- Bánh tằm Ngang Dừa
Nếu có dịp xuôi về miền đất Bạc Liêu, nơi sản sinh bài “Dạ cổ hoài lang” của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu, xin mời về thị trấn Ngang Dừa nhỏ bé này để thưởng thức một lần bánh tằm, vừa dân dã, thôn quê để giữ ấn tượng sâu sắc về miền đất trù phú cò bay thẳng cánh.
Để có được những cọng bánh tằm Ngang Dừa, thưởng thức như ý, thơm ngon, dẻo, mềm mại trắng phau bên chiếc đĩa, với hương vị bay phảng phất đâu đây, gợi cho ta có một cảm giác thèm muốn ăn ngay để thưởng thức các mùi vị thật quyến rũ. Trước tiên người làm phải chọn loại gạo tẻ mùa ngon như gạo Tài Nguyên, Một Bụi, Tép Hành, Trắng Tép... Ngâm vài đêm rồi mới xay, pha nước muối loãng cùng với bột, cho vào một cái hũ, ngâm tiếp hai đêm rồi mới đánh liên hồi, để nguội lăn tròn bằng trái cam to, cho vào khuôn ép như ép bún.
Bánh tằm Ngang Dừa tuy đơn giản nhưng rất khó làm bởi rất kén nguyên liệu, đòi hỏi phải là gạo tẻ lúa mùa chính hiệu được sản xuất quanh vùng. Bằng đôi tay khéo léo thuần thục, nhanh nhẹn của các cô gái địa phương đã tạo nên những cọng bánh tằm được nhiều người ưa thích, biết đến.
Bánh tằm Ngang Dừa có hai loại mặn và ngọt, khi ngồi xung quanh bên chiếc gánh tùy theo sở thích khẩu vị của quý khách mà thưởng thức cái hương vị đồng quê miệt biển Bạc Liêu. Chính vì nhiều lẽ đó mà bánh tằm Ngang Dừa trở thành một món ăn độc đáo và rất lạ lẫm hấp dẫn với khách du lịch phương xa.
Mắm chua Vĩnh Hưng
Mắm cá đồng, có ở hầu hết các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, nhiều nhất là ở Cà Mau. Nhưng tham quan tháp cổ Vĩnh Hưng (ấp Trung Hưng 1, xã Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu), bạn sẽ được dân địa phương giới thiệu món mắm chua. Mắm chua được chế biến từ cá sặt, cá rô, cá lóc nhỏ..., cùng muối, đường, thính, rượu, riềng, tỏi, ớt.... Không giống các loại mắm mặn khác, mắm chua chỉ ăn trong vòng 10 – 15 ngày, nếu có tủ lạnh thì để được lâu. Ngoài sản xuất mắm chua bằng cá sặt, cá rô, cá lóc, người ta còn làm mắm cá lóc mặn truyền thống.
Mắm chua có mùi rất thơm, màu hơi xanh (không đỏ như mắm đồng), còn nguyên dạng con cá nhưng toàn bộ xương đã mềm. Mắm chua ăn cùng với vài trái bần hoặc vài trái ổi, thậm chí vài trái khế, chuối chát, me xanh, hoặc mấy lát dưa leo cũng được. Để tăng thêm hương vị và cho “dễ ăn”, nên có một nắm ớt hiểm xanh. Gắp một con mắm chua bằng cá sặc, cá rô hoặc cá chốt, cho nguyên con vào miệng, không cần phải xé (nếu là mắm cá lóc chua thì phải xé), cắn trái ớt hiểm và miếng ổi, nhai nghe vị mặn vị chua của con mắm mềm từ thịt tới xương hòa trên mặt lưỡi.
Bánh tằm bì Bạc Liêu
Bánh tằm bì có ở nhiều nơi nhưng riêng tại Bạc Liêu thì món ngon trên thuộc hàng đặc sản. Ai từng ăn một lần sẽ nhớ mãi về sau.
Bạc Liêu vốn có nhiều món bánh truyền thống nổi tiếng, trong đó bánh tằm bì là món ăn thuần Việt rất được nhiều người ưa thích, nhất là giới lao động bình dân và bà con sống ở nông thôn.
Phong phú hương vị
Cách làm bánh tằm rất công phu, trước hết phải xay gạo, lấy bột đem nấu chín rồi cho vào cối ép bằng tay. Sau đó đem hấp mới có được những vỉ bánh thơm ngon.
Món bì cũng đòi hỏi người làm phải tỉ mỉ, khéo tay. Đầu tiên là chọn da heo và thịt đem luộc trước khi xắt nhỏ thành sợi, mịn và đều, xong đem trộn chung với thính và ít gia vị.
Như thế, nguyên liệu của một đĩa bánh gồm có bánh tằm, bì, nước cốt dừa. Riêng bánh tằm bì Bạc Liêu còn điểm xuyết thêm một vài viên xíu mại giúp cho đĩa bánh tăng thêm chất lượng.
Chị Ngọc Mai, người bán bánh tằm bì tại góc đường Lý Tự Trọng, thị xã Bạc Liêu từ 25 năm qua, cho biết: “Món bánh tằm bì không thể thiếu nước cốt dừa, nước mắm và rau cải đi kèm. Người không thích béo thì bớt lại nước cốt dừa. Riêng nước mắm chan phải là thứ nước vừa chua, cay, mặn, ngọt mới tăng độ đậm đà, ai thích cay thì cho thêm tí tương ớt, vừa ăn vừa hít hà mới đã. Còn rau nhất thiết phải có xà lách, húng, giá và dưa leo xắt nhỏ”.
Nhìn đĩa bánh vun đầy, tươm tất và đầy đủ hương vị, màu sắc, ai cũng phát thèm.
Chính mùi thơm thanh của rau cải hòa quyện với cái bùi bùi của bì và vị béo của nước cốt dừa càng kích thích thêm sự thèm ăn cho thực khách.
Món điểm tâm khoái khẩu
Ngồi chung bàn ăn với tôi, một anh bạn từng công tác ở Bạc Liêu, cũng là người rất sành điệu về ẩm thực cho biết món bánh tằm này hiện nay chỉ một vài nơi như Bạc Liêu là còn giữ được cái hồn, cái gốc xưa cũ. Các nơi khác đã sáng tạo ra nhiều kiểu cách, tuy ngon, lạ miệng nhưng người thưởng thức không còn ấn tượng sâu sắc về món ăn dân dã truyền thống trên.
Nhiều người gốc Bạc Liêu sống xa quê vài chục năm mỗi lần thèm bánh tằm bì thường tự làm lấy mà thưởng thức, chứ ít khi ra tiệm. Tuy nhiên, cũng có người không quen ăn món này vì hương vị hơi nhạt, thế nên mỗi khi thưởng thức họ thường cho thêm ít lát thịt nướng để đậm đà hơn.
Sáng sớm mà điểm tâm với món bánh tằm bì thì chất lượng lắm, nó vừa khoái khẩu vừa cung cấp cho người ăn đủ cả chất đạm, chất béo và vitamin.
Nếu có dịp xuôi về miền đất Bạc Liêu, nơi sản sinh bài “Dạ cổ hoài lang” của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu, xin mời về thị trấn Ngang Dừa nhỏ bé này để thưởng thức một lần bánh tằm, vừa dân dã, thôn quê để giữ ấn tượng sâu sắc về miền đất trù phú cò bay thẳng cánh.
Để có được những cọng bánh tằm Ngang Dừa, thưởng thức như ý, thơm ngon, dẻo, mềm mại trắng phau bên chiếc đĩa, với hương vị bay phảng phất đâu đây, gợi cho ta có một cảm giác thèm muốn ăn ngay để thưởng thức các mùi vị thật quyến rũ. Trước tiên người làm phải chọn loại gạo tẻ mùa ngon như gạo Tài Nguyên, Một Bụi, Tép Hành, Trắng Tép... Ngâm vài đêm rồi mới xay, pha nước muối loãng cùng với bột, cho vào một cái hũ, ngâm tiếp hai đêm rồi mới đánh liên hồi, để nguội lăn tròn bằng trái cam to, cho vào khuôn ép như ép bún.
Bánh tằm Ngang Dừa tuy đơn giản nhưng rất khó làm bởi rất kén nguyên liệu, đòi hỏi phải là gạo tẻ lúa mùa chính hiệu được sản xuất quanh vùng. Bằng đôi tay khéo léo thuần thục, nhanh nhẹn của các cô gái địa phương đã tạo nên những cọng bánh tằm được nhiều người ưa thích, biết đến.
Bánh tằm Ngang Dừa có hai loại mặn và ngọt, khi ngồi xung quanh bên chiếc gánh tùy theo sở thích khẩu vị của quý khách mà thưởng thức cái hương vị đồng quê miệt biển Bạc Liêu. Chính vì nhiều lẽ đó mà bánh tằm Ngang Dừa trở thành một món ăn độc đáo và rất lạ lẫm hấp dẫn với khách du lịch phương xa.
Mắm chua Vĩnh Hưng
Mắm cá đồng, có ở hầu hết các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, nhiều nhất là ở Cà Mau. Nhưng tham quan tháp cổ Vĩnh Hưng (ấp Trung Hưng 1, xã Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu), bạn sẽ được dân địa phương giới thiệu món mắm chua. Mắm chua được chế biến từ cá sặt, cá rô, cá lóc nhỏ..., cùng muối, đường, thính, rượu, riềng, tỏi, ớt.... Không giống các loại mắm mặn khác, mắm chua chỉ ăn trong vòng 10 – 15 ngày, nếu có tủ lạnh thì để được lâu. Ngoài sản xuất mắm chua bằng cá sặt, cá rô, cá lóc, người ta còn làm mắm cá lóc mặn truyền thống.
Mắm chua có mùi rất thơm, màu hơi xanh (không đỏ như mắm đồng), còn nguyên dạng con cá nhưng toàn bộ xương đã mềm. Mắm chua ăn cùng với vài trái bần hoặc vài trái ổi, thậm chí vài trái khế, chuối chát, me xanh, hoặc mấy lát dưa leo cũng được. Để tăng thêm hương vị và cho “dễ ăn”, nên có một nắm ớt hiểm xanh. Gắp một con mắm chua bằng cá sặc, cá rô hoặc cá chốt, cho nguyên con vào miệng, không cần phải xé (nếu là mắm cá lóc chua thì phải xé), cắn trái ớt hiểm và miếng ổi, nhai nghe vị mặn vị chua của con mắm mềm từ thịt tới xương hòa trên mặt lưỡi.
Bánh tằm bì Bạc Liêu
Bánh tằm bì có ở nhiều nơi nhưng riêng tại Bạc Liêu thì món ngon trên thuộc hàng đặc sản. Ai từng ăn một lần sẽ nhớ mãi về sau.
Bạc Liêu vốn có nhiều món bánh truyền thống nổi tiếng, trong đó bánh tằm bì là món ăn thuần Việt rất được nhiều người ưa thích, nhất là giới lao động bình dân và bà con sống ở nông thôn.
Phong phú hương vị
Cách làm bánh tằm rất công phu, trước hết phải xay gạo, lấy bột đem nấu chín rồi cho vào cối ép bằng tay. Sau đó đem hấp mới có được những vỉ bánh thơm ngon.
Món bì cũng đòi hỏi người làm phải tỉ mỉ, khéo tay. Đầu tiên là chọn da heo và thịt đem luộc trước khi xắt nhỏ thành sợi, mịn và đều, xong đem trộn chung với thính và ít gia vị.
Như thế, nguyên liệu của một đĩa bánh gồm có bánh tằm, bì, nước cốt dừa. Riêng bánh tằm bì Bạc Liêu còn điểm xuyết thêm một vài viên xíu mại giúp cho đĩa bánh tăng thêm chất lượng.
Chị Ngọc Mai, người bán bánh tằm bì tại góc đường Lý Tự Trọng, thị xã Bạc Liêu từ 25 năm qua, cho biết: “Món bánh tằm bì không thể thiếu nước cốt dừa, nước mắm và rau cải đi kèm. Người không thích béo thì bớt lại nước cốt dừa. Riêng nước mắm chan phải là thứ nước vừa chua, cay, mặn, ngọt mới tăng độ đậm đà, ai thích cay thì cho thêm tí tương ớt, vừa ăn vừa hít hà mới đã. Còn rau nhất thiết phải có xà lách, húng, giá và dưa leo xắt nhỏ”.
Nhìn đĩa bánh vun đầy, tươm tất và đầy đủ hương vị, màu sắc, ai cũng phát thèm.
Chính mùi thơm thanh của rau cải hòa quyện với cái bùi bùi của bì và vị béo của nước cốt dừa càng kích thích thêm sự thèm ăn cho thực khách.
Món điểm tâm khoái khẩu
Ngồi chung bàn ăn với tôi, một anh bạn từng công tác ở Bạc Liêu, cũng là người rất sành điệu về ẩm thực cho biết món bánh tằm này hiện nay chỉ một vài nơi như Bạc Liêu là còn giữ được cái hồn, cái gốc xưa cũ. Các nơi khác đã sáng tạo ra nhiều kiểu cách, tuy ngon, lạ miệng nhưng người thưởng thức không còn ấn tượng sâu sắc về món ăn dân dã truyền thống trên.
Nhiều người gốc Bạc Liêu sống xa quê vài chục năm mỗi lần thèm bánh tằm bì thường tự làm lấy mà thưởng thức, chứ ít khi ra tiệm. Tuy nhiên, cũng có người không quen ăn món này vì hương vị hơi nhạt, thế nên mỗi khi thưởng thức họ thường cho thêm ít lát thịt nướng để đậm đà hơn.
Sáng sớm mà điểm tâm với món bánh tằm bì thì chất lượng lắm, nó vừa khoái khẩu vừa cung cấp cho người ăn đủ cả chất đạm, chất béo và vitamin.