Nguyễn Bỉnh Khiêm là vị quan thanh liêm, chính trực, có học vấn uyên thâm dưới triều nhà Mạc. Ông được phong tước Trình quốc công nên còn được gọi là trạng Trình. "Nhàn" là bài thơ được trích trong "Bạch Vân quốc ngữ thi" do Nguyễn Bỉnh Khiêm sáng tác. Đây không chỉ là lời tâm sự về cuộc sống, sở thích mà còn bộc lộ quan niệm nhân sinh sâu sắc, tiến bộ của tác giả.

[trích thơ]

Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cúu Đường Luật bằng chữ Nôm. Nhan đề "Nhàn" là do người đời sau đặt. Nhàn là một quan điểm sống tích cực trong xã hội phong kiến suy vi. Nhàn còn là lối sống thuận theo tự nhiên, giữ cốt cách thanh cao, vượt lên trên danh lợi. Chỉ qua nhan đề, đã thể hiện tấm lòng ai ước sự thanh tịnh trong tâm hồn cũng triết lí nhân gian sâu sắc của tác giả.

Đến với cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm, ta nhìn ngay được 1 vẻ đẹp nhàn tản, thuần hậu:

"Một mai một cuốc một cần câu

Thơ thẩn dầu ai vui thú nào."

Mai, cuốc, cần câu là những dụng cụ lao động quá đỗi quen thuộc của nhà nông. Đây là những công cụ nguyên sơ và chất phác. Việc dùng phép liệt kê các dụng cụ này đã phần nào phác thảo nên một Nguyễn Bỉnh Khiêm như 1 "lão nông tri điền" thực thụ. Ngoài ra, điệp từ "một" cùng với cách ngắt nhịp đều đặn, chậm rãi 2/2/3 đã thể hiện trạng thái thảnh thơi, ung dung trong cuộc sống và công việc của tác giả. Tác giả trở về với 1 cuộc sống giản đơn, chỉ có một, nhẹ nhàng, từ tốn, "thơ thẩn" trước những tranh đua của đời. "Thơ thẩn" là trạng thái thanh thản, an nhiên. "Thơ thẩn" cũng là một hành động suy tư, mãi nghĩ ngợi một điều chi đó, để ngoài tai, không quan tâm đến những thứ xung quanh mình, đặc biệt là những "vui thú" chóng tàn kia. Dầu chúng nó xa hoa diễm lệ, dầu muôn người vẫn đang mải miết đeo tìm nó, tác giả vẫn "mặc ai vui thú nào", khẳng định thái độ kiên định của mình trước sự lựa chọn cách sống trong cuộc đời. Đây chính là thái độ coi thường danh lợi, tiền tài phú quý mà vui với cuộc sống đạm bạc thanh cao.

Không chỉ đạm bạc, thanh cao trong lao động, mà cả đến lối sinh hoạt thường ngày cũng đều dân dã và thanh quý:

"Thu ăn măng trúc, đông ăn giá

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao"

Có lẽ, măng trúc và giá là những món ăn đặc trưng của mùa thu và đông. Chúng đều là những món ăn rất giản dị, mộc mạc, rất dễ tìm vì dường như đã có sẵn trong vườn nhà nông. Tác giả sống thuận theo tự nhiên, "mùa nào thức nấy". Nhưng trên cả thế, ta thấy được, măng trúc là loại cây luôn mọc theo hàng, thẳng tắp; bản chất của giá là trắng thuần, nền nã. Có phải, tác giả đang thầm gởi gắm điều gì chăng? Tác giả đang cố khẳng định lối sống ngay thẳng, chính trực, thanh liêm, trong sạch của mình qua hình ảnh ẩn dụ "mang trúc" và "giá", chiếu sáng giữa xã hội đang dần bị tha hóa bởi tiền tài, danh vọng, đua tranh. đàn áp lẫn nhau chẳng qua chỉ vì một thứ phù du chăng? Qua cách ăn từng ngày, tưởng chẳng gì đặc biệt, ta lại thấy nếp sống dân dã, rất đạm bạc, mà cũng thật thanh cao.

Ngay cả đến việc sinh hoạt cũng thế, xuân thì tắm hồ sen, hạ thì tắm ao. Không như các quân quan chức cao vọng trọng khác, thích ăn sung mặc đẹp, thích kẻ hầu người hạ; còn Nguyễn Bỉnh Khiêm, từ một người đáng ra phải có những điều ấy, lại sống như bao dân nông, ăn uống giản dị, tắm hồ tắm ao, chân chất, dân dã. Nhưng ẩn bên trong ấy, vẫn thể hiện cốt cách thanh cao của tác giả. Sen là loài hoa luôn ngát hương dù "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn", một hương thơm dịu nhẹ, thoang thoảng, lan tỏa đến muôn nơi. Có lẽ, tác giả cũng như một hoa sen, mong muốn như một hoa sen, dù trộn lẫn trong vũng lầy nhơ vẫn ngát hương, vẫn giữ trọn lòng mình. Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm chỉ được miêu tả qua nhũng từ ngữ ngắn ngủi, nhung cũng đã vẽ nên bộ tranh tứ bình về cảnh sinh hoạt 4 mùa, có mùi vị, có hương sắc thiên nhiên, thể hiện lối sống giản dị, thanh cao của một bậc đại trí đại tài. Đây là quan niệm sống nhà của Nguyễn Bỉnh Khiêm, trở về với tự nhiên, hòa mình vào đất trời với lối sinh hoạt dân dã, cao quý, bỏ mặc những h.am m.uốn, bản tính người đời.

Xen với bức tranh sinh hoạt bình dị thường ngày, ta còn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp nhân cách, trí tuệ của tác giả qua quan niệm về lẽ dại khôn ở đời:

"Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ

Người khôn người đến chốn lao xao"

Cụm từ "nơi vắng vẻ" chỉ về nơi thiên nhiên tĩnh lãng, ở chốn thôn quê, sống với tâm hồn thảnh thơi, thanh thản. Trái với "nơi vắng vẻ" là "chốn lao xao", tức là chỗ chen chúc, đua ganh, thủ đoạn, có ngựa xe tấp nập, có kẻ hầu người hạ. Cách nói đối lập này thầm khẳng định lối sống an nhàn, thanh thản, không màng danh lợi, tránh xa chốn thị phi. Cùng với cách nói ngược nghĩa "ta dại" và "người khôn", vừa hóm hỉnh đùa vui, nhung cũng vừa ẩn chứa 1 triết lý nhân gian khôn mà hóa ra dại, tưởng dại mà thật là khôn. Tác giả đã thoát khỏi vòng ganh đua thế tục, không bị cuốn bởi tiền tài vật chất, địa vị để tâm hồn được an nhàn, thanh thản.

Ngoài quan niệm về lẽ dại khôn, tác giả còn đút kết toàn bài thơ bằng quan niệm về công danh và phú quý:

"Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống

Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao"

Xưa nay, ai ai cũng đều dùng rượu để say, để quên đời. Các nhà thi hào cũng đem rượu vào tác phẩm của mình. Như trong một tác phẩm của Hồ Xuân Hương:

"Chén rượu hương đưa say lại tỉnh

Vầng trắng bóng xế khuyết chưa tròn"

Hay như nhân vật Chí Phèo luôn nhè nhẹt rượu, luôn say sưa chỉ để quên sự đời. Nhưng đối với Nguyễn Bỉnh Khiêm lại khác, ông không tìm đến rượu để say, không tìm đến rượu để trốn chạy thực tại, để quên cuộc đời bi thương. Cách ngắt nhịp bất thường góp phần nhấn mạnh tác giả uống rượu say để tỉnh, để nhìn ngắm thế sự, để chiêm nghiệm muôn mặt ở đời, thật là giả, giả là thật. Đây chính là các nhìn thông tuệ của một bậc đại trí đại tài.

Tác giả còn mượn điểm tích xưa, đó là một lần Thuần Vu uống rượu say, nằm ngủ dưới gốc cây hòe, rồi mơ thấy mình ở nước Hòe An được công danh phú quý rất mực vinh hiển. Sau bừng mắt tỉnh dậy, hóa ra chỉ là giấc mộng, chỉ thấy ở dưới cành hòe phía nam chỉ có một tổ kiến mà thôi. Từ đó, điển này có nghĩa: phú quý chỉ như một giấc chiêm bao. Đây cũng nói lên triết lí ở đời: Tiền tài danh vọng, phú quý chỉ như một giấc mơ, chóng đến rồi chóng tàn, như phù du sớm còn tối mất. Nhưng cái còn lại cuối cùng, là cái quý nhất của con người, là nhân cách, phẩm chất, đạo đức. Qua đó, ta thấy Nguyễn Bỉnh Khiêm là người có trí tuệ sáng suốt, uyên thâm, thấu hiểu quy luật cuộc đời, khẳng định lối sống nhàn tản, thanh cao của mình.

Với cách sử dụng ngôn ngữ gần gũi, giản dị, phép điệu, phép liệt kê, cách ngắt nhịp độc đá, hình ảnh ẩn dụ tinh tế, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã vẽ nên bức tranh cuộc sống dân dã, bình yên, thể hiện thú vui tao nhã, nhàn hạ của mình, cũng như triết lí trần gian tưởng như quen cũ nhưng thật sâu sắc, đáng uy gẫm.

Bài thơ là lời tâm sự thầm kín, là nét đẹp tâm hồn thanh cao của tác giả. Qua ngòi bút tài hoa ấy, bằng cách sử dụng ngôn từ khéo léo, gợi hình gợi cảm, phác họa bức tranh tứ bình mộc mạc mà cao quý. Cách nói đối lập, ngược nghĩa cũng góp phần tô đậm quan điểm sống lí tưởng, mang đầy triết lí nhân sinh mà tác giả sau bao thăng trầm của cuộc đời đã chiêm nghiệm được. "Nhàn" không đơn thuần là bài thơ thể hiện cuộc sống hay quan niệm của riêng mình Nguyễn Bỉnh Khiêm, đây còn là một lời kêu gọi, lời nhắc nhở con người: vinh hoa phú quý chỉ như gió thoảng, sự an nhàn thanh tịnh của con người, nhân phẩm của còn người, mới là còn mãi...!