Hướng dẫn làm bài văn phân tích VÀ CẢM NHẬ bài thơ tương tư của tác giả Nguyễn Bính lớp 11 hay nhất. Từ xưa đến nay, tình yêu luôn là đề tài quen thuộc trong thơ văn Việt Nam. Dân gian xưa có thơ giao duyên, thơ trung đại có nỗi nhớ thương của người chinh phụ dành cho kẻ chinh phu khi người chinh phu ra chiến trường... Nỗi nhớ ấy trải dài xuyên suốt bao thời đại, mang cả hơi thở của dân tộc. Cho đến phong trào thơ mới, nỗi nhớ ấy vẫn hiện diện trong thơ Xuân Diệu, Hàn Mạc Tử và cả Nguyễn Bính- nhà thơ của làng quê Việt Nam. Thơ Nguyễn Bính mang hồn quê tình quê, nỗi nhớ trong thơ ông mộc mạc giản dị giữa nơi làng quên dân dã. Đọc bài thơ Tương Tư của Nguyễn Bính trong chương trình lớp 11, ta hiểu được tình trong bài thơ không chỉ là tình yêu, mà còn là tình quê đậm đà. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết và phân tích cụ thể bài thơ Tương Tư của nhà thơ Nguyễn Bính lớp 11 hay nhất để các bạn tham khảo và làm một bài văn thật hay nhé.
BÀI LÀM PHÂN TÍCH CẢM NHẬN BÀI THƠ TƯƠNG TƯ CỦA NGUYỄN BÍNH LỚP 11
Nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã từng nhận xét Nguyễn Bính rằng:" Người nhà quê của Nguyễn Bính vẫn ngang nhiên sống như thường". Đúng vậy, con người ấy sống trong từ câu thơ, từng nỗi nhớ da diết. Nỗi nhớ ấy thể hiện rõ nhất trong bài thơ Tương Tư trích từ tập Lỡ Bước Sang Ngang- một tập thơ tiêu biểu của ông trước cách mạng.
Ai trong chúng ta đã một lần " tương tư" sầu nhớ chắc hẳn sẽ thấu hiểu cảm xúc ấy. Tương tư là thương, là nhớ, là bồi hồi khi nghĩ về hình bóng yêu thương. Nó là phức hợp cảm xúc, dậy lên như từng đợt sóng trong lòng:
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một người chín nhớ mười thương một người
Nắng mưa là bệnh của giời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.
Nhấn để mở rộng...
Mở đầu khổ thơ là nỗi nhớ nhưng là nỗi nhớ gián tiếp qua không gian. Đó là "thôn Đoài" nhớ "thôn Đông", nỗi tương tư giăng mắc khắp không gian bởi lối hoán dụ quen thuộc trong ca dao xưa. Kín đáo mà không kém phần tâm tình tha thiết và sâu sắc hơn nữa tác giả lấy chuyện nắng chuyện mưa, mượn "căn bệnh" vốn dĩ của giời để trải lòng mình. Tác giả coi "tương tư" là một căn bệnh đã tiềm ẩn trong chính con người mình, cũng rất đỗi bình thường như bao chuyện khác, giống như quy luật của thiên nhiên tạo hóa vậy. Bốn câu thơ ấy mở ra nỗi nhớ khiến người đọc thích thú tò mò về mối tương tư của anh chàng thôn Đoài và cô nàng thôn Đông ngày ấy
Đến những câu thơ tiếp theo, ta như nghe thấy lời trách móc nhẹ nhàng và rất kín đáo thôi. Trách cô gái hững hờ, trách cô gái kia sao lại vờ như không biết gì về nỗi lòng ta:
Hai thôn chung lại một làng
Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này
Ngày qua ngày lại qua ngày
Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng
Bảo rằng cách trở đò giang
Không sang lại chẳng đường sang đã đành
Nhưng đây cách một đầu đình
Có xa xôi mấy mà tình xa xôi
Tương tư thức mấy đêm rồi
Biết cho ai, hỏi ai người biết cho ?
Bao giờ bến mới gặp đò?
Hoa khuê các bướm giang hồ gặp nhau?
Nhấn để mở rộng...
Nhịp thơ nhanh, câu hỏi dồn dập của nhân vật trữ tình hỏi người thương của mình. Vì sao nàng chẳng sang? Hai thôn ấy chung một làng mà sao nghe cách xa đến vậy, nếu mà nhớ người ta thì phải tìm đường mà sang thăm người ta chứ đằng này lại còn trách người ta không sang với mình. Cũng không biết được rằng có phải cô gái không sang không hay là tại vì nỗi tương tư kia khiến cho người tương tư thấy thời gian quá dài, và không gian thật gần mà trở nên xa xôi quá. Một khi con người ta tương tư, cũng hay nghĩ rằng nửa kia không quan tâm, vô tâm vô tình lắm. Rồi cứ thế " ngày qua ngày lại qua ngày" điệp từ ngày lặp lại hai lần trong một câu thơ kết hợp với hai từ "qua, lại" khiến ta cảm thấy thời gian chờ đợi đang dần trôi đi thật chậm và thật đều, dài tựa ba thu. Thời gian làm cảnh vật trở nên thiếu sức sống, lá xanh cũng đã bị thời gian nhuộm vàng mà người thương vẫn không sang thăm. Câu hỏi cất lên vừa thương nhớ vừa có một chút trách móc nửa kia của mình nhưng nó vang lên mãi không tìm thấy lời đáp. Hình ảnh bến đò trong những câu thơ tình lại hiện lên trong tương tư của Nguyễn Bính, đó là ước muôn được ở bên nhau, gắn bó khăng khít.
Càng về cuối, những câu thơ vang lên như một ước nguyện với một tình yêu viên mãn vững bền và hạnh phúc:
Nhà em có một giàn giầu
Nhà anh có một hàng cau liên phòng
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?
Nhấn để mở rộng...
Hình ảnh trầu cau thể hiện ước nguyện được ở bên nhau của nhà thơ với người mình thầm thương trộm nhớ. Trầu cau từ xưa là thứ không thể thiếu trong tập tục cưới hỏi và nó là hình tượng thể hiện mối tình trăm năm hạnh phúc. Giàn giầu như đang chờ đợi hàng cau đến để têm thành miếng trầu kết duyên vợ chồng trăm năm. Từ nỗi tương tư da diết của nhà thơ đã biến thành mong muốn được nên duyên một đời. Miếng trầu là đầu câu chuyện, miếng trầu như gợi ta nhớ đến sự tích trầu cau hay truyện cổ tích Tấm Cám xưa. Nét mộc mạc giản dị trong từng miếng trầu ấy, đậm đà tình quê. Câu thơ “Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông” một lần nữa vang lên tao hiệu ứng đầu cuối tương ứng, tiếng yêu như da diết không nguôi cho đến cuối bài. Như vậy mở đầu bằng nỗi nhớ thì cuối cùng nhà thơ cũng kết thúc bằng một nỗi nhớ. Trách móc hờn giận mà tràn đầy tình ý, nhẹ nhàng và sâu lắng.
Tương Tư của Nguyễn Bính là một trong những bài thơ góp phần tạo nên tên tuổi của ông và nó làm giàu cho phong trào thơ mới nói riêng và nên thơ ca Việt Nam nói chung. Đọc bài thơ ta biết, nỗi nhớ ấy sẽ còn vọng mãi qua bao thời đại thi ca.
BÀI LÀM PHÂN TÍCH CẢM NHẬN BÀI THƠ TƯƠNG TƯ CỦA NGUYỄN BÍNH LỚP 11
Nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã từng nhận xét Nguyễn Bính rằng:" Người nhà quê của Nguyễn Bính vẫn ngang nhiên sống như thường". Đúng vậy, con người ấy sống trong từ câu thơ, từng nỗi nhớ da diết. Nỗi nhớ ấy thể hiện rõ nhất trong bài thơ Tương Tư trích từ tập Lỡ Bước Sang Ngang- một tập thơ tiêu biểu của ông trước cách mạng.
Ai trong chúng ta đã một lần " tương tư" sầu nhớ chắc hẳn sẽ thấu hiểu cảm xúc ấy. Tương tư là thương, là nhớ, là bồi hồi khi nghĩ về hình bóng yêu thương. Nó là phức hợp cảm xúc, dậy lên như từng đợt sóng trong lòng:
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một người chín nhớ mười thương một người
Nắng mưa là bệnh của giời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.
Nhấn để mở rộng...
Mở đầu khổ thơ là nỗi nhớ nhưng là nỗi nhớ gián tiếp qua không gian. Đó là "thôn Đoài" nhớ "thôn Đông", nỗi tương tư giăng mắc khắp không gian bởi lối hoán dụ quen thuộc trong ca dao xưa. Kín đáo mà không kém phần tâm tình tha thiết và sâu sắc hơn nữa tác giả lấy chuyện nắng chuyện mưa, mượn "căn bệnh" vốn dĩ của giời để trải lòng mình. Tác giả coi "tương tư" là một căn bệnh đã tiềm ẩn trong chính con người mình, cũng rất đỗi bình thường như bao chuyện khác, giống như quy luật của thiên nhiên tạo hóa vậy. Bốn câu thơ ấy mở ra nỗi nhớ khiến người đọc thích thú tò mò về mối tương tư của anh chàng thôn Đoài và cô nàng thôn Đông ngày ấy
Đến những câu thơ tiếp theo, ta như nghe thấy lời trách móc nhẹ nhàng và rất kín đáo thôi. Trách cô gái hững hờ, trách cô gái kia sao lại vờ như không biết gì về nỗi lòng ta:
Hai thôn chung lại một làng
Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này
Ngày qua ngày lại qua ngày
Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng
Bảo rằng cách trở đò giang
Không sang lại chẳng đường sang đã đành
Nhưng đây cách một đầu đình
Có xa xôi mấy mà tình xa xôi
Tương tư thức mấy đêm rồi
Biết cho ai, hỏi ai người biết cho ?
Bao giờ bến mới gặp đò?
Hoa khuê các bướm giang hồ gặp nhau?
Nhấn để mở rộng...
Nhịp thơ nhanh, câu hỏi dồn dập của nhân vật trữ tình hỏi người thương của mình. Vì sao nàng chẳng sang? Hai thôn ấy chung một làng mà sao nghe cách xa đến vậy, nếu mà nhớ người ta thì phải tìm đường mà sang thăm người ta chứ đằng này lại còn trách người ta không sang với mình. Cũng không biết được rằng có phải cô gái không sang không hay là tại vì nỗi tương tư kia khiến cho người tương tư thấy thời gian quá dài, và không gian thật gần mà trở nên xa xôi quá. Một khi con người ta tương tư, cũng hay nghĩ rằng nửa kia không quan tâm, vô tâm vô tình lắm. Rồi cứ thế " ngày qua ngày lại qua ngày" điệp từ ngày lặp lại hai lần trong một câu thơ kết hợp với hai từ "qua, lại" khiến ta cảm thấy thời gian chờ đợi đang dần trôi đi thật chậm và thật đều, dài tựa ba thu. Thời gian làm cảnh vật trở nên thiếu sức sống, lá xanh cũng đã bị thời gian nhuộm vàng mà người thương vẫn không sang thăm. Câu hỏi cất lên vừa thương nhớ vừa có một chút trách móc nửa kia của mình nhưng nó vang lên mãi không tìm thấy lời đáp. Hình ảnh bến đò trong những câu thơ tình lại hiện lên trong tương tư của Nguyễn Bính, đó là ước muôn được ở bên nhau, gắn bó khăng khít.
Càng về cuối, những câu thơ vang lên như một ước nguyện với một tình yêu viên mãn vững bền và hạnh phúc:
Nhà em có một giàn giầu
Nhà anh có một hàng cau liên phòng
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?
Nhấn để mở rộng...
Hình ảnh trầu cau thể hiện ước nguyện được ở bên nhau của nhà thơ với người mình thầm thương trộm nhớ. Trầu cau từ xưa là thứ không thể thiếu trong tập tục cưới hỏi và nó là hình tượng thể hiện mối tình trăm năm hạnh phúc. Giàn giầu như đang chờ đợi hàng cau đến để têm thành miếng trầu kết duyên vợ chồng trăm năm. Từ nỗi tương tư da diết của nhà thơ đã biến thành mong muốn được nên duyên một đời. Miếng trầu là đầu câu chuyện, miếng trầu như gợi ta nhớ đến sự tích trầu cau hay truyện cổ tích Tấm Cám xưa. Nét mộc mạc giản dị trong từng miếng trầu ấy, đậm đà tình quê. Câu thơ “Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông” một lần nữa vang lên tao hiệu ứng đầu cuối tương ứng, tiếng yêu như da diết không nguôi cho đến cuối bài. Như vậy mở đầu bằng nỗi nhớ thì cuối cùng nhà thơ cũng kết thúc bằng một nỗi nhớ. Trách móc hờn giận mà tràn đầy tình ý, nhẹ nhàng và sâu lắng.
Tương Tư của Nguyễn Bính là một trong những bài thơ góp phần tạo nên tên tuổi của ông và nó làm giàu cho phong trào thơ mới nói riêng và nên thơ ca Việt Nam nói chung. Đọc bài thơ ta biết, nỗi nhớ ấy sẽ còn vọng mãi qua bao thời đại thi ca.