Tại một ngôi làng kia, một vị quan thanh liêm hết lòng vì nước vì dân, từ khi ông nhậm chức luôn đảm bảo người dân được ấm no, luôn quan tâm đến đời sống người dân khiến ai cũng đều biết ơn và nhớ đến. Nhưng vì chốn quan trường đấu đá khắc nghiệt, bản thân ông ta chỉ một lòng muốn giữ mình trong sạch nên đã xin từ giã chốn quan trường về nơi này sinh sống, để lại sự tiếc nuối của không ít con dân nơi ông ta còn làm việc.
Cuộc sống yên bình cứ thế trôi đi được một thời gian ngắn thì nghe tin có một kẻ tên Kỳ được đưa về làm quan để quản lý nơi này. Sau khi về hắn vẽ ra không ít khoản thuế phí bóc lột người dân trong vùng, lại hay nhận hối lộ để làm điều khuất tất. Bản thân ông xưa cũng từng làm quan nên cũng biết rằng hắn vốn cũng là một người vì dân vì nước nhưng ông cũng không hiểu sao hắn lại thành ra như vậy. Đứng trước tình cảnh đó, ông Đình chỉ biết nhìn mà căm phẫn thay cho người dân nhưng bản thân ông lại không làm được điều gì. Con giun xéo lắm cũng quằn, thế là ông quyết định đến dinh thự chửi mắng một tên quan tham như hắn nhằm giải tỏa uất ức của chính ông thay cho người dân nơi này, bản thân cũng có chút tuổi nên dù bị hắn hại chết âu cũng có tiếng
Nghĩ sao làm vậy, ông hiên ngang đến phủ của tên quan tham kia chửi mắng một hồi:
- Tên Kỳ chó tha, ngươi thân là quan phụ mẫu mà chỉ biết đong đầy túi riêng mặc cho con dân phải chịu cực khổ, hạng như ngươi còn không đáng đế so với loài chó lợn. Ngươi tự vấn mình xem, ngươi có xứng đáng với chức sắc mà nhà vua đã ban cho hay không ?...
Chửi mắng một lúc lâu, làm ầm ĩ vào tận trong phủ, tên Kỳ nghe chuyện, hắn không hề tức giận mà vẫn từ tốn đi ra ngoài xem có chuyện gì, thấy ông Đình thấy vậy nghĩ hôm nay mình cũng xong đời rồi nên lại mặc sức chửi tiếp:
- Cuối cùng thì ngươi cũng ra, ta tưởng 1 kẻ hèn hạ như ngươi chỉ có thể trốn trong phủ như một con rùa rụt cổ chứ, ngươi xem... từ khi ngươi đến, chúng ta đã khổ sở thế nào ? ngươi vét đầy túi rồi thì sao không lo cút khỏi cái đất này đi !
Tên Kỳ không những không giận mà còn làm ra vẻ tự đắc, hắn tử tế chào hỏi
- Ồ, thì ra là Tể tướng đã từ quan về quê vang danh khắp triều đình đây à ? hoan nghênh, hoan nghênh !
Nói rồi, hắn ra lệnh cho đám lính mời ông Đình vào phủ tiếp chuyện, ông Đình nghĩ mãi vẫn không hiểu thế này là thế nào, lại nhìn hắn rồi quát lớn:
- Ngươi tính làm gì ta thì làm ở ngay đây, dân chúng đều biết ngươi thế nào rồi, không cần phải giả nhân giả nghĩa rồi đâm sau lưng ta như thế !
Kỳ nghe xong, quay lại nhìn ông rồi hắn nói:
- Hôm nay ta tiếp đón ông thật, ngoài thế ra không có gì khác. Ông cứ yên tâm !
Nói xong hắn quay vào phủ, đám lính cũng không ép buộc mà đưa tay mời ông vào, ông Đình tuy vẫn không hiểu chuyện gì đang sảy ra, nhưng vẫn cứ theo vào xem sao
Đi vào phủ, hắn mời ông ngồi vào ghế, trong khi hắn lấy tách trà mới pha rót một chén cho hắn rồi một chén đưa tới mời ông. Tay nâng chén trà, tay quặt ra sau lưng, hắn hỏi:
- Sao thế, “tể tướng” ? hôm nay đến đây có chuyện gì à ?
Thấy bộ dạng tự mãn của hắn, ông đập bàn quát lớn:
- Còn chuyện gì nữa ? dân nơi này đã chịu cảnh lầm than không ít, ngươi còn mặt dày hỏi ta như vậy, sao ngươi không tự hỏi rằng ai đã gây ra những cảnh đau thương đó ?
- Chứ không phải ông à ? – Hắn thản nhiên đáp
- Ngươi...
- Này nhé, tôi hỏi ông... Năm xưa ông từ quan về quê thì có nghĩ rằng sẽ có kẻ thế chân vào chỗ ông không ?
Ông Đình vẻ tức tối, quay ra quát hắn:
- Công danh, lợi lộc ta không màng, ta là người liêm chính, không phải là kẻ lắm mưu hèn kế bẩn như các ngươi
Hắn nghe vậy lại cười một cách bí hiểm
- Ồ, lên làm quan là để giúp dân được ấm no, giúp nước ta thịnh vượng... trọng trách to lớn đến nhường nào, ấy vậy mà ông vẫn cho rằng làm quan là để có công danh, lợi lộc... xem chừng ông với tôi cũng không khác nhau là mấy !
- Ngươi...
Rồi hắn nâng chén trà lên ngắm nghía, làm một hớp rồi nói:
- Mà cũng phải cảm ơn vì ông đã rời bỏ cái chức tể tướng để một kẻ khác trong chúng tôi thế chỗ vào, chứ nếu ông còn làm cái chức đấy thì có ai dám làm càn ? ông đáng lẽ có cơ hội để khiến con dân này được no ấm, nhưng ông lại từ bỏ nó để cho một trong số người như tôi đi lên... Không biết ông có tư cách gì để đả kích tôi nào ! Bản thân ông tự nhận mình là vì dân, vì nước nhưng cuối cùng vẫn chỉ là những con rùa rụt cổ, thấy những kẻ như tôi lộng hành... thay vì chống lại, các ông lại từ quan, trốn tránh trách nhiệm... và giờ đây ông lại quay ra chửi mắng. Không biết cái “vì dân, vì nước” của các ông đi đâu hết rồi ?
Ông Đình nghe vậy cúi mặt tỏ ra xấu hổ. Tay Kỳ được bước tiến tới chỗ ông, hắn lại nói:
- Thử nghĩ mà xem, nếu ông còn là tể tướng, ông sẽ có quyền lực để làm được tất cả, nhưng giờ ông có gì ? đúng rồi... không có gì cả, ngoài một cái miệng chỉ có thể chửi mắng trong bất lực và một cái tấm thân già nua yếu ớt.
Lúc này, ông Đình bực tức đến cực đại, đứng dậy mắng hắn:
- Ngươi đừng nghĩ như vậy là xong, khi con dân này quá khổ cực, họ sẽ đứng lên đấu tranh, phất cờ khởi nghĩa để đòi lại sự yên ấm cho tất cả... rồi xem, các ngươi còn cười được đến bao giờ !
Nghe ông nói xong, hắn lại cười to hơn nữa
- Ha ha ha, ít ra ông với tôi cũng giống nhau ở điểm này, thay vì ở chốn quan trường âm thầm chiến đấu thì ông lại muốn người dân phải cầm vũ khí lên đấu tranh để máu chảy, đầu rơi, tang thương khắp chốn... những người đáng lẽ họ có thể gọi nhau là bằng hữu thì lại phải cầm vũ khí lên chém giết nhau. Suy cho cùng thì người khổ nhất vẫn là dân thường... trong khi, ông vẫn tỏ ra mình là quân tử ? khá lắm ! hóa ra cái sự “chính trực” của ông nó là như vậy !
Thấy ông Đình không nói được gì khác, được thể, hắn lại nói tiếp:
- Mà ông nghĩ sau đó sẽ duy trì được trong bao nhiêu lâu nhỉ ? khi đất nước ổn định, những kẻ cơ hội như tôi lại ngoi lên và những người tự nhận mình là thanh cao, liêm chính như các ông lại từ quan về quê rồi lại quay lại cái vòng lặp ấy... cuối cùng thì sao ? những người dân ngoài kia lại phải hy sinh chỉ vì cái sĩ diện gắn mác “thanh liêm” của các ông đấy à ?
Ông Đình nghe xong tỏ ra bất lực, nói một câu nước đôi:
- Dù sao ta và ngươi cũng không cùng suy nghĩ, những việc luồn cúi, chạy chọt như các ngươi, bọn ta không làm được
Tên Kỳ nghe vậy, hắn tỏ vẻ trầm mặc:
- Chính vì vậy nên các ông chẳng làm được cái gì. Thuở đầu dựng nước, người thanh cao liêm chính đâu phải là ít, nhưng khi xã tắc ổn định rồi thì những kẻ như tôi đã len lỏi vào cái sự kiểm soát gắt gao của các ông như thế nào ? chẳng phải vẫn giả nhân, giả nghĩa, vẫn làm việc một cách bình thường và dù chỉ ăn có một đồng thôi cũng bị xử trảm đó sao ? nhưng đâu có gì thay đổi, bọn tôi vẫn cứ đi lên bất chấp những điều không may xảy đến ở phía trước đó sao ? còn các ông, khi đối mặt với một triều đình lắm kẻ gian thì lại đòi từ quan đi về... ? các ông nghĩ xem, các ông có đủ tư cách để so sánh với chúng tôi hay không ?
Ông Đình nghe hắn nói xong, không có gì để nói, ông đứng dậy bỏ về, trong khi tên Kỳ vẫn yêu cầu gia nô mời ông theo lễ nghĩa
Cuộc sống yên bình cứ thế trôi đi được một thời gian ngắn thì nghe tin có một kẻ tên Kỳ được đưa về làm quan để quản lý nơi này. Sau khi về hắn vẽ ra không ít khoản thuế phí bóc lột người dân trong vùng, lại hay nhận hối lộ để làm điều khuất tất. Bản thân ông xưa cũng từng làm quan nên cũng biết rằng hắn vốn cũng là một người vì dân vì nước nhưng ông cũng không hiểu sao hắn lại thành ra như vậy. Đứng trước tình cảnh đó, ông Đình chỉ biết nhìn mà căm phẫn thay cho người dân nhưng bản thân ông lại không làm được điều gì. Con giun xéo lắm cũng quằn, thế là ông quyết định đến dinh thự chửi mắng một tên quan tham như hắn nhằm giải tỏa uất ức của chính ông thay cho người dân nơi này, bản thân cũng có chút tuổi nên dù bị hắn hại chết âu cũng có tiếng
Nghĩ sao làm vậy, ông hiên ngang đến phủ của tên quan tham kia chửi mắng một hồi:
- Tên Kỳ chó tha, ngươi thân là quan phụ mẫu mà chỉ biết đong đầy túi riêng mặc cho con dân phải chịu cực khổ, hạng như ngươi còn không đáng đế so với loài chó lợn. Ngươi tự vấn mình xem, ngươi có xứng đáng với chức sắc mà nhà vua đã ban cho hay không ?...
Chửi mắng một lúc lâu, làm ầm ĩ vào tận trong phủ, tên Kỳ nghe chuyện, hắn không hề tức giận mà vẫn từ tốn đi ra ngoài xem có chuyện gì, thấy ông Đình thấy vậy nghĩ hôm nay mình cũng xong đời rồi nên lại mặc sức chửi tiếp:
- Cuối cùng thì ngươi cũng ra, ta tưởng 1 kẻ hèn hạ như ngươi chỉ có thể trốn trong phủ như một con rùa rụt cổ chứ, ngươi xem... từ khi ngươi đến, chúng ta đã khổ sở thế nào ? ngươi vét đầy túi rồi thì sao không lo cút khỏi cái đất này đi !
Tên Kỳ không những không giận mà còn làm ra vẻ tự đắc, hắn tử tế chào hỏi
- Ồ, thì ra là Tể tướng đã từ quan về quê vang danh khắp triều đình đây à ? hoan nghênh, hoan nghênh !
Nói rồi, hắn ra lệnh cho đám lính mời ông Đình vào phủ tiếp chuyện, ông Đình nghĩ mãi vẫn không hiểu thế này là thế nào, lại nhìn hắn rồi quát lớn:
- Ngươi tính làm gì ta thì làm ở ngay đây, dân chúng đều biết ngươi thế nào rồi, không cần phải giả nhân giả nghĩa rồi đâm sau lưng ta như thế !
Kỳ nghe xong, quay lại nhìn ông rồi hắn nói:
- Hôm nay ta tiếp đón ông thật, ngoài thế ra không có gì khác. Ông cứ yên tâm !
Nói xong hắn quay vào phủ, đám lính cũng không ép buộc mà đưa tay mời ông vào, ông Đình tuy vẫn không hiểu chuyện gì đang sảy ra, nhưng vẫn cứ theo vào xem sao
Đi vào phủ, hắn mời ông ngồi vào ghế, trong khi hắn lấy tách trà mới pha rót một chén cho hắn rồi một chén đưa tới mời ông. Tay nâng chén trà, tay quặt ra sau lưng, hắn hỏi:
- Sao thế, “tể tướng” ? hôm nay đến đây có chuyện gì à ?
Thấy bộ dạng tự mãn của hắn, ông đập bàn quát lớn:
- Còn chuyện gì nữa ? dân nơi này đã chịu cảnh lầm than không ít, ngươi còn mặt dày hỏi ta như vậy, sao ngươi không tự hỏi rằng ai đã gây ra những cảnh đau thương đó ?
- Chứ không phải ông à ? – Hắn thản nhiên đáp
- Ngươi...
- Này nhé, tôi hỏi ông... Năm xưa ông từ quan về quê thì có nghĩ rằng sẽ có kẻ thế chân vào chỗ ông không ?
Ông Đình vẻ tức tối, quay ra quát hắn:
- Công danh, lợi lộc ta không màng, ta là người liêm chính, không phải là kẻ lắm mưu hèn kế bẩn như các ngươi
Hắn nghe vậy lại cười một cách bí hiểm
- Ồ, lên làm quan là để giúp dân được ấm no, giúp nước ta thịnh vượng... trọng trách to lớn đến nhường nào, ấy vậy mà ông vẫn cho rằng làm quan là để có công danh, lợi lộc... xem chừng ông với tôi cũng không khác nhau là mấy !
- Ngươi...
Rồi hắn nâng chén trà lên ngắm nghía, làm một hớp rồi nói:
- Mà cũng phải cảm ơn vì ông đã rời bỏ cái chức tể tướng để một kẻ khác trong chúng tôi thế chỗ vào, chứ nếu ông còn làm cái chức đấy thì có ai dám làm càn ? ông đáng lẽ có cơ hội để khiến con dân này được no ấm, nhưng ông lại từ bỏ nó để cho một trong số người như tôi đi lên... Không biết ông có tư cách gì để đả kích tôi nào ! Bản thân ông tự nhận mình là vì dân, vì nước nhưng cuối cùng vẫn chỉ là những con rùa rụt cổ, thấy những kẻ như tôi lộng hành... thay vì chống lại, các ông lại từ quan, trốn tránh trách nhiệm... và giờ đây ông lại quay ra chửi mắng. Không biết cái “vì dân, vì nước” của các ông đi đâu hết rồi ?
Ông Đình nghe vậy cúi mặt tỏ ra xấu hổ. Tay Kỳ được bước tiến tới chỗ ông, hắn lại nói:
- Thử nghĩ mà xem, nếu ông còn là tể tướng, ông sẽ có quyền lực để làm được tất cả, nhưng giờ ông có gì ? đúng rồi... không có gì cả, ngoài một cái miệng chỉ có thể chửi mắng trong bất lực và một cái tấm thân già nua yếu ớt.
Lúc này, ông Đình bực tức đến cực đại, đứng dậy mắng hắn:
- Ngươi đừng nghĩ như vậy là xong, khi con dân này quá khổ cực, họ sẽ đứng lên đấu tranh, phất cờ khởi nghĩa để đòi lại sự yên ấm cho tất cả... rồi xem, các ngươi còn cười được đến bao giờ !
Nghe ông nói xong, hắn lại cười to hơn nữa
- Ha ha ha, ít ra ông với tôi cũng giống nhau ở điểm này, thay vì ở chốn quan trường âm thầm chiến đấu thì ông lại muốn người dân phải cầm vũ khí lên đấu tranh để máu chảy, đầu rơi, tang thương khắp chốn... những người đáng lẽ họ có thể gọi nhau là bằng hữu thì lại phải cầm vũ khí lên chém giết nhau. Suy cho cùng thì người khổ nhất vẫn là dân thường... trong khi, ông vẫn tỏ ra mình là quân tử ? khá lắm ! hóa ra cái sự “chính trực” của ông nó là như vậy !
Thấy ông Đình không nói được gì khác, được thể, hắn lại nói tiếp:
- Mà ông nghĩ sau đó sẽ duy trì được trong bao nhiêu lâu nhỉ ? khi đất nước ổn định, những kẻ cơ hội như tôi lại ngoi lên và những người tự nhận mình là thanh cao, liêm chính như các ông lại từ quan về quê rồi lại quay lại cái vòng lặp ấy... cuối cùng thì sao ? những người dân ngoài kia lại phải hy sinh chỉ vì cái sĩ diện gắn mác “thanh liêm” của các ông đấy à ?
Ông Đình nghe xong tỏ ra bất lực, nói một câu nước đôi:
- Dù sao ta và ngươi cũng không cùng suy nghĩ, những việc luồn cúi, chạy chọt như các ngươi, bọn ta không làm được
Tên Kỳ nghe vậy, hắn tỏ vẻ trầm mặc:
- Chính vì vậy nên các ông chẳng làm được cái gì. Thuở đầu dựng nước, người thanh cao liêm chính đâu phải là ít, nhưng khi xã tắc ổn định rồi thì những kẻ như tôi đã len lỏi vào cái sự kiểm soát gắt gao của các ông như thế nào ? chẳng phải vẫn giả nhân, giả nghĩa, vẫn làm việc một cách bình thường và dù chỉ ăn có một đồng thôi cũng bị xử trảm đó sao ? nhưng đâu có gì thay đổi, bọn tôi vẫn cứ đi lên bất chấp những điều không may xảy đến ở phía trước đó sao ? còn các ông, khi đối mặt với một triều đình lắm kẻ gian thì lại đòi từ quan đi về... ? các ông nghĩ xem, các ông có đủ tư cách để so sánh với chúng tôi hay không ?
Ông Đình nghe hắn nói xong, không có gì để nói, ông đứng dậy bỏ về, trong khi tên Kỳ vẫn yêu cầu gia nô mời ông theo lễ nghĩa