Sữa là nguồn bổ sung dinh dưỡng rất tốt và cũng là thức uống yêu thích của nhiều người. Tuy nhiên không phải lúc nào uống sữa cũng tốt, đặc biệt là khi bạn đang mắc phải 5 loại bệnh dưới đây
1. Người bị trào ngược dạ dày thực quản
Những người bị trào ngược dạ dày thực quản thường khi ăn những loại thực phẩm nhiều chất béo thường bị co bóp cơ vòng thực quản dưới. Mà sữa chứa rất nhiều chất béo, nên những người bị trào ngược dạ dày thực quản khi uống sữa vào buổi sáng sẽ làm tăng sự trào ngược của dịch dạ dày hoặc dịch ruột. Khiến cho dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng.
2. Người mắc chứng thiếu máu
Đối với những người bị mắc chứng thiếu máu nếu uống sữa vào buổi sáng sẽ khiến lượng chất sắt có trong sữa sẽ kết hợp với canxi và phốt phát tạo thành hợp chất không hòa tan, ảnh hưởng tới sự hấp thụ sắt của cơ thể. Vì vậy, những người bị thiếu máu hay đang trong quá trình bổ sung chất sắt tuyệt đối không được uống sữa vào buổi sáng.
3. Người sau khi làm phẫu thuật ở vùng bụng
Bệnh nhân sau khi làm phẫu thuật ở vùng bụng thường có cảm giác đầy hơi, khó chịu. Trong sữa lại chứa nhiều chất béo và casein, những chất này kết hợp với men tiêu hóa trong đường ruột sẽ biến thành thể khí, gây trướng bụng, đầy hơi, bất lợi cho quá trình phục hồi chức năng nhu động ruột.
4. Người mắc bệnh viêm đường tiêu hóa
Theo VnExpress, sữa làm giảm mức độ ảnh hưởng của axit trong dạ dày với chứng viêm nhiễm. Tuy nhiên vì sử dụng loại thực phẩm này vào bữa sáng khi bụng đang trống rỗng dễ làm tăng dịch dạ dày, khiến tình trạng viêm nhiễm thêm trầm trọng, gây cảm giác đau bụng, khó chịu.
5. Người mắc bệnh viêm túi mật và viêm tuyến tụy
Quá trình tiêu hóa chất béo trong sữa cần có sự tham gia của dịch mật và dịch tụy. Do đó, việc sử dụng sữa cho bữa sáng sẽ tạo gánh nặng cho túi mật và tuyến tụy, khiến tình trạng bệnh gia tăng và khó chữa trị.
Theo Sức khỏe gia đình
Ảnh minh họa - internet
1. Người bị trào ngược dạ dày thực quản
Những người bị trào ngược dạ dày thực quản thường khi ăn những loại thực phẩm nhiều chất béo thường bị co bóp cơ vòng thực quản dưới. Mà sữa chứa rất nhiều chất béo, nên những người bị trào ngược dạ dày thực quản khi uống sữa vào buổi sáng sẽ làm tăng sự trào ngược của dịch dạ dày hoặc dịch ruột. Khiến cho dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng.
2. Người mắc chứng thiếu máu
Đối với những người bị mắc chứng thiếu máu nếu uống sữa vào buổi sáng sẽ khiến lượng chất sắt có trong sữa sẽ kết hợp với canxi và phốt phát tạo thành hợp chất không hòa tan, ảnh hưởng tới sự hấp thụ sắt của cơ thể. Vì vậy, những người bị thiếu máu hay đang trong quá trình bổ sung chất sắt tuyệt đối không được uống sữa vào buổi sáng.
3. Người sau khi làm phẫu thuật ở vùng bụng
Bệnh nhân sau khi làm phẫu thuật ở vùng bụng thường có cảm giác đầy hơi, khó chịu. Trong sữa lại chứa nhiều chất béo và casein, những chất này kết hợp với men tiêu hóa trong đường ruột sẽ biến thành thể khí, gây trướng bụng, đầy hơi, bất lợi cho quá trình phục hồi chức năng nhu động ruột.
4. Người mắc bệnh viêm đường tiêu hóa
Theo VnExpress, sữa làm giảm mức độ ảnh hưởng của axit trong dạ dày với chứng viêm nhiễm. Tuy nhiên vì sử dụng loại thực phẩm này vào bữa sáng khi bụng đang trống rỗng dễ làm tăng dịch dạ dày, khiến tình trạng viêm nhiễm thêm trầm trọng, gây cảm giác đau bụng, khó chịu.
5. Người mắc bệnh viêm túi mật và viêm tuyến tụy
Quá trình tiêu hóa chất béo trong sữa cần có sự tham gia của dịch mật và dịch tụy. Do đó, việc sử dụng sữa cho bữa sáng sẽ tạo gánh nặng cho túi mật và tuyến tụy, khiến tình trạng bệnh gia tăng và khó chữa trị.
Theo Sức khỏe gia đình