Trầm cảm quá nặng sẽ khiến con người ta có xu hướng chấm dứt cuộc đời mình. Vậy nên việc nhận biết dấu hiệu của một người đang có ý định tự tử là rất quan trọng, và khi đã nhận ra thì đây là việc phải làm.
Thứ giết chết cả 2 con người này chính là gã "sát thủ" mang tên trầm cảm.
Trầm cảm là một trong những căn bệnh tâm lý phổ biến nhất trong xã hội hiện đại, và giờ đây nó đang trở nên nguy hiểm hơn bao giờ hết. Khi cộng đồng nhận ra sự thật này, cũng là lúc chúng ta giật mình nhớ đến những dấu hiệu tưởng như cực kỳ nhỏ bé, nhưng lại là khởi đầu của một bi kịch về sau.
Từ những lời tâm sự về cái chết, những khoảnh khắc trống rỗng, vô hồn, đến những hành vi tiêu cực hơn. Tuy nhiên câu hỏi là, nếu như bắt gặp một người - bất kể người lạ hay người quen - đang có dấu hiệu cho thấy ý định tự tử, chúng ta sẽ phải làm gì?
Theo Bác sĩ Trịnh Tất Thắng - Giám đốc Bệnh viện tâm thần TP. Hồ Chí Minh, việc tốt nhất chúng ta nên làm là tìm cách đưa người đó đến gặp một chuyên gia tâm lý. Đó là những người có thể nắm vững tâm lý của người bệnh, đủ khả năng để gợi mở những lời chia sẻ thực lòng nhất. Họ có đủ chuyên môn để làm nên điều kỳ diệu.
Tuy nhiên, việc đưa được một người đến gặp chuyên gia đôi lúc cũng chẳng dễ dàng. Vậy trong tình huống đó, chúng ta phải làm gì?
Hãy tìm cách nói chuyện với họ!
Theo trang Health.com, thì thông thường khi nhận thấy một người bắt đầu có dấu hiệu cho thấy ý định tự tử, chúng ta thường cảm thấy ngần ngại. Liệu nên nói gì trong trường hợp này? Nếu như chúng ta cảm nhận sai? Nếu như người đó tức giận vì câu hỏi?
Nhưng hãy nhớ rằng, trầm cảm là căn bệnh của sự cô đơn. Họ thực sự cần người để tâm sự, chia sẻ. Và nếu như họ đã để lộ ra những dấu hiệu như vậy, thì đó là một tình huống tương đối nghiêm trọng, cần đến sự giúp đỡ càng sớm càng tốt.
Tuy nhiên, việc nói chuyện cũng có những điều nên và không nên làm. Cụ thể như sau:
Nên
- Là chính mình: Hãy để cho họ biết bạn quan tâm đến họ, rằng họ không cô đơn. Việc chọn từ ngữ không quá quan trọng, vì chỉ cần bạn thực sự quan tâm, giọng nói và thái độ của bạn là đủ để chứng minh điều đó.
- Lắng nghe: Nói chỉ là một phần phụ, phần quan trọng nhất là lắng nghe. Hãy để người bệnh được xả hết những thất vọng, ức chế thầm kín. Không cần biết cuộc nói chuyện căng thẳng như thế nào, vì bản thân việc được nói ra cũng là một dấu hiệu tích cực rồi.
- Cảm thông, kiên nhẫn, bình tĩnh, không đánh giá và học cách chấp nhận.
- Đưa ra hy vọng: Hãy tìm kiếm một giải pháp tạm thời nào đó để xoa dịu ý muốn tự tử của họ. Hãy cho họ biết cuộc sống của họ quan trọng như thế nào, và việc họ chết đi sẽ để lại nỗi mất mát to lớn cho người khác.
Không nên
- Không tranh cãi: tranh cãi với một người có ý định tự tử là điều tối kỵ, vì họ chẳng quan tâm đâu.
- Không giáo điều: Đừng giảng giải những bài học sáo rỗng về cuộc sống mến thương. Họ cũng không quan tâm đâu.
- Không hứa bừa bãi: Một người trầm cảm, nhất là những người đang có ý định tự tử sẽ cực kỳ coi trọng lời hứa.
Nếu bạn hứa sẽ giữ bí mật câu chuyện có thể mọi chuyện sẽ trở nên xấu hơn. Vì thế, nếu được bạn buộc phải phá vỡ lời hứa đó, vì bạn cần phải thuật lại câu chuyện này cho các bác sĩ tâm lý để có giải pháp phù hợp hơn.
Dấu hiệu của một người có ý định tự tử
- Hay đề cập đến chuyện tự tử: Mọi lời nói về chủ đề tự tử, chết chóc hoặc tự hoại...
- Hay có xu hướng tìm kiếm vật dụng chết người: vũ khí sắc nhọn, thuốc độc...
- Những lời tâm sự về cảm giác bất lực, vô vọng, mắc kẹt... Tin rằng cuộc đời chẳng thể nào khá hơn được.
- Cho thấy xu hướng tự chán ghét bản thân, cảm thấy nhục nhã, xấu hổ về bản thân.
- Những hành động kỳ lạ: đột nhiên đến thăm người thân, rồi chào tạm biệt họ, giống như sẽ không bao giờ gặp lại nữa.
- Tự tách mình ra khỏi xã hội, tách khỏi bạn bè, người thân... Chỉ muốn ở một mình.
- Có các dấu hiệu tự "ngược": tìm đến rượu và chất kích thích, lái xe liều lĩnh, thác loạn... như thể chỉ còn 1 ngày để sống.
- Cảm giác buông bỏ: đột nhiên bình tĩnh, an yên sau những ngày trầm cảm nặng.
Thứ giết chết cả 2 con người này chính là gã "sát thủ" mang tên trầm cảm.
Trầm cảm là một trong những căn bệnh tâm lý phổ biến nhất trong xã hội hiện đại, và giờ đây nó đang trở nên nguy hiểm hơn bao giờ hết. Khi cộng đồng nhận ra sự thật này, cũng là lúc chúng ta giật mình nhớ đến những dấu hiệu tưởng như cực kỳ nhỏ bé, nhưng lại là khởi đầu của một bi kịch về sau.
Từ những lời tâm sự về cái chết, những khoảnh khắc trống rỗng, vô hồn, đến những hành vi tiêu cực hơn. Tuy nhiên câu hỏi là, nếu như bắt gặp một người - bất kể người lạ hay người quen - đang có dấu hiệu cho thấy ý định tự tử, chúng ta sẽ phải làm gì?
Theo Bác sĩ Trịnh Tất Thắng - Giám đốc Bệnh viện tâm thần TP. Hồ Chí Minh, việc tốt nhất chúng ta nên làm là tìm cách đưa người đó đến gặp một chuyên gia tâm lý. Đó là những người có thể nắm vững tâm lý của người bệnh, đủ khả năng để gợi mở những lời chia sẻ thực lòng nhất. Họ có đủ chuyên môn để làm nên điều kỳ diệu.
Tuy nhiên, việc đưa được một người đến gặp chuyên gia đôi lúc cũng chẳng dễ dàng. Vậy trong tình huống đó, chúng ta phải làm gì?
Hãy tìm cách nói chuyện với họ!
Theo trang Health.com, thì thông thường khi nhận thấy một người bắt đầu có dấu hiệu cho thấy ý định tự tử, chúng ta thường cảm thấy ngần ngại. Liệu nên nói gì trong trường hợp này? Nếu như chúng ta cảm nhận sai? Nếu như người đó tức giận vì câu hỏi?
Nhưng hãy nhớ rằng, trầm cảm là căn bệnh của sự cô đơn. Họ thực sự cần người để tâm sự, chia sẻ. Và nếu như họ đã để lộ ra những dấu hiệu như vậy, thì đó là một tình huống tương đối nghiêm trọng, cần đến sự giúp đỡ càng sớm càng tốt.
Tuy nhiên, việc nói chuyện cũng có những điều nên và không nên làm. Cụ thể như sau:
Nên
- Là chính mình: Hãy để cho họ biết bạn quan tâm đến họ, rằng họ không cô đơn. Việc chọn từ ngữ không quá quan trọng, vì chỉ cần bạn thực sự quan tâm, giọng nói và thái độ của bạn là đủ để chứng minh điều đó.
- Lắng nghe: Nói chỉ là một phần phụ, phần quan trọng nhất là lắng nghe. Hãy để người bệnh được xả hết những thất vọng, ức chế thầm kín. Không cần biết cuộc nói chuyện căng thẳng như thế nào, vì bản thân việc được nói ra cũng là một dấu hiệu tích cực rồi.
- Cảm thông, kiên nhẫn, bình tĩnh, không đánh giá và học cách chấp nhận.
- Đưa ra hy vọng: Hãy tìm kiếm một giải pháp tạm thời nào đó để xoa dịu ý muốn tự tử của họ. Hãy cho họ biết cuộc sống của họ quan trọng như thế nào, và việc họ chết đi sẽ để lại nỗi mất mát to lớn cho người khác.
Không nên
- Không tranh cãi: tranh cãi với một người có ý định tự tử là điều tối kỵ, vì họ chẳng quan tâm đâu.
- Không giáo điều: Đừng giảng giải những bài học sáo rỗng về cuộc sống mến thương. Họ cũng không quan tâm đâu.
- Không hứa bừa bãi: Một người trầm cảm, nhất là những người đang có ý định tự tử sẽ cực kỳ coi trọng lời hứa.
Nếu bạn hứa sẽ giữ bí mật câu chuyện có thể mọi chuyện sẽ trở nên xấu hơn. Vì thế, nếu được bạn buộc phải phá vỡ lời hứa đó, vì bạn cần phải thuật lại câu chuyện này cho các bác sĩ tâm lý để có giải pháp phù hợp hơn.
Dấu hiệu của một người có ý định tự tử
- Hay đề cập đến chuyện tự tử: Mọi lời nói về chủ đề tự tử, chết chóc hoặc tự hoại...
- Hay có xu hướng tìm kiếm vật dụng chết người: vũ khí sắc nhọn, thuốc độc...
- Những lời tâm sự về cảm giác bất lực, vô vọng, mắc kẹt... Tin rằng cuộc đời chẳng thể nào khá hơn được.
- Cho thấy xu hướng tự chán ghét bản thân, cảm thấy nhục nhã, xấu hổ về bản thân.
- Những hành động kỳ lạ: đột nhiên đến thăm người thân, rồi chào tạm biệt họ, giống như sẽ không bao giờ gặp lại nữa.
- Tự tách mình ra khỏi xã hội, tách khỏi bạn bè, người thân... Chỉ muốn ở một mình.
- Có các dấu hiệu tự "ngược": tìm đến rượu và chất kích thích, lái xe liều lĩnh, thác loạn... như thể chỉ còn 1 ngày để sống.
- Cảm giác buông bỏ: đột nhiên bình tĩnh, an yên sau những ngày trầm cảm nặng.