Khi bắt đầu tìm kiếm việc làm, mục tiêu chính của bạn là làm cho thông tin cá nhân đủ mạnh để giúp bạn giành lấy cơ hội phỏng vấn. Tuy nhiên, trước khi đến được giai đoạn đó, bạn cần làm rất nhiều hành động mang tính “tiếp thị bản thân” cho sơ yếu lý lịch và thư xin việc – hai thành phần quyết định bạn sẽ được gọi tham dự phỏng vấn hay không.

Một trong những cách tốt nhất để đạt được mục tiêu nêu trên chính là tạo dựng thương hiệu cá nhân (personal branding) thật tốt để bản thân có sức hấp dẫn với nhà tuyển dụng có các công việc mà bạn yêu thích.

Vậy làm thế nào để tạo dựng thương hiệu? Tham khảo một số chia sẻ sau đây với CareerBuilder nhé!

LÀM GÌ VỚI THƯƠNG HIỆU?

Xây dựng thương hiệu (branding) nếu bạn chưa từng tạo ra thương hiệu cá nhân trước đây hoặc tái lập thương hiệu (re-branding) nếu bạn đang cân nhắc chuyển ngành nghề hoặc thay đổi lĩnh vực, có nghĩa là bạn quyết định con đường sự nghiệp mình đang đi và điều chỉnh các thông tin về sự tín nhiệm, khả năng chuyên môn và những thứ phù hợp với thương hiệu đó.​

Để tiếp thị bản thân đúng với công việc ứng tuyển 1205202%20(3)

Xây dựng thương hiệu​

Bên cạnh việc thể hiện khả năng bạn có thể làm và nơi bạn hướng tới, thương hiệu cá nhân sẽ cho nhà tuyển dụng thấy những gì bạn có thể mang đến và cách bạn đóng góp thêm giá trị cho tổ chức của họ.

BẮT ĐẦU NHƯ THẾ NÀO?

Bước đầu tiên trong việc xây dựng hoặc tái tạo thương hiệu là xác định xem bạn muốn thương hiệu đó đại diện cho điều gì. Loại công việc nào bạn muốn sở hữu? Bạn có muốn công việc mới trong vai trò tương tự, hoặc công việc như cũ trong một ngành khác không? Nếu chỉ như vậy thì đó là một bản cập nhật thương hiệu tương đối dễ dàng. Còn nếu bạn đang tìm kiếm một sự thay đổi nghề nghiệp, bạn cần đầu tư nhiều thời gian và sức lực hơn.​

- Tự kiểm tra. Hãy chủ động Google để kiểm tra kết quả trước khi bắt đầu thực hiện bất kỳ thay đổi nào. Khám phá xem thông tin hiện tại của bạn sẽ cho thấy cá tính nghề nghiệp như thế nào và đảm bảo rằng thông tin đó phản ánh rõ ràng bạn đang ở đâu trong sự nghiệp và nơi bạn muốn đến tiếp theo. Hãy xem xét nó từ quan điểm của nhà tuyển dụng khi lựa chọn các câu chuyện để chia sẻ về thành tích và nguyện vọng của mình.​

- Lên kế hoạch. Tìm ra cách bạn để đến nơi bạn muốn rất quan trọng. Sự nghiệp của bạn cần sự thay đổi? Bạn cần thêm kỹ năng hoặc chứng chỉ mới? Hoặc bạn muốn điều chỉnh thương hiệu cá nhân và cập nhật để nó phù hợp hơn với nơi bạn muốn đến tiếp theo? Hãy lập danh sách những việc cần làm trước khi bắt đầu. Có những điều chúng ta làm được ngay trong công việc hiện tại để định vị cho sự thành công của công việc tiếp theo. Nếu sự nghiệp của bạn cần một cuộc đại tu lớn, nó đòi hỏi bạn đầu tư nhiều thời gian và lập kế hoạch thậl cẩn thận, chi tiết.​

- Nâng cấp sự tín nhiệm. Bạn có thiếu những kỹ năng cần thiết để chuyển đổi thương hiệu thành công? Nếu có thể dành ra chút thời gian, bạn hoàn toàn có thể đạt được các kỹ năng cần thiết để nâng cao trình độ. Có rất nhiều lớp học miễn phí hoặc chi phí thấp để tham gia và cập nhật kỹ năng nghề nghiệp. Khi đã nâng cấp được bộ kỹ năng, hãy tham gia vào một số dự án tự do để xây dựng danh mục kỹ năng liên quan đến mục tiêu chuyển đổi thương hiệu. Bạn có thể bổ sung những kỹ năng đó vào sơ yếu lý lịch và hồ sơ nghề nghiệp trực tuyến, đồng thời tạo mối liên hệ đến chúng trong thư xin việc.​

- Hãy cẩn thận. Nếu bạn tìm kiếm việc làm trong khi đang có một công việc. Đừng tạo ra những sự thay đổi mà nó hiển hiện đến mức sếp của công ty hiện tại cũng nhận thấy rõ ràng. Ví dụ: Nếu bạn bắt đầu làm công việc bán hàng, bạn không muốn tất cả mọi bài đăng trên mạng xã hội của mình đều là rao bán sản phẩm. Hãy khéo léo pha trộn với tỷ lệ phù hợp trong các chủ đề chia sẻ lên các phương tiện truyền thông xã hội với mục đích kinh doanh. Nếu bạn thực hiện các thay đổi từ từ và cẩn thận, bạn sẽ dễ dàng tránh được những sự dòm ngó khiến mình bất lợi hơn.​

CÁCH TẠO RA TUYÊN NGÔN THƯƠNG HIỆU

Tuyên ngôn thương hiệu (brand statement) là một tuyên bố ngắn gọn và hấp dẫn về những điều khiến bạn trở thành ứng viên mạnh mẽ cho công việc. Viết tuyên ngôn thương hiệu có thể giúp bạn nắm bắt được bản chất của những thứ bạn muốn hoàn thành trong giai đoạn sự nghiệp tiếp theo. Dành thời gian để viết tuyên ngôn riêng còn giúp bạn tập trung vào những điều bạn muốn hoàn thành trong mục tiêu xây dựng thương hiệu hoặc tái lập thương hiệu.

THÊM TUYÊN NGÔN VÀO LÝ LỊCH

Thêm tuyên ngôn thương hiệu vào sơ yếu lý lịch (resume hoặc CV) là cách để nhà tuyển dụng biết được bạn có thể gia tăng giá trị cho tổ chức như thế nào nếu được chọn. Đừng sử dụng cùng một tuyên ngôn thương hiệu mỗi khi bạn dùng sơ yếu lý lịch để xin việc.

Nếu đoạn tuyên ngôn thương hiệu hiện có chưa phải là câu trả lời hoàn hảo cho công việc bạn mong muốn, hãy dành thời gian điều chỉnh để nó phản ánh tốt các thuộc tính mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. Giống như tất cả các loại tài liệu tìm việc khác, quan trọng nhất vẫn là cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn là ứng viên có trình độ tốt nhất cho công việc.

CẬP NHẬT HỒ SƠ NGHỀ NGHIỆP TRỰC TUYẾN

Bên cạnh đó, hãy cập nhật hồ sơ nghề nghiệp trực tuyến. Nội dung không cần chính xác như sơ yếu lý lịch, nhưng phải đầy đủ các thông tin tương đồng vì nhà tuyển dụng sẽ kiểm tra nó kỹ lưỡng. Nên dành thời gian viết một bản tóm tắt trong đó bao gồm các thông tin về mối quan hệ, phản ánh sở thích nghề nghiệp và các nội dung có thể thu hút sự chú ý của nhiều nhà quản lý.

LÀM MỚI CÁC TÀI KHOẢN MẠNG XÃ HỘI KHÁC

Thông điệp bạn gửi đến nhà tuyển dụng và những người trong mạng lưới nghề nghiệp của mình phải nhất quán. Đừng để họ thấy sự khác biệt khi nhìn vào những thông tin mà bạn đăng tải trên từng tài khoản truyền thông xã hội, tất cả không để lại cùng một ấn tượng.​

Để tiếp thị bản thân đúng với công việc ứng tuyển 120520(4)

Làm mới các tài khoản mạng xã hội​

Tính nhất quán rất quan trọng khi bạn sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để phát triển sự nghiệp. Sử dụng cùng một bức ảnh chuyên nghiệp trên nhiều nền tảng khác nhau cùng giúp bạn đồng nhất vẻ ngoài thương hiệu.

TÁI LẬP THƯƠNG HIỆU

Khi cân nhắc về một sự thay đổi lớn trong công việc hoặc chuyển nghề, có thể bạn sẽ có nhu cầu tái lập thương hiệu. Nhưng nếu đang có công việc, bạn nên thực hiện việc này một cách chậm rãi và cẩn thận. Tất nhiên bạn không muốn quảng cáo cho ban giám đốc, các nhân viên khác hoặc khách hàng của công ty rằng bạn đang điều chỉnh lại uy tín thương hiệu và tìm kiếm cơ hội làm việc mới. Hành động cẩn trọng, bạn sẽ không đẩy công việc mình hiện có vào tình trạng nguy hiểm và hoàn toàn có thể chủ động thay đổi khi nào đã sẵn sàng.

TẬN DỤNG THƯ ỨNG TUYỂN ĐỂ GIẢI THÍCH

Thư xin việc là cầu nối giữa bạn và nhà tuyển dụng. Vì thế hãy sử dụng thư xin việc để kể câu chuyện về trọng tâm nghề nghiệp của bạn. Hãy viết một lá thư xin việc nhắm đến mục tiêu làm nổi bật những thành tựu và “tài sản” mạnh nhất cho thấy bạn đủ điều kiện đảm nhận công việc, thuyết phục nhà tuyển dụng mời bạn phỏng vấn.

BẮT ĐẦU TẤT CẢ LẠI MỘT LẦN NỮA

Tái lập thương hiệu cho sự nghiệp không phải là nhiệm vụ làm một lần. Công nghệ thay đổi, nền kinh tế có lúc lên lúc xuống, các kỹ năng được trọng dụng cũng dần thay đổi theo thời gian, và khát vọng nghề nghiệp của hầu hết mọi người cũng được điều chỉnh trên từng chặng đường chúng ta làm việc. Trung bình một người có thể sẽ thay đổi công việc khoảng từ 10-15 lần trong toàn bộ sự nghiệp. Vậy nên rất có thể sự nghiệp của bạn cũng sẽ thay đổi theo thời gian.

Khi có thêm kinh nghiệm làm việc, chẳng hạn như tham gia một tổ chức hoặc học được kỹ năng mới, bạn hãy thêm chúng vào lý lịch và hồ sơ LinkedIn của mình. Tinh chỉnh các mô tả công việc mỗi khi bạn có sự tiến triển để chúng kịp thời phản ánh đúng nơi bạn đã đi qua và cột mốc đang hướng đến.

Bằng cách thực hiện những thay đổi để tái lập thương hiệu thật chuyên nghiệp và ổn định, bạn sẽ có thể sử dụng thương hiệu để thúc đẩy sự nghiệp một cách hiệu quả nhất.​