Cô tôi là con liệt sĩ bị mất sức lao động, nên dù sinh ra ở một nơi có truyền thống làm nông nhưng cô chọn nghề buôn bán hàng xén. Cô buôn từ rất sớm, từ lúc tôi chưa được sinh ra thì cô đã sở hữu một gian hàng xén rồi. Thời đó rất ít quán tạp hóa, quán của cô cũng được xem là một trong những quán tạp hóa mở ra sớm nhất trong vùng.
Trong trí nhớ của tôi gian hàng của cô tôi thuở đó gồm một cái thùng gỗ to có nắp đậy đựng những bao gia vị mà nay cái thùng đó vẫn còn để phía sau nhà tôi chứa chén bát và một cái tủ kính đựng dăm ba gói thuốc, tủ kính này nay cũng chuyển cho ai đó rồi mà tôi không rõ.
Cô không chồng, tự túc có một đứa con trai lớn hơn tôi một tuổi, ở sát cạnh nhà tôi nên tuổi thơ của tôi hầu như gắn liền với gian hàng xén của cô.
Tôi nhớ buổi sáng cô ở nhà bán, qua trưa đạp xe ra chợ. Cái thời chợ chưa được xây thành kiot, nơi đó chỉ như một hội trường lớn có mái che, cô tôi đã sở hữu một chỗ ngồi ở đó, cùng với những hàng gia vị, và hàng rau khác.
Cô tôi cột một giỏ hàng cành ra hai bên như mấy bà buôn rau, đạp chiếc xe đạp không phanh ra chợ ngồi bán miết tới tận tối mới về.
Lúc nhỏ không có việc gì làm, buổi tối tôi thường cùng anh họ của mình ngồi trước hiên nhà chờ cô đi chợ về. Nhác thấy bóng cô đạp ì ạch tới ngõ, vừa xuống xe là hai đứa chạy ngay ra phía sau đẩy xe lên sân. Rồi cả hai hăng hái giúp cô lấy những bao đồ trong giỏ xún chất vô thùng.
Sau này cô còn buôn thêm bánh kẹo, nước ngọt và cả bia nữa. Trẻ con quanh xóm hay ghé đến mua sau giờ tan học. Thời đó là sau khi em trai tôi ra đời.
Gian hàng của cô tôi là ước ao của bao đứa trẻ thời đó.
Năm tháng trôi đi, cô tôi như con ong chăm chỉ ngày ngày miệt mài đạp chiếc xe đạp cũ ra chợ bán rồi lặng lẽ đạp xe về khi nhà nhà đã lên đèn, dường như chưa một ngày bỏ bán.
Từ khu chợ cũ được quy hoạch thành chợ trung tâm với nhiều kiot hiện đại.
Từ những con đường đất nắng bụi và mưa bầy hầy, cho đến những con đường nhựa khang trang rộng rãi.
Cô tôi chèo chống một mình vò võ nuôi con khôn lớn.
Rồi anh tôi có vợ, sinh con. Vợ anh là người thành phố, nếp sống hiện đại, nếu không nói là xa hoa.
Tôi thì lấy chồng, may mắn gần nhà, lại nằm trên con đường cô tôi ngày ngày đi chợ.
Mỗi lần đi qua nhà tôi, cô đều đi chậm lại nhìn vào, như thể muốn xem thử cô cháu gái sống ở đó có tốt không.
Tôi sinh con đầu lòng, khi con bé lên hai, đã biết chỉ ra đường nói Ngoại ba kìa, Ngoại ba kìa. Tôi nhìn theo con bé chỉ, qua ánh sáng của ngọn đèn đường vẫn có thể thấy được bóng dáng lầm lũi của cô tôi chầm chậm đạp chiếc xe đạp cũ kỹ, cọc cạch đi về giữa bao bóng người mưu sinh khác.
Rồi một ngày cô tôi lớn tuổi, chân chậm mắt mờ.
Đầu năm mới, tôi nghe má kể chuyện cô tôi muốn sang lại gian quán ở chợ.
Ngay ngày hôm sau tan làm ghé về buổi chiều, bỗng thấy cô tôi ngồi ở đó, đôi mắt đỏ hoe, bộ dáng thẫn thờ trong ánh chiều mệt mỏi. Dường như cô già đi hơn trước.
Cô nói với chồng tôi, giọng buồn xo, từ nay cô ba không đi chợ bán nữa. Sang quán rồi.
Trời, sao nhanh rứa? Sao đột ngột rứa?
Má tôi nói ban đầu cô dự định bán thêm một tháng rưỡi nữa rồi mới nghỉ hẳn. Như vậy thời gian đó cô cũng kịp sắp xếp lại gian hàng, chia tay bạn hàng và mấy người bạn chợ ngoài đó. Ai ngờ con dâu cô vội vã giục người ta chuyển tiền nhanh, rồi khi tiền chuyển xong, cô tôi không biết vẫn ra chợ bán như mọi ngày thì người ta tới giật chìa khóa, giữ luôn gian hàng cùng tất cả đồ đạc ngoài đó luôn. Cô tôi bị bất ngờ mà cãi không lại, con dâu cô nhận tiền của người ta hết rồi, vậy là cô sửng sờ lầm lũi đạp xe ra về. Không một sự chuẩn bị, không một sự báo trước.
Tôi nghe nói cô tôi khóc, cô nói nhớ chợ.
Ừ thì sao không khỏi nhớ, cái nơi đã gắn bó với hơn nửa cuộc đời còn đâu.
Dù vất vả, nhưng được cái thảnh thơi, có bè có bạn.
Kể từ đó, mỗi buổi chiều tối tôi đã không còn cơ hội nhìn thấy bóng dáng cô tôi đạp xe qua ngõ nữa. Chiếc xe đạp một thời gắn bó nay cất vào một góc kỷ niệm. Buồn, thương, chua xót.
Cũng từ đó khi đi chợ, tôi cũng chẳng còn được thấy cô tôi ngồi bán ở một góc chợ nữa rồi. Vốn lúc nhỏ tôi hay theo mẹ ra chợ, chợ đông, tôi thường ghé vô đứng ở gian hàng cô tôi chờ mẹ mua xong tới đón.
Thật ra năm tháng vô tình lắm, nó âm thầm cướp mất của chúng ta rất nhiều thứ, để đến lúc nhìn lại không khỏi giật mình thảng thốt xót xa. Có rất nhiều rất nhiều điều đã mất đi sẽ không còn có thể lấy lại được nữa, nó chỉ còn ở trong ký ức của người còn nhớ tới mà thôi.
Trong trí nhớ của tôi gian hàng của cô tôi thuở đó gồm một cái thùng gỗ to có nắp đậy đựng những bao gia vị mà nay cái thùng đó vẫn còn để phía sau nhà tôi chứa chén bát và một cái tủ kính đựng dăm ba gói thuốc, tủ kính này nay cũng chuyển cho ai đó rồi mà tôi không rõ.
Cô không chồng, tự túc có một đứa con trai lớn hơn tôi một tuổi, ở sát cạnh nhà tôi nên tuổi thơ của tôi hầu như gắn liền với gian hàng xén của cô.
Tôi nhớ buổi sáng cô ở nhà bán, qua trưa đạp xe ra chợ. Cái thời chợ chưa được xây thành kiot, nơi đó chỉ như một hội trường lớn có mái che, cô tôi đã sở hữu một chỗ ngồi ở đó, cùng với những hàng gia vị, và hàng rau khác.
Cô tôi cột một giỏ hàng cành ra hai bên như mấy bà buôn rau, đạp chiếc xe đạp không phanh ra chợ ngồi bán miết tới tận tối mới về.
Lúc nhỏ không có việc gì làm, buổi tối tôi thường cùng anh họ của mình ngồi trước hiên nhà chờ cô đi chợ về. Nhác thấy bóng cô đạp ì ạch tới ngõ, vừa xuống xe là hai đứa chạy ngay ra phía sau đẩy xe lên sân. Rồi cả hai hăng hái giúp cô lấy những bao đồ trong giỏ xún chất vô thùng.
Sau này cô còn buôn thêm bánh kẹo, nước ngọt và cả bia nữa. Trẻ con quanh xóm hay ghé đến mua sau giờ tan học. Thời đó là sau khi em trai tôi ra đời.
Gian hàng của cô tôi là ước ao của bao đứa trẻ thời đó.
Năm tháng trôi đi, cô tôi như con ong chăm chỉ ngày ngày miệt mài đạp chiếc xe đạp cũ ra chợ bán rồi lặng lẽ đạp xe về khi nhà nhà đã lên đèn, dường như chưa một ngày bỏ bán.
Từ khu chợ cũ được quy hoạch thành chợ trung tâm với nhiều kiot hiện đại.
Từ những con đường đất nắng bụi và mưa bầy hầy, cho đến những con đường nhựa khang trang rộng rãi.
Cô tôi chèo chống một mình vò võ nuôi con khôn lớn.
Rồi anh tôi có vợ, sinh con. Vợ anh là người thành phố, nếp sống hiện đại, nếu không nói là xa hoa.
Tôi thì lấy chồng, may mắn gần nhà, lại nằm trên con đường cô tôi ngày ngày đi chợ.
Mỗi lần đi qua nhà tôi, cô đều đi chậm lại nhìn vào, như thể muốn xem thử cô cháu gái sống ở đó có tốt không.
Tôi sinh con đầu lòng, khi con bé lên hai, đã biết chỉ ra đường nói Ngoại ba kìa, Ngoại ba kìa. Tôi nhìn theo con bé chỉ, qua ánh sáng của ngọn đèn đường vẫn có thể thấy được bóng dáng lầm lũi của cô tôi chầm chậm đạp chiếc xe đạp cũ kỹ, cọc cạch đi về giữa bao bóng người mưu sinh khác.
Rồi một ngày cô tôi lớn tuổi, chân chậm mắt mờ.
Đầu năm mới, tôi nghe má kể chuyện cô tôi muốn sang lại gian quán ở chợ.
Ngay ngày hôm sau tan làm ghé về buổi chiều, bỗng thấy cô tôi ngồi ở đó, đôi mắt đỏ hoe, bộ dáng thẫn thờ trong ánh chiều mệt mỏi. Dường như cô già đi hơn trước.
Cô nói với chồng tôi, giọng buồn xo, từ nay cô ba không đi chợ bán nữa. Sang quán rồi.
Trời, sao nhanh rứa? Sao đột ngột rứa?
Má tôi nói ban đầu cô dự định bán thêm một tháng rưỡi nữa rồi mới nghỉ hẳn. Như vậy thời gian đó cô cũng kịp sắp xếp lại gian hàng, chia tay bạn hàng và mấy người bạn chợ ngoài đó. Ai ngờ con dâu cô vội vã giục người ta chuyển tiền nhanh, rồi khi tiền chuyển xong, cô tôi không biết vẫn ra chợ bán như mọi ngày thì người ta tới giật chìa khóa, giữ luôn gian hàng cùng tất cả đồ đạc ngoài đó luôn. Cô tôi bị bất ngờ mà cãi không lại, con dâu cô nhận tiền của người ta hết rồi, vậy là cô sửng sờ lầm lũi đạp xe ra về. Không một sự chuẩn bị, không một sự báo trước.
Tôi nghe nói cô tôi khóc, cô nói nhớ chợ.
Ừ thì sao không khỏi nhớ, cái nơi đã gắn bó với hơn nửa cuộc đời còn đâu.
Dù vất vả, nhưng được cái thảnh thơi, có bè có bạn.
Kể từ đó, mỗi buổi chiều tối tôi đã không còn cơ hội nhìn thấy bóng dáng cô tôi đạp xe qua ngõ nữa. Chiếc xe đạp một thời gắn bó nay cất vào một góc kỷ niệm. Buồn, thương, chua xót.
Cũng từ đó khi đi chợ, tôi cũng chẳng còn được thấy cô tôi ngồi bán ở một góc chợ nữa rồi. Vốn lúc nhỏ tôi hay theo mẹ ra chợ, chợ đông, tôi thường ghé vô đứng ở gian hàng cô tôi chờ mẹ mua xong tới đón.
Thật ra năm tháng vô tình lắm, nó âm thầm cướp mất của chúng ta rất nhiều thứ, để đến lúc nhìn lại không khỏi giật mình thảng thốt xót xa. Có rất nhiều rất nhiều điều đã mất đi sẽ không còn có thể lấy lại được nữa, nó chỉ còn ở trong ký ức của người còn nhớ tới mà thôi.