Thức ăn là nguồn gây độc nhưng thức ăn cũng có thể là nguồn giải độc nếu chúng ta dùng thích đáng. Có thể nói là nguồn giải độc hay nhất, đơn giản nhất cho cơ thể chính là thức ăn, rau quả.
Thức ăn là nguồn mà mọi người có thể tiếp cận nhiều và nhanh trong bữa ăn hằng ngày, một vài loại đặc hiệu trong chúng có thể giúp gan thải bỏ được chất độc và hỗ trợ chức năng gan trong cuộc sống cơ bản hằng ngày.
Hằng ngày, chúng ta đưa vào cơ thể một lượng không nhỏ rau quả. Nếu hiểu biết rõ từng tác dụng của các loại rau quả, biết cách sắp xếp, phối kết hợp lý, chúng ta có thể loại trừ được độc tố trong cơ thể của chúng ta. Vì vậy, chúng tôi cung cấp những thông tin về tác dụng giải độc của các loại rau quả, giúp quý vị chọn cho mình được những thứ giải độc tốt nhất cho cơ thể chúng ta.
Rau quả là nguồn chính cung cấp chất xơ, vitamin và nguyên tố vi lượng như canxi, magie, sắt, kẽm, iod… Chất dinh dưỡng trong rau quả có tác dụng rất tốt đối với việc hạ đường huyết và giảm cholesterol, giảm bớt chất béo tích tụ. Các nhà dinh dưỡng khuyến cáo mỗi người hằng ngày ăn 400-500g rau quả.
Các thực phẩm tốt cho gan bao gồm hai nhóm chính, nhóm thứ nhất là nhóm thực phẩm thúc đẩy các tiến trình loại bỏ độc tố của gan, và nhóm thứ hai là nhóm chứa các chất chống oxy hóa cao, có khả năng bảo vệ gan trong tiến trình loại bỏ độc tố thâm nhập.
Actisô: Làm tăng quá trình sản sinh dịch mật. Một trong những công việc của dịch mật là loại bỏ độc tố thông qua đại diện và ức chế nhóm vi khuẩn gây hại.
Lá ac ti sô và chất chiết xuất có tên gọi ALE có những ứng dụng tuyệt vời giúp phòng chống bệnh tật. Các thử nghiệm trong nhiều năm qua cho thấy ALE có tác dụng thanh lọc gan cũng như nhiều cơ quan khác trong cơ thể. ALE là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, có thể được sử dụng như một dưỡng chất tự nhiên có tác dụng thanh lọc cơ thể.
Nhờ chứa dồi dào hoạt chất chống viêm ALE, lá ac ti sô giúp chống lại hiện tượng rối loại tiêu hóa, đau dạ dày, các vấn đề về dạ dày, đầy hơi, chứng khó tiêu, tiêu chảy, nôn mửa và bệnh dư axit. ALE cũng có thể giúp túi mật và gan hoạt động tốt để quá trình tiêu hóa trong cơ thể khỏe mạnh.
Các nhà nghiên cứu thuộc trường đại học Reading, Anh quốc, vào năm 2008 đã phát hiện ra chất ALE có thể hạ thấp mức cholesterol xấu. 75 người tình nguyện được sử dụng một lượng ALE vào cơ thể trong vòng 12 tuần.
Các bác sĩ nhận thấy mức cholesterol của họ trở nên ổn định, từ đó những người này giảm nguy cơ đột quỵ và bệnh tim mạch.
Bí đao: là thức ăn giàu kali, ít natri, nhiều xơ và vitamin, giúp phân giải chất béo thừa và nước, lợi tiểu, khử mỡ, giảm huyết áp.
Bưởi: Nước ép bưởi chứa nhiều vitamin C và nguồn betacarotene có thể giảm nguy cơ của nhiều loại ung thư. Bưởi đào chứa chất chống oxy hóa là lycopene, có khả năng giảm ung thư tiền liệt tuyến, ung thư phổi, bao tử, tuyến tụy, ruột và vú. Lycopene cũng có thể ngăn ngừa sự hình thành những khối máu tụ, do đó giảm nguy cơ bệnh tim và đột quỵ.
Cà chua: thành phần xơ và pectin trong cà chua làm giảm hấp thụ năng lượng, kích thích bài tiết dịch vị, xúc tiến nhu động đường ruột; trong đó các chất dinh dưỡng như Beeta-caroten, vitamin P có sự hỗ trợ nhất định đối với việc điều trị xơ vữa động mạch, cao mỡ máu.
Nước cà chua là loại nước giàu khoáng chất vì trong cà chua có chứa 3 loại vi chất chống oxy hóa: vitamin C, E và lượng caroten cần thiết. Những chất này cùng với chất sắc tố hồng đóng vai trò là chất chống lão hóa. Có 30 kcal trong 15cl nước cà chua. Đặc biệt dùng nước cà chua pha muối có tác dụng giảm béo tích cực.
Cà rốt: giúp chuyển hóa vitamin A và pectic cacbonic, trong đó các pectic sẽ kết hợp với thủy ngân trong máu và giúp tăng tốc bài trừ ion thủy ngân.
Nước ép cà rốt chứa hàm lượng lớn kali, magie, canxi và dồi dào nguồn beta-carotene, caroteniod để cơ thể chuyển hóa thành vitamin A, giúp tăng cường thị lực và giảm nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể do tiến trình lão hóa.
Đặc biệt, chất chống oxy hóa trong caroteroid còn giúp giảm nguy cơ ung thư phổi, bao tử và bàng quang. Nước ép cà rốt cũng chứa một enzyme, chống oxy hóa mạnh mẽ khác là alpha-lipoic acid, giúp đẩy mạnh khả năng của vitamin A, C, E nhằm tống khứ những gốc hóa học tự do độc hại ra khỏi cơ thể.
Cam: Nước cam ngoài vitamin C có tác dụng tăng chất đề kháng và tăng sức hấp thụ, chất sắt, thực vật, nước cam còn chứa nhiều canxi hơn là các sản phẩm từ sữa. Chất canxi tập trung nhiều trong các tep cam và vỏ cam.
Khi pha nước cam, một phần lớn canxi sẽ tiết ra hòa cùng nước cam. Để tận dụng được tối đa lượng canxi có trong vỏ cam, cần ăn ¼ vỏ cam cùng với nước cam hoặc ăn cam cắt miếng.
Một cốc nước cam kèm theo một chút vỏ cam cung cấp đủ lượng canxi cần thiết. Một cốc nước cam 200ml có chứa 20% lượng canxi và 100% lượng vitamin. Vì thế nên dùng nước cam hàng ngày, đó là các tốt nhất giúp giải khát và làm việc tốt hơn. Đây cũng là một giải pháp tối ưu cho những người mập và những người không thích uống sữa.
Chanh: Chứa acid citric, hỗ trợ việc chuyển hóa năng lượng, tiêu trừ mệt mỏi, kích thích nhu động ruột, ngừa tích tụ chất béo. Vắt chanh tươi vào nước nóng: uống nước chanh nóng vào mỗi buổi sáng sẽ giúp làm sạch gan và đẩy mạnh quá trình loại bỏ độc tố. Nước chanh cũng giúp sản xuất dịch mật, làm sạch bao tử, ruột và kích thích quá trình bài xuất chất độc ra khỏi cơ thể.
Một nắm rễ cây chanh nấu với 3 lát gừng một miếng vỏ quýt khoảng 4g nấu nước uống. Nấu ba lần nước uống thì thay vỏ quýt và gừng còn rễ chanh dùng được cả tháng mới cần thay rễ chanh. Thỉnh thoảng nấu uống một lần cũng tốt cho gan và tiêu hóa cũng như tẩy độc trong người.
Củ cải: Hỗ trợ chuyển hóa các chất, tránh tích mỡ dưới da.
Củ hành tây: Làm sạch mạch máu, giảm huyết áp và mỡ máu, dự phòng xơ hóa động mạch.
Dưa chuột: Ức chế các hydratcacbon trong thức ăn chuyển hóa thành chất béo, phòng ngừa chất béo dư thừa tích tụ phân giải chuyển thành độc tố.
Thận là cơ quan quan trọng bậc nhất trong quá trình bài trừ độc tố, có chức năng lọc những chất độc trong máu và những cặn bã sinh ra sau quá trình trừ độc tố, có chức năng lọc những chất độc trong máu và những cặn bã sinh ra sau quá trình phân giải các protein, rồi bài tiết chúng ra ngoài nước tiểu.
Dưa chuột có công dụng lợi tiểu nên có thể làm sạch niệu đạo, góp phần giúp thận thải ra ngoài những chất độc trong ống tiểu. Ngoài ra, dưa leo còn có tác dụng hỗ trợ giải độc cho phổi, gan và dạ dày.
Dưa hấu: chứa nhiều kali, thanh nhiệt, lợi tiểu, làm giảm lắng đọng cholesterol, mềm hóa và giãn mạch, rất hiệu quả cho việc giảm béo vùng đùi, chứa thành phần đường có tác dụng tốt trong việc giảm huyết áp.
Dứa (thơm): sức phân giải men proteolytic mạnh, giúp tiêu hóa các đạm từ thịt, phòng ngừa hình thành chất béo, tuy nhiên, ăn nhiều dứa sẽ gây tổn thương dạ dày, nên ăn sau bữa ăn.
Lượng enzyme trong dứa giúp tiêu hóa bớt lượng ptotein dư thừa, có chứa vitamin C, kali, lượng caroten…là những vi lượng không thể thiếu của cơ thể. Đặc biệt dứa cung cấp một lượng đường tự nhiên rất phong phú (80 kcal đường trong 15cl nước dứa), vì thế có khả năng làm tăng trọng lượng.
Đậu xanh: Đậu xanh có vị ngọt, mát, có tính giải độc cao. Ngoài ra, đậu xanh còn có tác dụng nhất định trong việc phòng trị trúng độc kim loại, thuốc trừ sâu và trúng độc thực phẩm. Đậu xanh thúc đẩy quá trình bài tiết tống các chất độc ra khỏi cơ thể.
Đu đủ: hàm lượng vitamin rất dồi dào, còn chứa men proteolytic và papain, trợ giúp tiêu hóa, thành phần pectic giúp tẩy sạch độc tố đường ruột.
Hẹ: chứa nhiều xơ và nguyên tố vi lượng làm nhuận trường thông tiện, giúp bài trừ những thức ăn và chất béo thừa trong đường ruột.
Lê: chứa nhiều thành phần acid hữu cơ, đường hòa tan, acid tannic, nhiều vitamin và trợ giúp cơ quan bài độc, làm sạch và mềm hóa mạch máu.
Mật ong: Từ xưa, mật ong đã nổi tiếng là loại thực phẩm giải độc và làm đẹp. Dùng mật ong thường xuyên có tác dụng bài trừ độc tố, đồng thời cũng có tác dụng nhất định trong việc chống các bệnh về mạch máu hoặc các chứng suy nhược thần kinh.
Măng: là thức ăn giàu kali, hàm lượng của chất xơ, các vitamin, acid amino cũng cao hơn so với các rau cải khác, giúp nhuận trường thông tiện.
Mướp đắng: thông thường, những thực phẩm có vị đắng đều ít nhiều có tác dụng giải độc. Mướp đắng giúp giải độc, tiêu nhiệt trong cơ thể và làm sáng mắt. Các nhà khoa học đã phát hiện trong loại quả này một loại protein hoạt tính có tác dụng phòng ngừa ung thư rõ rệt.
Mộc nhĩ đen: mộc nhĩ có giá trị bổ dưỡng cao, có nhiều loại hoạt chất giúp tăng cường hệ miễn dịch, giải độc cơ thể và làm chậm sự lão hóa. Người làm những ngành nghề có liên quan đến bông vải, sợi, đay…nên dùng nhiều mộc nhĩ đen, vì mộc nhĩ đen có tác dụng bài trừ chất sợi, khiến cho những chất sợi có hại này không thể tồn tại trong cơ thể.
Chất keo thực vật trong mộc nhĩ đen có sức hút và kết dinh cao, có thể hút thấm hết những tạp chất còn trong hệ tiêu hóa, giúp máu trở nên sạch hơn, đồng thời còn làm hạ cholesterol, phòng chống xơ cứng mạch máu.
Mộ nhĩ có khả năng kết dính các chất độc hại trong cơ thể để thải ra ngoài theo đường tiêu hóa hoặc đường tiết niệu và có tác dụng làm tiêu dị vật hoặc bào mòn các loại sỏi kết tụ trong cơ thể. Các nhà nghiên cứu khuyên những người mắc bệnh sỏi thận, sỏi mật hoặc sỏi bàng quang nên dùng nhiều mộc nhĩ đen.
Nấm ăn: nấm đông cô, nấm bào ngư, nấm rơm…chứa nhiều protid, acid amino, polysaccharide và các nguyên tố vi lượng cho cơ thể. Đặc biệt nấm chứa nhiều xơ thực vật, giúp phòng trị các chứng táo bón, tiểu đường và béo phì.
Nho: gan cũng là một cơ quan giải độc quan trọng cho cơ thể. Các độc tố sau khi tham gia vào một chuỗi các phản ứng hóa học ở gan sẽ biến thành những chất không độc hoặc lượng độc tố đã giảm hẳn.
Nho có tác dụng giúp gan “quét” đi những chất độc trong cơ thể, đồng thời còn có ích trong quá trình tái tạo máu. Nước nho ngoài các vitamin B còn có các loại chất khoáng như kali, magie. Nước nho tím là loại nước lợi tiểu nhất và cũng cung cấp nhiều lượng calo nhất so với nước nho xanh (100 kcal trong 15cl nước nho).
Rau cải (bông cải trắng và bông cải xanh broccoli, bắp cải): những loại rau này chứa chất khử độc tố của gan. Ngoài ra chúng còn chứa glucosinolates là chất có thể giúp gan sản xuất ra các enzyme cần thiết cho quá trình loại bỏ độc tố thâm nhập.
Rau cần: năng lượng thấp, giàu xơ, hỗ trợ nhu động đường ruột, tăng nhanh bài tiết, là sản phẩm giảm béo tốt nhất. Thường xuyên ăn rau cần có thể kích hoạt chức năng của gan, xúc tiến máu huyết tuần hoàn, đạt công hiệu tạo máu, lọc máu, cân bằng huyết áp.
Rau có vi đắng (bồ công anh, rau diếp quăn, cải đắng, mướp đắng): vị đắng của các loại rau này giúp kích thích sự vận chuyển của dịch mật trong gan.
Quả sung: chứa acid hữu cơ và alcaloid, trợ giúp tiêu hóa, thanh nhiệt nhuận trường, bảo dưỡng gan, giải độc.
Táo tây: ruột là nơi có khả năng bài trừ độc tố một cách nhanh chóng. Nếu hệ tiêu hóa không tốt, các độc tố sẽ tích tụ tại ruột và bị hấp thụ trở lại vào máu, rất có hại cho cơ thể.
Trong táo tây có một lượng chất xơ và chất kết dính thiên nhiên phong thủy, phòng ngừa thức ăn phân hủy trong ruột. Mỗi ngày ăn 1 quả táo giúp ngừa được nhiều bệnh, chất xoe và acid hữu cơ trong táo giúp nhu động đường ruột, trong đso acid lactonic tăng tốc giải độcm các pentic có tác dụng phòng ngừa thức ăn thối rữa trong đường ruột.
Nước táo ngoài cung cấp vitamin, trong nước táo còn có chứa chất pectin. Nước táo có khả năng làm mát ruột, mịn da nhưng cũng có thể gây tiêu chảy. Bên cạnh đó nước táo có khả năng giảm cholesterol trong máu và tăng khả năng miễn dịch.
Trà: những thành phần trong lá trà với một lượng vitamin C phong phú có tác dụng nhanh chóng loại trừ chất độc ra khỏi cơ thể.
Tỏi: hạ huyết áp, dự phòng hình thành huyết khối.
Lưu ý: khi dùng các loại nước ép hoa quả, vì chất bay hơi rất nhanh khi tiếp xúc với khôn khí, vì thế phải dùng ngay sau khi pha chế.
Khi có được lá gan tốt sẽ giúp chúng ta luôn nhận được sự khỏe mạnh cả về thể xác lẫn tinh thần.
Theo Lương y Hoàng Anh Tuấn - Y học phổ thông
Thức ăn là nguồn mà mọi người có thể tiếp cận nhiều và nhanh trong bữa ăn hằng ngày, một vài loại đặc hiệu trong chúng có thể giúp gan thải bỏ được chất độc và hỗ trợ chức năng gan trong cuộc sống cơ bản hằng ngày.
Hằng ngày, chúng ta đưa vào cơ thể một lượng không nhỏ rau quả. Nếu hiểu biết rõ từng tác dụng của các loại rau quả, biết cách sắp xếp, phối kết hợp lý, chúng ta có thể loại trừ được độc tố trong cơ thể của chúng ta. Vì vậy, chúng tôi cung cấp những thông tin về tác dụng giải độc của các loại rau quả, giúp quý vị chọn cho mình được những thứ giải độc tốt nhất cho cơ thể chúng ta.
Rau quả là nguồn chính cung cấp chất xơ, vitamin và nguyên tố vi lượng như canxi, magie, sắt, kẽm, iod… Chất dinh dưỡng trong rau quả có tác dụng rất tốt đối với việc hạ đường huyết và giảm cholesterol, giảm bớt chất béo tích tụ. Các nhà dinh dưỡng khuyến cáo mỗi người hằng ngày ăn 400-500g rau quả.
Các thực phẩm tốt cho gan bao gồm hai nhóm chính, nhóm thứ nhất là nhóm thực phẩm thúc đẩy các tiến trình loại bỏ độc tố của gan, và nhóm thứ hai là nhóm chứa các chất chống oxy hóa cao, có khả năng bảo vệ gan trong tiến trình loại bỏ độc tố thâm nhập.
Actisô: Làm tăng quá trình sản sinh dịch mật. Một trong những công việc của dịch mật là loại bỏ độc tố thông qua đại diện và ức chế nhóm vi khuẩn gây hại.
Lá ac ti sô và chất chiết xuất có tên gọi ALE có những ứng dụng tuyệt vời giúp phòng chống bệnh tật. Các thử nghiệm trong nhiều năm qua cho thấy ALE có tác dụng thanh lọc gan cũng như nhiều cơ quan khác trong cơ thể. ALE là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, có thể được sử dụng như một dưỡng chất tự nhiên có tác dụng thanh lọc cơ thể.
Nhờ chứa dồi dào hoạt chất chống viêm ALE, lá ac ti sô giúp chống lại hiện tượng rối loại tiêu hóa, đau dạ dày, các vấn đề về dạ dày, đầy hơi, chứng khó tiêu, tiêu chảy, nôn mửa và bệnh dư axit. ALE cũng có thể giúp túi mật và gan hoạt động tốt để quá trình tiêu hóa trong cơ thể khỏe mạnh.
Các nhà nghiên cứu thuộc trường đại học Reading, Anh quốc, vào năm 2008 đã phát hiện ra chất ALE có thể hạ thấp mức cholesterol xấu. 75 người tình nguyện được sử dụng một lượng ALE vào cơ thể trong vòng 12 tuần.
Các bác sĩ nhận thấy mức cholesterol của họ trở nên ổn định, từ đó những người này giảm nguy cơ đột quỵ và bệnh tim mạch.
Bí đao: là thức ăn giàu kali, ít natri, nhiều xơ và vitamin, giúp phân giải chất béo thừa và nước, lợi tiểu, khử mỡ, giảm huyết áp.
Bưởi: Nước ép bưởi chứa nhiều vitamin C và nguồn betacarotene có thể giảm nguy cơ của nhiều loại ung thư. Bưởi đào chứa chất chống oxy hóa là lycopene, có khả năng giảm ung thư tiền liệt tuyến, ung thư phổi, bao tử, tuyến tụy, ruột và vú. Lycopene cũng có thể ngăn ngừa sự hình thành những khối máu tụ, do đó giảm nguy cơ bệnh tim và đột quỵ.
Cà chua: thành phần xơ và pectin trong cà chua làm giảm hấp thụ năng lượng, kích thích bài tiết dịch vị, xúc tiến nhu động đường ruột; trong đó các chất dinh dưỡng như Beeta-caroten, vitamin P có sự hỗ trợ nhất định đối với việc điều trị xơ vữa động mạch, cao mỡ máu.
Nước cà chua là loại nước giàu khoáng chất vì trong cà chua có chứa 3 loại vi chất chống oxy hóa: vitamin C, E và lượng caroten cần thiết. Những chất này cùng với chất sắc tố hồng đóng vai trò là chất chống lão hóa. Có 30 kcal trong 15cl nước cà chua. Đặc biệt dùng nước cà chua pha muối có tác dụng giảm béo tích cực.
Cà rốt: giúp chuyển hóa vitamin A và pectic cacbonic, trong đó các pectic sẽ kết hợp với thủy ngân trong máu và giúp tăng tốc bài trừ ion thủy ngân.
Nước ép cà rốt chứa hàm lượng lớn kali, magie, canxi và dồi dào nguồn beta-carotene, caroteniod để cơ thể chuyển hóa thành vitamin A, giúp tăng cường thị lực và giảm nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể do tiến trình lão hóa.
Đặc biệt, chất chống oxy hóa trong caroteroid còn giúp giảm nguy cơ ung thư phổi, bao tử và bàng quang. Nước ép cà rốt cũng chứa một enzyme, chống oxy hóa mạnh mẽ khác là alpha-lipoic acid, giúp đẩy mạnh khả năng của vitamin A, C, E nhằm tống khứ những gốc hóa học tự do độc hại ra khỏi cơ thể.
Cam: Nước cam ngoài vitamin C có tác dụng tăng chất đề kháng và tăng sức hấp thụ, chất sắt, thực vật, nước cam còn chứa nhiều canxi hơn là các sản phẩm từ sữa. Chất canxi tập trung nhiều trong các tep cam và vỏ cam.
Khi pha nước cam, một phần lớn canxi sẽ tiết ra hòa cùng nước cam. Để tận dụng được tối đa lượng canxi có trong vỏ cam, cần ăn ¼ vỏ cam cùng với nước cam hoặc ăn cam cắt miếng.
Một cốc nước cam kèm theo một chút vỏ cam cung cấp đủ lượng canxi cần thiết. Một cốc nước cam 200ml có chứa 20% lượng canxi và 100% lượng vitamin. Vì thế nên dùng nước cam hàng ngày, đó là các tốt nhất giúp giải khát và làm việc tốt hơn. Đây cũng là một giải pháp tối ưu cho những người mập và những người không thích uống sữa.
Chanh: Chứa acid citric, hỗ trợ việc chuyển hóa năng lượng, tiêu trừ mệt mỏi, kích thích nhu động ruột, ngừa tích tụ chất béo. Vắt chanh tươi vào nước nóng: uống nước chanh nóng vào mỗi buổi sáng sẽ giúp làm sạch gan và đẩy mạnh quá trình loại bỏ độc tố. Nước chanh cũng giúp sản xuất dịch mật, làm sạch bao tử, ruột và kích thích quá trình bài xuất chất độc ra khỏi cơ thể.
Một nắm rễ cây chanh nấu với 3 lát gừng một miếng vỏ quýt khoảng 4g nấu nước uống. Nấu ba lần nước uống thì thay vỏ quýt và gừng còn rễ chanh dùng được cả tháng mới cần thay rễ chanh. Thỉnh thoảng nấu uống một lần cũng tốt cho gan và tiêu hóa cũng như tẩy độc trong người.
Củ cải: Hỗ trợ chuyển hóa các chất, tránh tích mỡ dưới da.
Củ hành tây: Làm sạch mạch máu, giảm huyết áp và mỡ máu, dự phòng xơ hóa động mạch.
Dưa chuột: Ức chế các hydratcacbon trong thức ăn chuyển hóa thành chất béo, phòng ngừa chất béo dư thừa tích tụ phân giải chuyển thành độc tố.
Thận là cơ quan quan trọng bậc nhất trong quá trình bài trừ độc tố, có chức năng lọc những chất độc trong máu và những cặn bã sinh ra sau quá trình trừ độc tố, có chức năng lọc những chất độc trong máu và những cặn bã sinh ra sau quá trình phân giải các protein, rồi bài tiết chúng ra ngoài nước tiểu.
Dưa chuột có công dụng lợi tiểu nên có thể làm sạch niệu đạo, góp phần giúp thận thải ra ngoài những chất độc trong ống tiểu. Ngoài ra, dưa leo còn có tác dụng hỗ trợ giải độc cho phổi, gan và dạ dày.
Dưa hấu: chứa nhiều kali, thanh nhiệt, lợi tiểu, làm giảm lắng đọng cholesterol, mềm hóa và giãn mạch, rất hiệu quả cho việc giảm béo vùng đùi, chứa thành phần đường có tác dụng tốt trong việc giảm huyết áp.
Dứa (thơm): sức phân giải men proteolytic mạnh, giúp tiêu hóa các đạm từ thịt, phòng ngừa hình thành chất béo, tuy nhiên, ăn nhiều dứa sẽ gây tổn thương dạ dày, nên ăn sau bữa ăn.
Lượng enzyme trong dứa giúp tiêu hóa bớt lượng ptotein dư thừa, có chứa vitamin C, kali, lượng caroten…là những vi lượng không thể thiếu của cơ thể. Đặc biệt dứa cung cấp một lượng đường tự nhiên rất phong phú (80 kcal đường trong 15cl nước dứa), vì thế có khả năng làm tăng trọng lượng.
Đậu xanh: Đậu xanh có vị ngọt, mát, có tính giải độc cao. Ngoài ra, đậu xanh còn có tác dụng nhất định trong việc phòng trị trúng độc kim loại, thuốc trừ sâu và trúng độc thực phẩm. Đậu xanh thúc đẩy quá trình bài tiết tống các chất độc ra khỏi cơ thể.
Đu đủ: hàm lượng vitamin rất dồi dào, còn chứa men proteolytic và papain, trợ giúp tiêu hóa, thành phần pectic giúp tẩy sạch độc tố đường ruột.
Hẹ: chứa nhiều xơ và nguyên tố vi lượng làm nhuận trường thông tiện, giúp bài trừ những thức ăn và chất béo thừa trong đường ruột.
Lê: chứa nhiều thành phần acid hữu cơ, đường hòa tan, acid tannic, nhiều vitamin và trợ giúp cơ quan bài độc, làm sạch và mềm hóa mạch máu.
Mật ong: Từ xưa, mật ong đã nổi tiếng là loại thực phẩm giải độc và làm đẹp. Dùng mật ong thường xuyên có tác dụng bài trừ độc tố, đồng thời cũng có tác dụng nhất định trong việc chống các bệnh về mạch máu hoặc các chứng suy nhược thần kinh.
Măng: là thức ăn giàu kali, hàm lượng của chất xơ, các vitamin, acid amino cũng cao hơn so với các rau cải khác, giúp nhuận trường thông tiện.
Mướp đắng: thông thường, những thực phẩm có vị đắng đều ít nhiều có tác dụng giải độc. Mướp đắng giúp giải độc, tiêu nhiệt trong cơ thể và làm sáng mắt. Các nhà khoa học đã phát hiện trong loại quả này một loại protein hoạt tính có tác dụng phòng ngừa ung thư rõ rệt.
Mộc nhĩ đen: mộc nhĩ có giá trị bổ dưỡng cao, có nhiều loại hoạt chất giúp tăng cường hệ miễn dịch, giải độc cơ thể và làm chậm sự lão hóa. Người làm những ngành nghề có liên quan đến bông vải, sợi, đay…nên dùng nhiều mộc nhĩ đen, vì mộc nhĩ đen có tác dụng bài trừ chất sợi, khiến cho những chất sợi có hại này không thể tồn tại trong cơ thể.
Chất keo thực vật trong mộc nhĩ đen có sức hút và kết dinh cao, có thể hút thấm hết những tạp chất còn trong hệ tiêu hóa, giúp máu trở nên sạch hơn, đồng thời còn làm hạ cholesterol, phòng chống xơ cứng mạch máu.
Mộ nhĩ có khả năng kết dính các chất độc hại trong cơ thể để thải ra ngoài theo đường tiêu hóa hoặc đường tiết niệu và có tác dụng làm tiêu dị vật hoặc bào mòn các loại sỏi kết tụ trong cơ thể. Các nhà nghiên cứu khuyên những người mắc bệnh sỏi thận, sỏi mật hoặc sỏi bàng quang nên dùng nhiều mộc nhĩ đen.
Nấm ăn: nấm đông cô, nấm bào ngư, nấm rơm…chứa nhiều protid, acid amino, polysaccharide và các nguyên tố vi lượng cho cơ thể. Đặc biệt nấm chứa nhiều xơ thực vật, giúp phòng trị các chứng táo bón, tiểu đường và béo phì.
Nho: gan cũng là một cơ quan giải độc quan trọng cho cơ thể. Các độc tố sau khi tham gia vào một chuỗi các phản ứng hóa học ở gan sẽ biến thành những chất không độc hoặc lượng độc tố đã giảm hẳn.
Nho có tác dụng giúp gan “quét” đi những chất độc trong cơ thể, đồng thời còn có ích trong quá trình tái tạo máu. Nước nho ngoài các vitamin B còn có các loại chất khoáng như kali, magie. Nước nho tím là loại nước lợi tiểu nhất và cũng cung cấp nhiều lượng calo nhất so với nước nho xanh (100 kcal trong 15cl nước nho).
Rau cải (bông cải trắng và bông cải xanh broccoli, bắp cải): những loại rau này chứa chất khử độc tố của gan. Ngoài ra chúng còn chứa glucosinolates là chất có thể giúp gan sản xuất ra các enzyme cần thiết cho quá trình loại bỏ độc tố thâm nhập.
Rau cần: năng lượng thấp, giàu xơ, hỗ trợ nhu động đường ruột, tăng nhanh bài tiết, là sản phẩm giảm béo tốt nhất. Thường xuyên ăn rau cần có thể kích hoạt chức năng của gan, xúc tiến máu huyết tuần hoàn, đạt công hiệu tạo máu, lọc máu, cân bằng huyết áp.
Rau có vi đắng (bồ công anh, rau diếp quăn, cải đắng, mướp đắng): vị đắng của các loại rau này giúp kích thích sự vận chuyển của dịch mật trong gan.
Quả sung: chứa acid hữu cơ và alcaloid, trợ giúp tiêu hóa, thanh nhiệt nhuận trường, bảo dưỡng gan, giải độc.
Táo tây: ruột là nơi có khả năng bài trừ độc tố một cách nhanh chóng. Nếu hệ tiêu hóa không tốt, các độc tố sẽ tích tụ tại ruột và bị hấp thụ trở lại vào máu, rất có hại cho cơ thể.
Trong táo tây có một lượng chất xơ và chất kết dính thiên nhiên phong thủy, phòng ngừa thức ăn phân hủy trong ruột. Mỗi ngày ăn 1 quả táo giúp ngừa được nhiều bệnh, chất xoe và acid hữu cơ trong táo giúp nhu động đường ruột, trong đso acid lactonic tăng tốc giải độcm các pentic có tác dụng phòng ngừa thức ăn thối rữa trong đường ruột.
Nước táo ngoài cung cấp vitamin, trong nước táo còn có chứa chất pectin. Nước táo có khả năng làm mát ruột, mịn da nhưng cũng có thể gây tiêu chảy. Bên cạnh đó nước táo có khả năng giảm cholesterol trong máu và tăng khả năng miễn dịch.
Trà: những thành phần trong lá trà với một lượng vitamin C phong phú có tác dụng nhanh chóng loại trừ chất độc ra khỏi cơ thể.
Tỏi: hạ huyết áp, dự phòng hình thành huyết khối.
Lưu ý: khi dùng các loại nước ép hoa quả, vì chất bay hơi rất nhanh khi tiếp xúc với khôn khí, vì thế phải dùng ngay sau khi pha chế.
Khi có được lá gan tốt sẽ giúp chúng ta luôn nhận được sự khỏe mạnh cả về thể xác lẫn tinh thần.
Theo Lương y Hoàng Anh Tuấn - Y học phổ thông