Vietsciences- Cyclamen Trần 15/07/2004
Chương trình văn phạm Pháp văn
Pháp và Việt ngữ là hai thứ tiếng có nguồn gốc khác nhau, nên có nhiều dị biệt trong cách nói, cách lập thành câu, và ngay trong đặc tính của các từ, các chữ. Trẻ em Việt khi đã quen dùng tiếng Việt rồi mới học tiếng Pháp sẽ gặp vài khó khăn do sự khác biệt của hai ngôn ngữ gây ra.
Tiếng Việt có giống đực, giống cái cho người và động vật : đàn ông, đàn bà, cô, chú, bò đực, bò cái ... nhưng các đồ vật thì luôn luôn là giống cái (trừ ra rựa, thường được giễu là giống đực, vì hai chữ đực rựa). Tiếng Pháp phân biệt : cây viết chì (le crayon ) là giống đực, cái bàn (la table) là giống cái, và cũng thời là cái bàn, mà bàn viết (le bureau) lại giống đực. Rắc rối. và phải học, chứ không có luật mẹo gì cho rõ ràng và dễ nhớ (trừ các chữ có chữ cuối là tion như bastion, nation, potion, luôn luôn là giống cái).
Ngay về thú vật, tiếng Việt chỉ cần biết rõ khi nào nào dùng trống, mái (gà trống, gà mái), đực, cái (dê đực, dê cái) là được. Tiếng Pháp thì nhiêu khê hơn : như bò đực là le boeuf còn bò cái lại là la vache. Ðến ngựa tưởng vì to con mà rắc rối : le cheval và la jument, thì khi đến bồ câu tưởng nhỏ, ngở dễ ăn, ai ngờ cũng le pigeon và la colombe ! Về người, cũng có những cái lộn xộn trong tiếng Pháp. Như docteur, professeur, juge, đều giữ giống đực, dù là người có tước vị hay chức vụ là phụ nữ (trừ Québec dùng docteure, professeure) Ngoài ra thầy giáo là le maître, cô giáo là la maîtresse, nam nghệ sĩ là acteur, thì nữ nghệ sĩ, lại là actrice (Québec dùng luôn acteure). Người Việt học tiếng Pháp, gặp mấy cái lẻ tẻ mà lộn xộn đó cũng nhức mình vì phải nhớ !
Sau khi học danh từ cho đực cái phân minh đặng ráp các tĩnh từ vào cho đúng, lại còn phải để ý đến số nhiều, số ít. Một (un, une) là số ít, nhưng 1,3 lại là số nhiều, vì cái gì lớn hơn 1 đều là số nhiều. Những chữ sau cùng là "ail" thêm "s" khi thành số nhiều như "détails" trừ các chữ bail, corail, émail, travail ... đổi thành "aux" như émaux, travaux ... Nhưng khi các chữ sau cùng là "al" qua số nhiều đổi thành "aux" (như cheval / chevaux) thì phải nhớ bal, chacal ... chỉ nhận thêm "s" chứ không chịu đổi. Các chữ tận cùng bằng au thêm "x" khi là số nhiều, như cadeaux, étaux ... nhưng landau và sarrau chỉ nhận "s." Le trou, một cái lỗ, mà khi ngó lên mặt trăng thấy nhiều lỗ lấm tấm, gọi là les trous. Vậy chữ nào sau cùng là ou như fou, bisou thì số nhiều sẽ là fous, bisous ... Nhưng bijou, caillou, chou, genou …, khi đổi ra số nhiều lại thêm "x" chớ không xài chữ "s." ( bijoux, hiboux, cailloux, joujoux, choux, poux, genoux) Lại phải học và nhớ, khó quá ! Nhồi nhét bấy nhiêu đó vào đầu (vốn không mấy lớn lắm của dân mình), cũng hơi mệt. Rồi còn một số chữ luôn luôn dùng với số nhiều "fiançailles, mœurs, obsèques, ténèbres…” đúng là tối tăm mày mặt. (Đọc bài Danh từ số nhiều )
Ðến các từ kép, do hai chữ ghép lại, thì mức độ rắc rối lên cao nữa. Tùy theo một trong hai chữ là động từ như porte-manteau, garde-fou, hay là tĩnh từ bleu-ciel thì luật lệ về số nhiều, số ít, giống đực, giống cái rất phức tạp cho người học. Lại phải nhớ luật lệ, và điều đặc biệt của tiếng Pháp là hầu hết các luật lệ văn phạm đều có ngoại lệ. Ðến đổi họ (Pháp, Tây chính cống) còn phải nói, "không có ngoại lệ thì không thành luật" (l'exception fait la règle).
Một nỗi khó khăn khá lớn nữa là việc chia các đông từ theo thì, theo modes ! Người Việt nam cứ nay đi, mai đi, mốt đi, thâm chí đến năm tới, hay ngược lại năm ngoái cũng chỉ có một chữ đi. Có lẽ vì tháng rồi, hôm nay, hoặc tuần tới đã nói ra rõ ràng thời điểm, nên đâu cần thắc mắc thì quá khứ, hiện tại hay tương lai ? Tuy có người thận trọng hơn, đôi khi nói "tháng tới tôi sẽ đi Úc !" nhưng khi bõ chữ "sẽ" câu nói vẫn đúng văn phạm, và quan trọng hơn, ai cũng hiểu đúng ý người nói. Pháp chia động từ đã rắc rối, mà còn chưa ngừng lại đó. Còn thêm màn "concordance des temps" rất dễ lầm lẫn. Thêm nữa, động từ dùng trong mệnh đề chính chi phối thì của động từ trong mệnh đề phụ. Như "Je veux qu'elle vienne me voir." Ðôi khi lại là ý nghĩa muốn nói quy định việc này. Như trong câu "Je cherche un chat qui ait une queue blanche," khi muốn tìm một con mèo có cái đuôi trắng, phải dùng subjonctif nếu người nói không biết là có con mèo nào như thế không. Trái lại, khi biết chắc là có con mèo đuôi trắng, thì lại phải nói "Je cherche un chat qui a une queue blanche." Có nhiều động từ khi dùng ở mệnh đề chính đòi hỏi thì của mệnh đề phụ phải ở mode subjonctif hay infinitif, không dùng một cách tùy tiện được. Nhưng đó là mẹo luật của tiếng Pháp thành ra phải học, phải nhớ thôi!
Tiếng Pháp rắc rối thật. Nhưng các em khi học thông thạo tiếng Pháp, nói ra là cứ y như Tây, như Ðầm thì lại gặp khó khăn khi nói tiếng Việt. Nội động từ "aller" mà tiếng Việt có đủ cả từ đi lên, đi xuống, đi qua, đi ra, đi vào cũng đủ mỏi hay cái chơn. Xong rồi tới nhà quen, khoanh tay thưa, không biết là phải thưa ông nội, ông ngoại, bà nội, bà ngoại, bà cô, bà dì, bà mợ hay ông bác. ông chú ông cậu ? Quay lại cũng không rõ ai phải thưa là bác, là chú, là cậu hay là dượng. Khách đến thăm không biết là dì Năm, cô Ba, hay thím Sáu. Cũng tội. Cùng trang lứa, cùng cỡ tuổi tác, đôi khi vẫn được nhắc "sao con lại mày tao với chú Út !" tuy hai trẻ hơn kém nhau có hai, ba tuổi. Ðành lại phải học tiếp.
http://vietsciences.net và http://vietsciences.free.fr Cyclamen Trần
Chương trình văn phạm Pháp văn
Pháp và Việt ngữ là hai thứ tiếng có nguồn gốc khác nhau, nên có nhiều dị biệt trong cách nói, cách lập thành câu, và ngay trong đặc tính của các từ, các chữ. Trẻ em Việt khi đã quen dùng tiếng Việt rồi mới học tiếng Pháp sẽ gặp vài khó khăn do sự khác biệt của hai ngôn ngữ gây ra.
Tiếng Việt có giống đực, giống cái cho người và động vật : đàn ông, đàn bà, cô, chú, bò đực, bò cái ... nhưng các đồ vật thì luôn luôn là giống cái (trừ ra rựa, thường được giễu là giống đực, vì hai chữ đực rựa). Tiếng Pháp phân biệt : cây viết chì (le crayon ) là giống đực, cái bàn (la table) là giống cái, và cũng thời là cái bàn, mà bàn viết (le bureau) lại giống đực. Rắc rối. và phải học, chứ không có luật mẹo gì cho rõ ràng và dễ nhớ (trừ các chữ có chữ cuối là tion như bastion, nation, potion, luôn luôn là giống cái).
Ngay về thú vật, tiếng Việt chỉ cần biết rõ khi nào nào dùng trống, mái (gà trống, gà mái), đực, cái (dê đực, dê cái) là được. Tiếng Pháp thì nhiêu khê hơn : như bò đực là le boeuf còn bò cái lại là la vache. Ðến ngựa tưởng vì to con mà rắc rối : le cheval và la jument, thì khi đến bồ câu tưởng nhỏ, ngở dễ ăn, ai ngờ cũng le pigeon và la colombe ! Về người, cũng có những cái lộn xộn trong tiếng Pháp. Như docteur, professeur, juge, đều giữ giống đực, dù là người có tước vị hay chức vụ là phụ nữ (trừ Québec dùng docteure, professeure) Ngoài ra thầy giáo là le maître, cô giáo là la maîtresse, nam nghệ sĩ là acteur, thì nữ nghệ sĩ, lại là actrice (Québec dùng luôn acteure). Người Việt học tiếng Pháp, gặp mấy cái lẻ tẻ mà lộn xộn đó cũng nhức mình vì phải nhớ !
Sau khi học danh từ cho đực cái phân minh đặng ráp các tĩnh từ vào cho đúng, lại còn phải để ý đến số nhiều, số ít. Một (un, une) là số ít, nhưng 1,3 lại là số nhiều, vì cái gì lớn hơn 1 đều là số nhiều. Những chữ sau cùng là "ail" thêm "s" khi thành số nhiều như "détails" trừ các chữ bail, corail, émail, travail ... đổi thành "aux" như émaux, travaux ... Nhưng khi các chữ sau cùng là "al" qua số nhiều đổi thành "aux" (như cheval / chevaux) thì phải nhớ bal, chacal ... chỉ nhận thêm "s" chứ không chịu đổi. Các chữ tận cùng bằng au thêm "x" khi là số nhiều, như cadeaux, étaux ... nhưng landau và sarrau chỉ nhận "s." Le trou, một cái lỗ, mà khi ngó lên mặt trăng thấy nhiều lỗ lấm tấm, gọi là les trous. Vậy chữ nào sau cùng là ou như fou, bisou thì số nhiều sẽ là fous, bisous ... Nhưng bijou, caillou, chou, genou …, khi đổi ra số nhiều lại thêm "x" chớ không xài chữ "s." ( bijoux, hiboux, cailloux, joujoux, choux, poux, genoux) Lại phải học và nhớ, khó quá ! Nhồi nhét bấy nhiêu đó vào đầu (vốn không mấy lớn lắm của dân mình), cũng hơi mệt. Rồi còn một số chữ luôn luôn dùng với số nhiều "fiançailles, mœurs, obsèques, ténèbres…” đúng là tối tăm mày mặt. (Đọc bài Danh từ số nhiều )
Ðến các từ kép, do hai chữ ghép lại, thì mức độ rắc rối lên cao nữa. Tùy theo một trong hai chữ là động từ như porte-manteau, garde-fou, hay là tĩnh từ bleu-ciel thì luật lệ về số nhiều, số ít, giống đực, giống cái rất phức tạp cho người học. Lại phải nhớ luật lệ, và điều đặc biệt của tiếng Pháp là hầu hết các luật lệ văn phạm đều có ngoại lệ. Ðến đổi họ (Pháp, Tây chính cống) còn phải nói, "không có ngoại lệ thì không thành luật" (l'exception fait la règle).
Một nỗi khó khăn khá lớn nữa là việc chia các đông từ theo thì, theo modes ! Người Việt nam cứ nay đi, mai đi, mốt đi, thâm chí đến năm tới, hay ngược lại năm ngoái cũng chỉ có một chữ đi. Có lẽ vì tháng rồi, hôm nay, hoặc tuần tới đã nói ra rõ ràng thời điểm, nên đâu cần thắc mắc thì quá khứ, hiện tại hay tương lai ? Tuy có người thận trọng hơn, đôi khi nói "tháng tới tôi sẽ đi Úc !" nhưng khi bõ chữ "sẽ" câu nói vẫn đúng văn phạm, và quan trọng hơn, ai cũng hiểu đúng ý người nói. Pháp chia động từ đã rắc rối, mà còn chưa ngừng lại đó. Còn thêm màn "concordance des temps" rất dễ lầm lẫn. Thêm nữa, động từ dùng trong mệnh đề chính chi phối thì của động từ trong mệnh đề phụ. Như "Je veux qu'elle vienne me voir." Ðôi khi lại là ý nghĩa muốn nói quy định việc này. Như trong câu "Je cherche un chat qui ait une queue blanche," khi muốn tìm một con mèo có cái đuôi trắng, phải dùng subjonctif nếu người nói không biết là có con mèo nào như thế không. Trái lại, khi biết chắc là có con mèo đuôi trắng, thì lại phải nói "Je cherche un chat qui a une queue blanche." Có nhiều động từ khi dùng ở mệnh đề chính đòi hỏi thì của mệnh đề phụ phải ở mode subjonctif hay infinitif, không dùng một cách tùy tiện được. Nhưng đó là mẹo luật của tiếng Pháp thành ra phải học, phải nhớ thôi!
Tiếng Pháp rắc rối thật. Nhưng các em khi học thông thạo tiếng Pháp, nói ra là cứ y như Tây, như Ðầm thì lại gặp khó khăn khi nói tiếng Việt. Nội động từ "aller" mà tiếng Việt có đủ cả từ đi lên, đi xuống, đi qua, đi ra, đi vào cũng đủ mỏi hay cái chơn. Xong rồi tới nhà quen, khoanh tay thưa, không biết là phải thưa ông nội, ông ngoại, bà nội, bà ngoại, bà cô, bà dì, bà mợ hay ông bác. ông chú ông cậu ? Quay lại cũng không rõ ai phải thưa là bác, là chú, là cậu hay là dượng. Khách đến thăm không biết là dì Năm, cô Ba, hay thím Sáu. Cũng tội. Cùng trang lứa, cùng cỡ tuổi tác, đôi khi vẫn được nhắc "sao con lại mày tao với chú Út !" tuy hai trẻ hơn kém nhau có hai, ba tuổi. Ðành lại phải học tiếp.
http://vietsciences.net và http://vietsciences.free.fr Cyclamen Trần