Hiệu trưởng các trường phổ thông hiện nay hầu hết đều xuất thân từ giáo viên giỏi chuyên môn nhưng hầu hết chưa qua đào tạo bài bản về năng lực, kỹ năng quản lý. Thực tế này khiến Hiệu trưởng các trường phổ thông gặp không ít khó khăn khi điều hành công việc.
Một lần nữa, vai trò, phẩm chất, năng lực quản lý và đạo đức Hiệu trưởng nhà trường được đề cập tại Hội thảo “Đổi mới quản lý trường học và nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông” do Sở GD - ĐT TP HCM tổ chức, ngày 8/12. Đi tắt lên… hiệu trưởng Hiện nay, một Hiệu trưởng được bổ nhiệm theo lộ trình bắt đầu từ giáo viên có chuyên môn giỏi, có phẩm chất đạo đức, còn kiến thức quản lý thường chỉ được được bồi dưỡng từ 2 đến 3 tháng.
Hầu hết Hiệu trưởng được bổ nhiệm thoe lộ trình bắt đầu từ giáo viên giỏi chuyên môn, có phẩm chất đạo đức. (Ảnh: Hải Triều)
Như vậy, Hiệu trưởng tuy là những giáo viên giỏi, có kinh nghiệm giảng dạy nhưng lại chưa được đào tạo bài bản, thiếu tư duy giáo dục tiên tiến và tầm nhìn trong hoạt động quản lý. Trong khi đó, ở nước lân cận như Singapore, cán bộ quản lý muốn được bổ nhiệm trước hết phải tham gia khóa quản lý để có chứng chỉ, bằng cấp về quản lý.
Còn tại Việt Nam lại theo quy trình ngược lại, sau khi bổ nhiệm công tác mới cử đi đào tạo, bồi dưỡng bổ sung, ngắn hạn. “Đây là một thiếu sót lớn trong khâu đào tạo từ các ĐH. Cần có một lộ trình đào tạo bài bản hơn, có kế hoạch, quy hoạch hiệu trưởng, hiệu phó tương lai”, ông Nguyễn Bác Dụng, Hiệu trưởng THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, quận 1 nói.
Đồng tình với quan điểm này, Phó hiệu trưởng THPT Nguyễn Thượng Hiền, quận Tân Bình Trương Quang Dũng, chia sẻ:"Hiệu trưởng hiện nay chỉ quản lý bằng kinh nghiệm là chủ yếu, hay nói cách khác là “nghề dạy nghề”. “Tất nhiên, kinh nghiệm là quý, nhưng nó cũng giống như cây gậy, chỉ có thể giúp con người ta đi trên mặt đất chứ không thể bay cao. Để đổi mới quản lý, nếu Hiệu trưởng chỉ có kinh nghiệm thôi thì chưa đủ để tạo ra đột phá”, ông Dũng chia sẻ.
Nhiều vai, khó diễn
Có thể nói, Hiệu trưởng các trường phổ thông Việt Nam đang là người đảm nhiệm quá nhiều “vai”, quán xuyến ít nhất bốn công việc: từ chuyên môn, quản lý nhân sự, cơ sở vật chất và tài chính, thậm chí có thầy cô vẫn phải đứng lớp ít nhất hai tiết học mỗi tuần.
Mặc dù các trường đều có 1 - 2 hiệu phó, phụ trách chuyên môn hoặc cơ sở vật chất, nhưng người chịu trách nhiệm chung vẫn là hiệu trưởng. Ông Trương Quang Dũng, Phó hiệu trưởng THPT Nguyễn Thượng Hiền nhận xét hài hước: “Chưa có Hiệu trưởng nước nào lại giỏi và đa năng như Hiệu trưởng Việt Nam, cùng một lúc làm được nhiều việc”.
Đặt ra yêu cầu cao hơn, ông Nguyễn Bác Dụng cho rằng: Hiệu trưởng phải có tầm nhìn xa, vạch ra chiến lược riêng cho ngôi trường của mình, xác định đúng đối tượng học sinh, từ đó đề ra những phương pháp đổi mới, cải tiến phù hợp chứ không phải chạy theo thành tích thi đua hay sao chép mô hình, hướng đi của trường khác một cách máy móc”.
Ông Nguyễn Phùng Quốc Hùng, Hiệu trưởng THPT Trung Phú, huyện Củ Chi cũng bày tỏ quan điểm: “Để đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục, trước hết hiệu trưởng phải tự đổi mới mình. Nếu bản thân giáo viên, hiệu trưởng chỉ muốn làm theo khuôn mẫu có sẵn, thì khó tạo ra bộ mặt mới cho ngôi trường của mình”.
Còn ông Nguyễn Hoàng Việt, Hiệu trưởng THPT Phú Nhuận cho rằng chính cơ chế, chính sách cũng như cơ sở vật chất hiện tại chưa cho phép hiệu trưởng phát huy hết khả năng đổi mới quản lý để nâng chất lượng giáo dục.
Theo Hải Triều
Một lần nữa, vai trò, phẩm chất, năng lực quản lý và đạo đức Hiệu trưởng nhà trường được đề cập tại Hội thảo “Đổi mới quản lý trường học và nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông” do Sở GD - ĐT TP HCM tổ chức, ngày 8/12. Đi tắt lên… hiệu trưởng Hiện nay, một Hiệu trưởng được bổ nhiệm theo lộ trình bắt đầu từ giáo viên có chuyên môn giỏi, có phẩm chất đạo đức, còn kiến thức quản lý thường chỉ được được bồi dưỡng từ 2 đến 3 tháng.
Hầu hết Hiệu trưởng được bổ nhiệm thoe lộ trình bắt đầu từ giáo viên giỏi chuyên môn, có phẩm chất đạo đức. (Ảnh: Hải Triều)
Như vậy, Hiệu trưởng tuy là những giáo viên giỏi, có kinh nghiệm giảng dạy nhưng lại chưa được đào tạo bài bản, thiếu tư duy giáo dục tiên tiến và tầm nhìn trong hoạt động quản lý. Trong khi đó, ở nước lân cận như Singapore, cán bộ quản lý muốn được bổ nhiệm trước hết phải tham gia khóa quản lý để có chứng chỉ, bằng cấp về quản lý.
Còn tại Việt Nam lại theo quy trình ngược lại, sau khi bổ nhiệm công tác mới cử đi đào tạo, bồi dưỡng bổ sung, ngắn hạn. “Đây là một thiếu sót lớn trong khâu đào tạo từ các ĐH. Cần có một lộ trình đào tạo bài bản hơn, có kế hoạch, quy hoạch hiệu trưởng, hiệu phó tương lai”, ông Nguyễn Bác Dụng, Hiệu trưởng THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, quận 1 nói.
Đồng tình với quan điểm này, Phó hiệu trưởng THPT Nguyễn Thượng Hiền, quận Tân Bình Trương Quang Dũng, chia sẻ:"Hiệu trưởng hiện nay chỉ quản lý bằng kinh nghiệm là chủ yếu, hay nói cách khác là “nghề dạy nghề”. “Tất nhiên, kinh nghiệm là quý, nhưng nó cũng giống như cây gậy, chỉ có thể giúp con người ta đi trên mặt đất chứ không thể bay cao. Để đổi mới quản lý, nếu Hiệu trưởng chỉ có kinh nghiệm thôi thì chưa đủ để tạo ra đột phá”, ông Dũng chia sẻ.
Nhiều vai, khó diễn
Có thể nói, Hiệu trưởng các trường phổ thông Việt Nam đang là người đảm nhiệm quá nhiều “vai”, quán xuyến ít nhất bốn công việc: từ chuyên môn, quản lý nhân sự, cơ sở vật chất và tài chính, thậm chí có thầy cô vẫn phải đứng lớp ít nhất hai tiết học mỗi tuần.
Mặc dù các trường đều có 1 - 2 hiệu phó, phụ trách chuyên môn hoặc cơ sở vật chất, nhưng người chịu trách nhiệm chung vẫn là hiệu trưởng. Ông Trương Quang Dũng, Phó hiệu trưởng THPT Nguyễn Thượng Hiền nhận xét hài hước: “Chưa có Hiệu trưởng nước nào lại giỏi và đa năng như Hiệu trưởng Việt Nam, cùng một lúc làm được nhiều việc”.
Đặt ra yêu cầu cao hơn, ông Nguyễn Bác Dụng cho rằng: Hiệu trưởng phải có tầm nhìn xa, vạch ra chiến lược riêng cho ngôi trường của mình, xác định đúng đối tượng học sinh, từ đó đề ra những phương pháp đổi mới, cải tiến phù hợp chứ không phải chạy theo thành tích thi đua hay sao chép mô hình, hướng đi của trường khác một cách máy móc”.
Ông Nguyễn Phùng Quốc Hùng, Hiệu trưởng THPT Trung Phú, huyện Củ Chi cũng bày tỏ quan điểm: “Để đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục, trước hết hiệu trưởng phải tự đổi mới mình. Nếu bản thân giáo viên, hiệu trưởng chỉ muốn làm theo khuôn mẫu có sẵn, thì khó tạo ra bộ mặt mới cho ngôi trường của mình”.
Còn ông Nguyễn Hoàng Việt, Hiệu trưởng THPT Phú Nhuận cho rằng chính cơ chế, chính sách cũng như cơ sở vật chất hiện tại chưa cho phép hiệu trưởng phát huy hết khả năng đổi mới quản lý để nâng chất lượng giáo dục.
Theo Hải Triều