Tên tác phẩm: Thực Phẩm Đặc Biệt
Tên tác giả: Hạ Sắc Bình
Thể loại: Truyện ngắn
Từ khi hai người con sinh đôi thi đỗ vào trường huyện, Vương Tử Long trở thành "anh nuôi" cho hai con. Đầu tháng nào ông cũng mang lương thực, thực phẩm lên huyện cho các con.
Thấm thoắt đã đến học kì cuối của năm lớp mười hai, chưa đầy nửa năm nữa là đến kì thi đại học. Đây là giai đoạn nước rút của các con nên làm sao ông có thể sao nhãng việc chăm sóc con được? Chỉ mới mùng một đầu tháng, ông đã chuẩn bị những thứ ngon nhất mang lên cho hai con.
Trước đây, khi mang đồ ăn lên, ông thường chia cho Tuấn phần nhiều hơn so với Ngọc vì Tuấn ăn nhiều hơn. Thế nhưng lần này thì ngược lại. Phần của Tuấn chỉ có chi phí cho sinh hoạt cơ bản còn phần của Ngọc ngoài phí sinh hoạt ra còn có thêm bao nhiêu thực phẩm dinh dưỡng bổ não, bổ máu nữa.
Khi thấy bố đưa tất cả đồ ăn cho Ngọc, Tuấn hỏi: "Thế phần của con đâu ạ?".
Vương Tử Long lạnh lùng đáp: "Không có".
Tuấn hỏi: "Sao lại không có ạ?".
Vương Tử Long đáp: "Chị con học giỏi, ăn nhiều sẽ thi đỗ vào trường đại học lớn. Còn con ăn làm gì, con học hành như thế thì có cho bao nhiêu đồ ăn ngon đi chăng nữa thì cũng bằng đổ xuống song xuống biển thôi".
Câu nói của cha như một gáo nước lạnh giội thẳng vào mặt Tuấn. Cậu không bao giờ nghĩ rằng một người vốn nổi tiếng chăm lo, yêu thương con như cha lại có thể nói ra những lời như vậy. Cha không đưa đồ ăn cũng chẳng sao nhưng những lời nói vừa rồi của cha làm cậu cảm thấy bị xúc phạm ghê gớm.
Ngọc thấy khuôn mặt thông minh lanh lợi của em trai tái đi bèn cầm túi thức ăn dúi vào tay em. Tuấn đẩy tay chị ra, quay lại nói với cha:
"Rồi cha xem! Không có những thứ đó của cha con cũng vẫn đỗ đại học".
Từ hôm đó, Tuấn thay đổi hẳn, cậu tập trung hoàn toàn cho việc học mà không còn tụ tập chơi game hay chat với lũ bạn cùng lớp nữa. Nhiều khi cậu còn mải học đến quên cả ăn. May mà mọi việc của hai chị em đều do Ngọc lo toan.
"Có công mài sắt có ngày nên kim." Qua gần nửa năm dùi mài kinh sử, cuối cùng Tuấn đã theo kịp Ngọc và cả hai chị em đều đỗ vào trường Đại học Bắc Kinh. Hôm nhận giấy báo nhập học, Tuấn hãnh diện và nhắc lại chuyện cha đưa thức ăn cho hai chị em. Thấy em vẫn còn giận, Ngọc hỏi: "Bây giờ em thấy ai là người mà em cần phải cảm ơn nhiều nhất?".
Tuấn đáp: "Tất nhiên đó là cha yêu quý của chúng ta rồi. Không có" thực phẩm đặc biệt "của cha hôm đó thì làm sao em có được ngày hôm nay".
Ngọc biết trong lòng Tuấn vẫn còn giận cha nên cô lựa lời nói luôn: "Xem ra, em trai chị đâu có ngốc tới mức không hiểu biết ơn thế nào". Rồi cô kể hết cho em nghe tại sao hôm đó cha lại làm như vậy.
Khi Tuấn học cấp hai, mặc dù thành tích học tập luôn thấp hơn chị nhưng năng lực học tập của cậu rất tốt và được thầy cô khen là thông minh. Bản thân Vương Tử Long cũng đặt nhiều kì vọng vào con. Thế nhưng từ khi vào cấp ba, Tuấn bắt đầu học hành lơ là, thường xuyên đi theo mấy cậu bạn hư hỏng để chơi game hay chat chít. Kết quả học tập của cậu ngày một sa sút. Sau khi biết rõ nguyên nhân, Vương Tử Long rất lo lắng. Mỗi lần lên huyện ông đều khuyên bảo con tập trung học tập nhưng Tuấn không biết kiềm chế bản thân, trước mặt cha vẫn dạ dạ vâng vâng nhưng sau đó lại đâu vào đấy. Kì thi đại học lại đang tới gần, Vương Tử Long không biết làm cách nào, ông bèn hỏi ý kiến của một vị "cao nhân" và được người này bày cách, ông làm theo.
Nghe chị kể xong, Tuấn bỗng tỉnh ngộ, nói: "Không ai hiểu con bằng cha. Đúng là em phải cảm ơn" thực phẩm đặc biệt "của cha". Ngọc biết lời nói của Tuấn lúc này là chân thật.
"Không ai hiểu con bằng cha". Người cha kia đã dùng cách đối xử "bất công" để khơi dậy năng lực tiềm ẩn của con. Hi vọng con thành rồng thành phượng chính là cách thể hiện tình yêu thương đặc biệt của người cha. Đó là thứ tình yêu không thể diễn tả bằng lời.
- End -
Tên tác giả: Hạ Sắc Bình
Thể loại: Truyện ngắn
Từ khi hai người con sinh đôi thi đỗ vào trường huyện, Vương Tử Long trở thành "anh nuôi" cho hai con. Đầu tháng nào ông cũng mang lương thực, thực phẩm lên huyện cho các con.
Thấm thoắt đã đến học kì cuối của năm lớp mười hai, chưa đầy nửa năm nữa là đến kì thi đại học. Đây là giai đoạn nước rút của các con nên làm sao ông có thể sao nhãng việc chăm sóc con được? Chỉ mới mùng một đầu tháng, ông đã chuẩn bị những thứ ngon nhất mang lên cho hai con.
Trước đây, khi mang đồ ăn lên, ông thường chia cho Tuấn phần nhiều hơn so với Ngọc vì Tuấn ăn nhiều hơn. Thế nhưng lần này thì ngược lại. Phần của Tuấn chỉ có chi phí cho sinh hoạt cơ bản còn phần của Ngọc ngoài phí sinh hoạt ra còn có thêm bao nhiêu thực phẩm dinh dưỡng bổ não, bổ máu nữa.
Khi thấy bố đưa tất cả đồ ăn cho Ngọc, Tuấn hỏi: "Thế phần của con đâu ạ?".
Vương Tử Long lạnh lùng đáp: "Không có".
Tuấn hỏi: "Sao lại không có ạ?".
Vương Tử Long đáp: "Chị con học giỏi, ăn nhiều sẽ thi đỗ vào trường đại học lớn. Còn con ăn làm gì, con học hành như thế thì có cho bao nhiêu đồ ăn ngon đi chăng nữa thì cũng bằng đổ xuống song xuống biển thôi".
Câu nói của cha như một gáo nước lạnh giội thẳng vào mặt Tuấn. Cậu không bao giờ nghĩ rằng một người vốn nổi tiếng chăm lo, yêu thương con như cha lại có thể nói ra những lời như vậy. Cha không đưa đồ ăn cũng chẳng sao nhưng những lời nói vừa rồi của cha làm cậu cảm thấy bị xúc phạm ghê gớm.
Ngọc thấy khuôn mặt thông minh lanh lợi của em trai tái đi bèn cầm túi thức ăn dúi vào tay em. Tuấn đẩy tay chị ra, quay lại nói với cha:
"Rồi cha xem! Không có những thứ đó của cha con cũng vẫn đỗ đại học".
Từ hôm đó, Tuấn thay đổi hẳn, cậu tập trung hoàn toàn cho việc học mà không còn tụ tập chơi game hay chat với lũ bạn cùng lớp nữa. Nhiều khi cậu còn mải học đến quên cả ăn. May mà mọi việc của hai chị em đều do Ngọc lo toan.
"Có công mài sắt có ngày nên kim." Qua gần nửa năm dùi mài kinh sử, cuối cùng Tuấn đã theo kịp Ngọc và cả hai chị em đều đỗ vào trường Đại học Bắc Kinh. Hôm nhận giấy báo nhập học, Tuấn hãnh diện và nhắc lại chuyện cha đưa thức ăn cho hai chị em. Thấy em vẫn còn giận, Ngọc hỏi: "Bây giờ em thấy ai là người mà em cần phải cảm ơn nhiều nhất?".
Tuấn đáp: "Tất nhiên đó là cha yêu quý của chúng ta rồi. Không có" thực phẩm đặc biệt "của cha hôm đó thì làm sao em có được ngày hôm nay".
Ngọc biết trong lòng Tuấn vẫn còn giận cha nên cô lựa lời nói luôn: "Xem ra, em trai chị đâu có ngốc tới mức không hiểu biết ơn thế nào". Rồi cô kể hết cho em nghe tại sao hôm đó cha lại làm như vậy.
Khi Tuấn học cấp hai, mặc dù thành tích học tập luôn thấp hơn chị nhưng năng lực học tập của cậu rất tốt và được thầy cô khen là thông minh. Bản thân Vương Tử Long cũng đặt nhiều kì vọng vào con. Thế nhưng từ khi vào cấp ba, Tuấn bắt đầu học hành lơ là, thường xuyên đi theo mấy cậu bạn hư hỏng để chơi game hay chat chít. Kết quả học tập của cậu ngày một sa sút. Sau khi biết rõ nguyên nhân, Vương Tử Long rất lo lắng. Mỗi lần lên huyện ông đều khuyên bảo con tập trung học tập nhưng Tuấn không biết kiềm chế bản thân, trước mặt cha vẫn dạ dạ vâng vâng nhưng sau đó lại đâu vào đấy. Kì thi đại học lại đang tới gần, Vương Tử Long không biết làm cách nào, ông bèn hỏi ý kiến của một vị "cao nhân" và được người này bày cách, ông làm theo.
Nghe chị kể xong, Tuấn bỗng tỉnh ngộ, nói: "Không ai hiểu con bằng cha. Đúng là em phải cảm ơn" thực phẩm đặc biệt "của cha". Ngọc biết lời nói của Tuấn lúc này là chân thật.
"Không ai hiểu con bằng cha". Người cha kia đã dùng cách đối xử "bất công" để khơi dậy năng lực tiềm ẩn của con. Hi vọng con thành rồng thành phượng chính là cách thể hiện tình yêu thương đặc biệt của người cha. Đó là thứ tình yêu không thể diễn tả bằng lời.
- End -