khom người xuống đất để nhặt từng que củi khô, đầu thì đội một cái nón lá dường như đã sờn rách, tôi cố gắng quan sát kỹ khuôn mặt để xem thử là con cái nhà ai mà đi củi sớm như thế này, nhưng cố căng con mắt ra để nhìn cũng không thể thấy khuôn mặt của cô gái ấy. Thế là tôi rời bụi sim, về chỗ cũ và tiếp tục công việc của mình..
Được một lúc sau thì thấy bó củi cũng đã nhiều, thế nên tôi bèn quẳng bó củi lên vai mà vác về, trước khi xuống núi, tôi ngoái đầu lại nhìn xem thử cô gái kia có còn nhặt củi không, thì thấy cô ấy vẫn còn đang lom khom, lúi húi nhặt từng cái cành khô buộc vào bó. Nhìn thấy vậy trong tôi dấy lên một niềm thương cảm cho những đứa con nhà nghèo, tội nghiệp.. thân gái dặm trường mà đầu hôm cuối buổi thế này phải lặn lội lên núi lên non để kiếm cái củi, cái rau về giúp đỡ gia đình, thật xót xa thay.. Nghĩ thầm trong bụng như vậy rồi tôi tiếp tục bước đi, đi được một đoạn, đến gần chỗ cái dốc xổ xuống để đi về con đường làng, thì tôi thấy thấp thoáng đằng xa đang có một người con gái đi tới, hình như cũng là đi đốn củi, vì con đường này là đường lên núi, mà đi vào giờ này lên núi thì chỉ có đi kiếm củi mà thôi.. Thế rồi, người con gái ấy đi lướt qua mặt tôi thật nhẹ nhàng, lúc đầu tôi không để ý đến cô ta lắm, nên chỉ thấy cái dáng người thôi, chứ cũng không thấy khuôn mặt đâu. Thế là lại một người con gái nữa đi đốn củi vào lúc mờ sáng. Nghĩ vậy, tôi tặc lưỡi rồi tiếp tục bước đi, thế nhưng đi được vài bước tôi mới sực nhớ.. hình như người con gái vừa đi lướt qua mặt mình sao trông thấy cách ăn bận rất giống với cô gái mà mình đã thấy khi đang đốn củi quá, nhưng cô ta vẫn còn đang loay hoay nhặt củi trên núi cơ mà.. Nghĩ vậy, tôi cảm thấy tò mò bèn chạy thẳng lên chỗ khi nãy để xem thực hư thế nào..
Khi lên tới nơi thì tôi không thấy ai cả, cả cô gái lúc nãy đang nhặt củi cùng lúc với tôi và cô gái vừa đi lướt qua mặt tôi đều không thấy. Lạ thật, họ đi đâu cả rồi nhỉ, vừa mới khi nãy đây mà. Con đường từ làng lên núi thì chỉ có một, với lại ngọn núi này là núi trọc, cây cối cũng không có nhiều, chỉ toàn là những cây nhỏ thôi, chứ không có những loài cổ thụ.. Nếu cô gái đang nhặt củi cùng lúc với tôi có đi về thì cũng sẽ đi theo con đường của tôi mới xuống làng được, nhưng nãy giờ có thấy cô ta đi xuống đâu, còn cô gái khi nãy vừa mới lướt qua mặt tôi đây, chỉ đi trước tôi có vài bước chân, bây giờ lên đây cũng không thấy đâu nữa.. Nghĩ đến đây, trong tôi bỗng có cảm giác lành lạnh khi nghĩ đến câu nói của thằng em con ông cậu tôi:" Anh có đi củi thì đừng đi sớm quá, kẻo gặp ma đấy, em đã từng gặp rồi, nên dặn dè chừng anh như vậy ". Lúc đó, tôi chỉ nghe nó nói rồi cười thầm trong bụng. Chắc chú mày đi sớm quá rồi buồn ngủ nên trông gà hóa cuốc chứ ma quỷ gì.. Không lẽ lời nói của thằng em của tôi là thật, nghĩ đến đây thấy mình chỉ có riêng mình giữa cái cảnh tờ mờ sáng gặp hai bóng người mà như một giữa cơn mưa phùn. Toàn thân tôi bỗng nổi hết cả da gà lên, thế là không màng đến bó củi đang vác trên vai nữa, tôi quẳng bó cúi xuống mà chạy một mạch đến nhà như có ma đuổi mà kỳ thực là đã gặp ma thật rồi.."
Kể đến đây, chú Thiêm ngừng lại một lát, hớp một ngụm trà rồi tiếp: "Thế là từ đó, tôi ít đi củi hơn, và khi nào có đi thì đi vào giấc 7, 8 giờ sáng và rủ thêm vài người nữa cùng đi chứ nhất quyết tôi không đi củi một mình nữa".
Tác giả: Khuyetdanh
Cuộc sống của người dân quê là vậy, ban ngày ai cũng có công việc của mình, được cái khi đêm về, thỉnh thoảng hai ba hôm một lần, hầu hết mọi người trong làng tôi, sau khi đã ăn cơm chiều xong thì thường có thói quen là tụ tập đến nhà nào đó để chơi, nói chuyện, tán gẫu, bàn chuyện thế sự.. Vì hồi đó còn nghèo lắm, chưa có nhà nào có tivi để giải trí cả, thế nên bà con thường tụ tập đến một nơi để nói chuyện với nhau sau những giờ làm công việc đồng áng mệt nhọc, vừa là để tìm niềm vui, vừa là để gắn kết tình làng nghĩa xóm với nhau, bây giờ nghĩ lại thấy cuộc sống thôn quê của người dân mình ngày xưa mộc mạc, bình dị nhưng có một nét gì đó rất hay, rất đáng quý mà không thể tìm thấy được cái thói quen ấy vào cái thời công nghệ thông tin và phương tiện giải trí hiện đại như bây giờ.
Tụ điểm thường xuyên của "khán giả" trong làng chính là mảnh sân trước nhà của tôi, tôi còn nhớ, khi ấy, các thành viên trong gia đình tôi đều rất hiếu khách, khi thấy có người nào trong làng ghé tới chơi thì rất là mừng, đôi khi có công việc gì dở dang cũng bỏ hết mà ngay lập tức sau màn chào hỏi tay bắt mặt mừng, là ấm chè xanh mới pha còn nóng hổi. Tôi thường được giao nhiệm vụ trải chiếu, vì đáp ứng theo yêu cầu của bà con trong làng: "Trải chiếu dưới đất ngồi cho nó mát anh Năm, mình là dân quê cả mà, khách sáo làm gì?" câu nói của chú Thiêm hàng xóm với ba tôi làm tôi nhớ mãi đến bây giờ. Và cũng vì thế mà bây giờ tôi mới có được một số câu chuyện thú vị về ma quỷ để chia sẻ cùng các bạn.
Khi ấy là vào một đêm trăng sáng, sau khi cơm nước đã xong, như thường lệ bà con trong làng kéo đến nhà tôi ngồi chơi. Hớp một ngụm nước chè tươi, bà hai Châu buột miệng:
"Đêm nay là đêm 14, gần đến rằm rồi trăng sáng quá, mà sao từ chạng vạng đến giờ trời không có một ngọn gió, nóng quá chị ba nhỉ?".
Ngồi từ phía góc nhà, cô ba Len (người dân ở địa phương tôi thường gọi tên theo sau thứ tự trong gia đình) đang cầm chiếc quạt tre phe phẩy:
"Ừ từ chiều đến giờ không biết sao trời nóng quá, mà chú hai nhà thím đã đỡ chút nào chưa thím hai?".
Bà Châu chưa kịp trả lời thì chú Thiêm xen vào:
"Ủa anh hai bị làm sao vậy chị hai, mới chiều hôm kia tôi còn thấy ảnh vác cuốc đi xới đất, ảnh còn nói là định sửa sang lại miếng đất của nhà chị đã để không mấy năm nay giờ định trồng bắp để kiếm thêm thu nhập mà?"
"Thì mới hôm qua ổng còn đi cuốc đất tới chạng vạng mới về". Bà hai Châu chậm rãi thở dài, "Sau khi ăn cơm chiều xong, ổng nói với tôi là sang nhà chú bảy có việc gì đó quan trọng lắm. Tới khoảng 10 giờ đêm ổng mới về tới nhà, khi về tới nhà thì người ổng nồng nặc men rượu, sắc mặt thì không còn một giọt máu, tôi thấy lo bèn hỏi có chuyện gì đã xảy ra với ổng thì ổng không một lời đáp lại mà thân thể cứ run lên bần bật, mồ hôi mồ kê nhễ nhại. Sau khi uống hết một ly nước chanh mà tôi pha, ổng liền nhảy lên giường trùm kín từ đầu tới chân. Thấy vậy tôi cũng không tiện hỏi nữa, tôi vớ lấy cây đèn thổi phụt tắt rồi cũng đi ngủ một giấc cho tới sáng.."
Bà hai Châu kể đến đây ngừng lại một lát, vớ lấy tách trà hớp một ngụm chậm rãi như để lấy giọng, thấy vậy chú Thiêm sốt ruột:
"Rồi sao nữa chị hai?"
Bà hai Châu đặt tách trà xuống chiếu, sắc mặt bỗng thay đổi, đổi luôn cả giọng nói, bà thỏ thẻ: "Ông nhà tôi tối hôm qua đã gặp.. ma, đến sáng khi ngủ dậy, sau khi ăn sáng xong xuôi, tôi bèn gặng hỏi hôm qua ông gặp chuyện gì mà như người mất hồn vậy, tôi lo quá. Bấy giờ ổng mới chịu kể ra".
Nghe nói đến chuyện ma, tức thì không khí thay đổi hẳn, bà con nãy giờ có người thì trầm ngâm, có người thì suy tư, bây giờ nhốn nháo hẳn lên:
"Câu chuyện thế nào hả chị Hai, chú Hai gặp ma à, mà gặp ở đâu chứ?"
"Thì ở ngay chính làng mình chứ ở đâu nữa, theo lời ông nhà tôi kể thì tối hôm qua, sau khi nhậu ở nhà chú bảy về, lúc đó ổng đã ngà ngà hơi men rồi, chú bảy bèn sai thằng con lấy xe đạp để đưa về, nhưng ổng không chịu. Thế là cuốc bộ từ nhà chú bảy về đến làng mình thì đã gần 10 giờ đêm. Lúc đó, khi đi ngang bụi chuối nhà ông tư Chai, thì ổng thấy có một con gà cứ đi qua, đi lại trước mặt, ổng thấy làm lạ, không biết con gà này là của nhà ai mà lạ quá, giờ này sao không tìm chỗ ngủ mà còn ở đây, lại đi qua, đi lại như là muốn tìm một thứ gì đó.. Lạ thật, ổng tự nhủ như vậy rồi bước đi."
"Rồi thế nào nữa hả chị Hai, rồi con gà đó làm sao, mà cũng lạ thiệt chứ, gà vịt gì đến giờ đó còn chưa lên chuồng mà đi lung tung vậy?" Tiếng của bà con xen lẫn vào làm tăng thêm phần sinh động cho câu chuyện của bà hai.
"Sau khi bước đi được vài bước, ông nhà tôi quay đầu nhìn lại, vẫn thấy con gà cứ đi qua đi lại như muốn trêu ngươi. Bực mình, ổng vác cục đá thật to ném vào con gà, định bụng là coi thử nó có sợ mà chạy đi không, ai ngờ sau khi ném đá vào nó thì không thấy con gà nào đâu nữa mà chỉ thấy từ dưới đất một người từ từ ngồi dậy, rồi đứng lên, thân cao như cây sào, không thấy mặt mũi đâu, chỉ thấy toàn một màu đen đang từ từ tiến về phía ổng. Hoảng quá, ba chân bốn cẳng chạy thục mạng một mạch về tới nhà mà không dám nói một lời nào cho đến sáng.."
Kể tới đây, cô ba Len nãy giờ ngồi im hơi lặng tiếng theo dõi câu chuyện, góp lời:
"Đúng rồi, chính ngay cái bụi chuối nhà ông Tư Chai, tôi cũng đã từng nghe nhiều người đồn là ở đó có ma, nhưng mà tôi không tin, ngay chính thằng con của tôi cũng đã có lần thấy ở đó, nhưng không phải là một con gà mà là một cảnh tượng rất hãi hùng, không biết ở đây mọi người đã nghe qua chưa?"
Nghe cô ba Len lên tiếng lập tức bà con lại một dịp nhao nhao:
"Con chị thấy như thế nào hả chị ba, có rùng rợn như chuyện của thằng cháu tôi hồi mấy năm nó còn đi đơm cá không?" Dì Út tôi buột miệng.
Phần 2: Bóng người trên cây mận:
* * *
Nghe vậy, cô ba Len tiếp: "Thế thằng cháu chị thấy ma ở đâu, câu chuyện ra sao, chị kể trước đi rồi đến lượt tôi sẽ kể cho mọi người nghe về câu chuyện của thằng con tui".
Thế là Dì Út của tôi bắt đầu câu chuyện:
"Chuyện là vầy, bên phía chồng tôi có thằng cháu, nó tên Miễn, hằng ngày đi đơm cá rồi đem ra chợ bán. Bữa đó, sau khi đi đơm cá về thì trời mưa tầm tã, mà cũng lạ thiệt, thường ngày vào giấc 4, 5 giờ chiều là nó đi đơm về, trời hẵng còn sáng lắm (vì mới hoàng hôn mà). Nhưng hôm đó vì trời mưa suốt cả buổi chiều hay sao ấy, nên trời u ám, thế nên mới có 5 giờ mà trời đã tối sầm như 7, 8 giờ tối vậy, trên đường về nó đi ngang qua cây mận nhà bà sáu Hạ ở làng dưới thì thấy thấp thoáng có cái gì đó là lạ trên cây, lúc đó nó chỉ chăm chú mắt hướng về phía trước để mong về nhà cho nhanh kiếm cái gì đó để lót dạ chứ từ trưa đến giờ có chưa cơm nước gì cả. Nhưng hình như có cái gì đó xui khiến làm cho nó tò mò, đi được một quãng khá xa, thằng Miễn nghĩ thầm trong bụng, không biết là cái gì ở trên cây mận mà thấy lạ quá, thế là nó quyết định quay lại để tìm hiểu. Đi được vài bước, nó rón rén, nhè nhẹ vạch từng cành lá để xem, nhưng không thấy gì cả ngoài những đám lá um tùm đang vươn ra trước gió như những cánh tay khẳng khiu, đang phất phơ theo chiều gió thổi trong cơn mưa. Thế là thằng Miễn quay đi, nhưng khi quay mặt bước đi thì nó lại thấy có cái gì đó trăng trắng đung đưa trên cây mận, lúc này cảnh tượng hiện ra hơi rõ ràng hơn lúc đầu một chút, thế là thằng Miễn lại lùi bước, vì tính nó là thằng tò mò mà, không chịu bỏ qua, quyết quay lại cây mận để tìm hểu cho ra lẽ.."
Kể đến đây, Dì Út tôi ngừng lại, tiện tay vớ lấy tách trà nốc một hơi như người mới đi làm về mệt khát nước mà uống vậy.
Thế là bà con lại nhao nhao, cái không khí im ắng theo dõi câu chuyện nãy giờ biến mất, thay vào đó là những lời bàn tán xì xầm:
"Trời, nghe hồi hộp quá, không biết thằng Miễn đã thấy cái gì ở trên cây mận đây, mà thằng này cũng lạ thiệt, trời đã chạng vạng tối còn không lo mà về nhà để còn cơm nước, cứ đi thiêng thung thiêng mang, đúng là bọn thanh niên, hừ.." bà Hai Châu lên tiếng.
"Vâng, thì bọn thanh niên mà chị, tụi nó có sợ cái giống gì đâu. Tụi mình thì 8, 9 giờ tối đã đi ngủ, còn bọn nó thì nhiều khi đêm nào gặp bạn, gặp bè là nhậu nhẹt rồi ca hát cả đêm đến 11, 12 giờ mới ngủ, có đêm tụi nó rủ rê tới cái quán của bà bảy sát cạnh nhà tôi, thôi thì cái đêm đó nhà tôi bất đắc dĩ phải thức cùng bọn nó tới nửa đêm luôn.." Chú Thiêm đáp lại.
Đến đây, Dì Út tôi kể tiếp: "Thế rồi, lần thứ hai quay lại, thằng Miễn cũng không thấy gì cả, bực mình nó chui vào bụi tre ở gần đó rồi ngồi quan sát, ngóng cặp mắt lên cây mận, ngồi chờ được một lúc, nó ngủ quên lúc nào không hay, bỗng có một cơn gió thổi đến, làm bụi tre vặn mình và rít lên những tiếng lanh lảnh làm thằng Miễn giật mình, nó tỉnh dậy và hướng cặp mắt lên cây mận, thế thì một cảnh tượng hiện ra trước mắt, nó thấy một người ngồi trên cây mận, bận toàn là màu trắng không thấy mặt mũi đâu, chỉ thấy người đó ngồi trên một cành cây và cứ ngồi im, không làm gì cả. Ban đầu, thằng Miễn tưởng là đứa nào đi ăn trộm mận, nên nó len lén khòm xuống đất nhặt cục đá lên, định bụng là sẽ ném cho thằng này một cục để nó sợ mà bỏ chạy. Thế là với ý định tinh nghịch đó, nó vận sức chuẩn bị ném cục đá về hướng người kia, nhưng chưa kịp ném thì thằng Miễn bỗng thấy người đó từ từ chuyển động, đang ngồi tự nhiên cái bóng trắng ấy từ từ nhấc khỏi cành cây như có một lực nâng nào đó mà người thường không thể nào làm được, rồi một cánh tay đang vươn ra, vươn ra xa đến nổi từ cây mận mà có thể hái mấy trái xoài ở cây xoài mọc tít đằng xa kia. Thấy vậy thằng Miễn dường như không còn một chút sức lực, hòn đá đang cầm trên tay bỗng rơi xuống cái phịch, nó há hốc mồm, cái đơm cá cũng rơi xuống đất tự bao giờ. Thế là ba chân, bốn cẳng nó chạy một mạch về đến nhà, mặt mày xanh lét như tàu lá chuối, ngoài trời đang mưa lâm râm mà mồ hôi nó đổ như tắm..
Thế là từ đó, nó không dám về muộn nữa, buổi sáng khoảng 8 giờ nó đi thì chiều 3 giờ nó về, chứ quyết không về giấc 5 giờ nữa, và cũng đợt đó mà nó phải nghỉ ở nhà 3 ngày chứ chưa dám đi đơm cá liền.. giờ nghĩ lại thấy vừa sợ mà vừa vui. Quả thật, cái cây mận chỗ nhà bà sáu Hạ xóm dưới mỗi khi trời mưa lâm râm, nhất là lúc chạng vạng đi ngang qua đó thì y như rằng cứ có cảm giác lành lạnh sao ấy, mặc dù tôi chưa thấy gì cả, hay là tôi yếu bóng vía nên ma không cho thấy nhỉ?"
Câu nói của Dì Út làm cho bà con trong lối xóm bật cười, quả thật đêm nay là một đêm thú vị cho cả nhà tôi nói chung và tôi nói riêng. Lúc ấy tôi còn nhỏ lắm, nhưng không biết là vì thích nghe những câu chuyện ma, hay là vì trí nhớ tốt mà bây giờ mỗi lần nhắc lại, trong tâm trí tôi vẫn còn hiện lên rất rõ cái khoảng thời gian đó, quả thật bây giờ có muốn tìm lại cũng không được.
Phần 3: Gặp cô gái đốn củi vào lúc mờ sáng.
* * *
Vài ngày sau, bà con trong làng tôi lại gặp nhau. Hôm đó trời mưa lâm râm, sau khi ăn cơm chiều xong, ba tôi bèn xuống bếp nhóm lửa, vừa để sưởi ấm cho cả nhà, vừa để bắt nồi khoai lang lên luộc để cả nhà ăn thêm trong cái lạnh của cơn mưa đầu mùa. Ngỡ là trời mưa thế này chắc bà con trong xóm đã đi ngủ hết, "Trời mưa thế này, chắc mọi người đã đi ngủ hết rồi ông hén, sao thấy vắng tanh thế này, ngoài đường không thấy ai đi lại nhỉ?". Câu hỏi của má tôi làm ba tôi phì cười, ông còn lạ gì với cái phong tục của bà con nơi đây, đừng nói là mưa phùn như thế này, cho dù là trời có mưa nặng hạt đi nữa, nếu đã có hẹn với nhau rồi thì ít khi bà con mình lỡ hẹn lắm, huống hồ là trời mưa lâm râm như vầy, với lại hình như mọi người trong cái làng này đã quen với cái lệ mỗi đêm phải gặp mặt nhau rồi hay sao ấy, đêm nào cũng như đêm nào..
Thế là đêm nay, bà con lại tụ họp ở nhà tôi, mặc dù có hơi muộn một chút, nhưng xem ra có vẻ khá đông đủ. Chú Thiêm mở đầu câu chuyện bằng giọng run run, có lẽ vì tiết trời hơi lạnh: "Mưa lâm râm suốt cả ngày bà con nhỉ, làm tôi nhớ đến câu chuyện đã xảy ra cách đây vài năm, lúc đó tôi còn đi đốn củi trên núi về để nấu cháo heo. Không biết là mình có duyện nợ gì hay không, mà lại gặp ma chứ.. Kể từ ngày đó, tôi ít đi đốn củi vào lúc mờ sáng, chỉ đi khi nào có thời gian rãnh ngoài những giờ làm vườn mà thôi".
"Câu chuyện thế nào hở anh Thiêm, anh đã gặp ma à, mà sao từ trước đến giờ tôi có nghe anh nói là đã gặp ma cỏ gì đâu?" Ba tôi, miệng vừa hỏi, tay vừa rót trà vào tách của chú Thiêm cùng mọi người.
Chuyện là như vầy: "Lúc đó, nhà tôi còn nuôi mấy con heo giống để bán kiếm thêm đồng ra đồng vào, trang trải chi tiêu cho hàng ngày, anh Năm cũng biết rồi đấy nhà tôi đông con mà, quanh năm suốt tháng nhà tôi sống nhờ vào vườn rau ấy thì cũng không đủ thiếu vào đâu anh ạ, thế là bà nhà tôi đi chợ phiên mua được 2 con heo con về, ban đầu là định nuôi thử thôi, nhưng sau thấy nó lớn nhanh quá nên tôi mới bàn với bả là mua thêm vài con nữa về nuôi, thức ăn cho chúng nó thì ngoài vườn đã có rau, chỉ cần mình chịu khó đi lấy thêm nước cơm của bà con hàng xóm về nấu cháo heo thì cũng đủ rồi. Ngặt một cái, vì vườn nhà tôi chỉ trồng toàn là rau, nên vấn đề củi lửa hơi thiếu một chút. Thế là bắt đầu từ ngày đó, sáng sớm tinh mơ tôi đã phải dậy để lên rẫy kiếm ít củi khô về để đun thêm.."
"Tôi còn nhớ, hôm đó trời hẵng còn tối lắm, mà tôi thì ngủ không được, cứ trằn trọc qua lại suốt đêm, thế là bực mình ngồi dậy, xuống bếp pha ấm trà, uống cho đỡ lòng, sau khi uống trà xong, tôi bắt đầu lên đường kiếm củi, ngoài đường vắng vẻ không một bóng người, thế là tôi lầm lũi bước đi. Lên tới chỗ rồi, tôi bắt đầu nhặt từng que củi khô và dùng cây rựa để chặt thêm những nhánh to hơn.
Đang chặt, thì tôi bỗng thấy thấp thoáng hình như có người cũng đang lấy củi ở phía bên kia đồi sim, khuất sau bụi sim rậm rạp hình như cũng đang có người đốn củi như tôi. Lạ thật, tôi tự nhủ, không biết là ai đang lấy củi bên kia mà còn đi sớm hơn mình nữa vậy kìa. Nghĩ vậy, tôi dừng tay tiến gần lại bụi sim để quan sát cho kỹ hơn, qua những tán lá um tùm của bụi sim rừng lâu năm, tôi nhìn thấy một người con gái bận bộ đồ bà ba màu xám đang khom người xuống đất để nhặt từng que củi khô, đầu thì đội một cái nón lá dường như đã sờn rách, tôi cố gắng quan sát kỹ khuôn mặt để xem thử là con cái nhà ai mà đi củi sớm như thế này, nhưng cố căng con mắt ra để nhìn cũng không thể thấy khuôn mặt của cô gái ấy. Thế là tôi rời bụi sim, về chỗ cũ và tiếp tục công việc của mình..
Được một lúc sau thì thấy bó củi cũng đã nhiều, thế nên tôi bèn quẳng bó củi lên vai mà vác về, trước khi xuống núi, tôi ngoái đầu lại nhìn xem thử cô gái kia có còn nhặt củi không, thì thấy cô ấy vẫn còn đang lom khom, lúi húi nhặt từng cái cành khô buộc vào bó. Nhìn thấy vậy trong tôi dấy lên một niềm thương cảm cho những đứa con nhà nghèo, tội nghiệp.. thân gái dặm trường mà đầu hôm cuối buổi thế này phải lặn lội lên núi lên non để kiếm cái củi, cái rau về giúp đỡ gia đình, thật xót xa thay.. Nghĩ thầm trong bụng như vậy rồi tôi tiếp tục bước đi, đi được một đoạn, đến gần chỗ cái dốc xổ xuống để đi về con đường làng, thì tôi thấy thấp thoáng đằng xa đang có một người con gái đi tới, hình như cũng là đi đốn củi, vì con đường này là đường lên núi, mà đi vào giờ này lên núi thì chỉ có đi kiếm củi mà thôi.. Thế rồi, người con gái ấy đi lướt qua mặt tôi thật nhẹ nhàng, lúc đầu tôi không để ý đến cô ta lắm, nên chỉ thấy cái dáng người thôi, chứ cũng không thấy khuôn mặt đâu. Thế là lại một người con gái nữa đi đốn củi vào lúc mờ sáng. Nghĩ vậy, tôi tặc lưỡi rồi tiếp tục bước đi, thế nhưng đi được vài bước tôi mới sực nhớ.. hình như người con gái vừa đi lướt qua mặt mình sao trông thấy cách ăn bận rất giống với cô gái mà mình đã thấy khi đang đốn củi quá, nhưng cô ta vẫn còn đang loay hoay nhặt củi trên núi cơ mà.. Nghĩ vậy, tôi cảm thấy tò mò bèn chạy thẳng lên chỗ khi nãy để xem thực hư thế nào..
Khi lên tới nơi thì tôi không thấy ai cả, cả cô gái lúc nãy đang nhặt củi cùng lúc với tôi và cô gái vừa đi lướt qua mặt tôi đều không thấy. Lạ thật, họ đi đâu cả rồi nhỉ, vừa mới khi nãy đây mà. Con đường từ làng lên núi thì chỉ có một, với lại ngọn núi này là núi trọc, cây cối cũng không có nhiều, chỉ toàn là những cây nhỏ thôi, chứ không có những loài cổ thụ.. Nếu cô gái đang nhặt củi cùng lúc với tôi có đi về thì cũng sẽ đi theo con đường của tôi mới xuống làng được, nhưng nãy giờ có thấy cô ta đi xuống đâu, còn cô gái khi nãy vừa mới lướt qua mặt tôi đây, chỉ đi trước tôi có vài bước chân, bây giờ lên đây cũng không thấy đâu nữa.. Nghĩ đến đây, trong tôi bỗng có cảm giác lành lạnh khi nghĩ đến câu nói của thằng em con ông cậu tôi:" Anh có đi củi thì đừng đi sớm quá, kẻo gặp ma đấy, em đã từng gặp rồi, nên dặn dè chừng anh như vậy ". Lúc đó, tôi chỉ nghe nó nói rồi cười thầm trong bụng. Chắc chú mày đi sớm quá rồi buồn ngủ nên trông gà hóa cuốc chứ ma quỷ gì.. Không lẽ lời nói của thằng em của tôi là thật, nghĩ đến đây thấy mình chỉ có riêng mình giữa cái cảnh tờ mờ sáng gặp hai bóng người mà như một giữa cơn mưa phùn. Toàn thân tôi bỗng nổi hết cả da gà lên, thế là không màng đến bó củi đang vác trên vai nữa, tôi quẳng bó cúi xuống mà chạy một mạch đến nhà như có ma đuổi mà kỳ thực là đã gặp ma thật rồi.."
Kể đến đây, chú Thiêm ngừng lại một lát, hớp một ngụm trà rồi tiếp: "Thế là từ đó, tôi ít đi củi hơn, và khi nào có đi thì đi vào giấc 7, 8 giờ sáng và rủ thêm vài người nữa cùng đi chứ nhất quyết tôi không đi củi một mình nữa".
Tác giả: Khuyetdanh