Bộ não của chim cổ đại chứa manh mối về sự sống còn của họ hàng thời hiện đại của chúng.
Mô hình 3D trong suốt xương sọ và bộ não của Ichthyornis.
Chú chim hay hót đẹp mã trên hàng rào nhà bạn là một hậu duệ của khủng long. Khi mọi loài khủng long tuyệt chủng, điều gì đã giúp loài chim thích nghi để sống sót? Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí inScience Advances nêu ra một đặc điểm của bộ não chim có thể giải thích vì sao chúng vẫn còn tồn tại cùng chúng ta đến ngày nay.
Chim là khủng long?
Chim có nguồn gốc từ một nhóm khủng long hai chân hầu như ăn thịt là theropod (“chân thú”) sống khoảng 231 triệu năm trước vào kỷ Tam Điệp. Khủng long bạo chúa Tyrannosaurus rex cũng thuộc nhóm này. Theropod và chim hiện đại có một số đặc điểm chung, như lông vũ và khả năng đẻ trứng. Tất nhiên một điểm khác biệt lớn là khả năng bay, vốn là đặc điểm định nghĩa của chim.
Và hệt như con người là một thành viên của một nhóm lớn hơn (động vật có vú) mà chúng ta có cùng những đặc điểm then chốt, chim cũng là một thành viên của một nhóm lớn hơn bao gồm cả khủng long.
“Chim là khủng long còn sống, giống như chúng ta là động vật có vú,” nhà cổ sinh vật học Julia Clarke giải thích trong một bài phỏng vấn năm 2020. “Chúng có chỗ đứng vững chắc trong một phần của cây phát sinh khủng long. Tất cả các loài chim chúng ta thấy ngày nay đều là hậu duệ của một dòng dõi khủng long duy nhất: khủng long chân thú.”
Phần lớn chim nhỏ hơn nhiều so với khủng long, nên các nhà nghiên cứu tin rằng một quá trình tiểu hình hoá đã bắt đầu diễn ra khoảng 200 triệu năm trước. Như được đưa thảo luận trên tạp chí Scientific American, coelurosaurs(*), phân nhóm của theropod dẫn đến chim hiện đại, bắt đầu ngày càng thu nhỏ do quá trình tiến hoá cao độ vốn ưu ái những động vật nhỏ hơn so với to hơn.
(*) Khủng long đuôi rỗng.
Những khác biệt trong hình dáng bộ não có khả năng đã ảnh hướng đến sự tồn vong của chim trong cuộc tuyệt chủng hàng loạt đã tận diệt khủng long phi chim. Ảnh: Christopher Torres/Đại học Texas ở Austin.
Khám phá hoá thạch
Ở nghiên cứu hiện tại, một hoá thạch từ khoảng 70 triệu năm trước có thể giúp giải thích sự sống sót của chim. Hoá thạch này là một xương sọ gần như hoàn chỉnh thuộc về một loài chim có tên là Ichthyornis, sống vào cưới kỷ Creta ở nơi ngày nay là Kansas. Ichthyornis có những đặc điểm giống với cả chim và khủng long. Chẳng hạn như hàm của nó có nhiều răng, nhưng nó cũng có mỏ. Trạng thái tự nhiên của xương sọ được lưu giữ tốt cho phép các nhà khoa học so sánh não chim thời tiền sử với não chim ngày nay.
“Chim còn sống có bộ não phức tạp hơn bất kỳ động vật nào đã biết, ngoại trừ động vật có vú,” trưởng nghiên cứu Christopher Torres cho biết. “Hoá thạch mới này sẽ giúp ta kiểm chứng giả thuyết bộ não đóng vai trò quan trọng trong sự sống sót của chim.”
Các pha tiến hoá của hình dáng não chim. Ảnh: Christopher Torres/Đại học Texas ở Austin.
Bộ não thích nghi
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu hình ảnh CT để dựng bản sao 3D não chim, được gọi là endocast. Điều này cho phép họ so sánh khung nội sọ của nhiều loài chim còn sống với tổ tiên khủng long của chúng.
Nghiên cứu này phát hiện não của Ichthyornis giống với của khủng long hơn so với chim hiện đại. Cụ thể, bán cầu đại não (khu vực não thực hiện chức năng nhận thức cao như suy nghĩ và cảm xúc ở con người) của Ichthyornis nhỏ hơn nhiều so với chim ngày nay.
Bộ não khác nhau có thể đã giúp chim sống sót qua cuộc tuyệt chủng hàng loạt đã quét sạch khủng long. “Nếu một đặc điểm của bộ não có ảnh hưởng đến khả năng sống sót, chúng tôi dự đoán nó sẽ có mặt ở những loài sống sót và vắng mặt ở những loài diệt vong như Ichthyornis. Đó chính là phát hiện của chúng tôi,” Torres cho biết.
(Theo Bigthink)
Mô hình 3D trong suốt xương sọ và bộ não của Ichthyornis.
Chú chim hay hót đẹp mã trên hàng rào nhà bạn là một hậu duệ của khủng long. Khi mọi loài khủng long tuyệt chủng, điều gì đã giúp loài chim thích nghi để sống sót? Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí inScience Advances nêu ra một đặc điểm của bộ não chim có thể giải thích vì sao chúng vẫn còn tồn tại cùng chúng ta đến ngày nay.
Chim là khủng long?
Chim có nguồn gốc từ một nhóm khủng long hai chân hầu như ăn thịt là theropod (“chân thú”) sống khoảng 231 triệu năm trước vào kỷ Tam Điệp. Khủng long bạo chúa Tyrannosaurus rex cũng thuộc nhóm này. Theropod và chim hiện đại có một số đặc điểm chung, như lông vũ và khả năng đẻ trứng. Tất nhiên một điểm khác biệt lớn là khả năng bay, vốn là đặc điểm định nghĩa của chim.
Và hệt như con người là một thành viên của một nhóm lớn hơn (động vật có vú) mà chúng ta có cùng những đặc điểm then chốt, chim cũng là một thành viên của một nhóm lớn hơn bao gồm cả khủng long.
“Chim là khủng long còn sống, giống như chúng ta là động vật có vú,” nhà cổ sinh vật học Julia Clarke giải thích trong một bài phỏng vấn năm 2020. “Chúng có chỗ đứng vững chắc trong một phần của cây phát sinh khủng long. Tất cả các loài chim chúng ta thấy ngày nay đều là hậu duệ của một dòng dõi khủng long duy nhất: khủng long chân thú.”
Phần lớn chim nhỏ hơn nhiều so với khủng long, nên các nhà nghiên cứu tin rằng một quá trình tiểu hình hoá đã bắt đầu diễn ra khoảng 200 triệu năm trước. Như được đưa thảo luận trên tạp chí Scientific American, coelurosaurs(*), phân nhóm của theropod dẫn đến chim hiện đại, bắt đầu ngày càng thu nhỏ do quá trình tiến hoá cao độ vốn ưu ái những động vật nhỏ hơn so với to hơn.
(*) Khủng long đuôi rỗng.
Những khác biệt trong hình dáng bộ não có khả năng đã ảnh hướng đến sự tồn vong của chim trong cuộc tuyệt chủng hàng loạt đã tận diệt khủng long phi chim. Ảnh: Christopher Torres/Đại học Texas ở Austin.
Khám phá hoá thạch
Ở nghiên cứu hiện tại, một hoá thạch từ khoảng 70 triệu năm trước có thể giúp giải thích sự sống sót của chim. Hoá thạch này là một xương sọ gần như hoàn chỉnh thuộc về một loài chim có tên là Ichthyornis, sống vào cưới kỷ Creta ở nơi ngày nay là Kansas. Ichthyornis có những đặc điểm giống với cả chim và khủng long. Chẳng hạn như hàm của nó có nhiều răng, nhưng nó cũng có mỏ. Trạng thái tự nhiên của xương sọ được lưu giữ tốt cho phép các nhà khoa học so sánh não chim thời tiền sử với não chim ngày nay.
“Chim còn sống có bộ não phức tạp hơn bất kỳ động vật nào đã biết, ngoại trừ động vật có vú,” trưởng nghiên cứu Christopher Torres cho biết. “Hoá thạch mới này sẽ giúp ta kiểm chứng giả thuyết bộ não đóng vai trò quan trọng trong sự sống sót của chim.”
Các pha tiến hoá của hình dáng não chim. Ảnh: Christopher Torres/Đại học Texas ở Austin.
Bộ não thích nghi
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu hình ảnh CT để dựng bản sao 3D não chim, được gọi là endocast. Điều này cho phép họ so sánh khung nội sọ của nhiều loài chim còn sống với tổ tiên khủng long của chúng.
Nghiên cứu này phát hiện não của Ichthyornis giống với của khủng long hơn so với chim hiện đại. Cụ thể, bán cầu đại não (khu vực não thực hiện chức năng nhận thức cao như suy nghĩ và cảm xúc ở con người) của Ichthyornis nhỏ hơn nhiều so với chim ngày nay.
Bộ não khác nhau có thể đã giúp chim sống sót qua cuộc tuyệt chủng hàng loạt đã quét sạch khủng long. “Nếu một đặc điểm của bộ não có ảnh hưởng đến khả năng sống sót, chúng tôi dự đoán nó sẽ có mặt ở những loài sống sót và vắng mặt ở những loài diệt vong như Ichthyornis. Đó chính là phát hiện của chúng tôi,” Torres cho biết.
(Theo Bigthink)