Tài liệu gồm có rất nhiều filfe bao gồm :

Tài liệu ôn tập môn pháp luật đại cương

Môn pháp luật đại cương:​Câu 1: * Nguồn gốc của nhà nước:

_ Theo quan điểm thần học: thượng đế là người sáng tạo ra nhà nước quyền lực của nhà nước là vĩnh cửu và bất biến.

_ Thuyết gia trưởng: Nhà nước là kết quảcủa sự phát triển của gia đình, quyền lực của nhà nước như quyền gia trưởng của gia đình.

_ Thế kỷ 16 – 17 nhà nước ra đời là kết quả của một khế ước được ký kết giữa các con người sống trong trạng thía tự do chưa biết nhà nước.

_ Thuyết bạo lực: Nhà nước ra đời là kếtquả của việc bạo lực này với thị tộc khác

_ Thuyết tâm lý: họ dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy tâm để giải thích của sự ra đời nhà nước. Họ giải thích không đúng về sự ra đời của nhà nước.

_ Theo học thuyết Mác –Lênin Nguồn gốc ra đời của nhà nước Nhà nước ra đời khi có sự phân hóa và đấu tranh giai cấp. Quyền lực của nhà nước không phải là vĩnh cửu. Nhà nước tồn tại và tiêu vong khi những điều kiện khách quan cho sự phát triển của nó không còn nữa. Đó là sự phát triển kinh tế dẫn đến sự tư hữu và xuất hiện sự phân chia giai cấp xã hội.

* bản chất của nhà nước:

_ Nhà nước là sản phẩm của giai cấp xã hội, có bản chất của giai cấp thống trị, đại diện cho giai cấp thông trị và là công cụ cưỡng chế, duy trì mình của giai cấp thống trị, bảo vệ giai cấp thống trị. Tuy nhiên ở một mức độ nhất định, nó bảo vệ cho lợi ích chung của xã hội. Nhà nước có quyền lực và sử dụng quyền lực xã hội đó để làm dịu đi các tranh chấp và xung đột giai cấp. Nói chung tính quyền lực, tính giai cấp và tính xã hội là đặc trưng thuộc về bản chất nhà nước; trong đó tính giai cấp là mặt cơ bản.

+ Tuy xã hội nguyên thủy cộng sản đã xuất hiện tồn tại quyền lực xã hội nhưng quyền lực đó xuất phát từ xã hội và phục vụ cho lợi ích xã hội.

+ Bắt đầu từ xã hội chiếm hữu nô lệ xuất hiện giai cấp, đối kháng giai cấp nên đòi hỏi xuất hiện một quyềng lực mới để làm dịu các xung đột giai cấp. Tức là nhà nước bảo vệ giai cấp thống trị nhưng đồng thời nó cũng bảo vệ chung cho tập đoàn người ở trong nó, tức nó bảo vệ lợi ích chung của xã hội.

_ Nói chung nhà nước chính là biểu hiện quyền lực đặc biệt của xã hội:

+ Quyền lực về kinh tế: có vai trò rất quan trọng nó cho phép người nắm giữ kinh tế thuộc mình phải chịu sự chi phối của họ về mọi mặt.

+ Quyền lực về chính trị: là bạo lực của các tổ chức này đối với giai cấp khác.

+ Quyền lực về tư tưởng: giai cấp thốngtrị trong xã hội đã lấy tư tưởng của mình thành hệ tư tưởng trong xã hội.

* Chức năng của nhà nước:

Là các phương diện và những mặt hoạt động của nhà nước để thực hiện những nhiệm vụ của nhà nước.

_ Chức năng đối nội: là những mặt hoạt động chủ yếu của nhà nước diễnra ở trong nước

_ Chức năng đối ngoại: là những mặt hoạt động chủ yếu thể hiện với cácnhà nước và dân tộc khác

Hai chức năng của nhà nước là đối nộivà đối ngoại có quan hệ mật thiết với nhau. Việc xác định từ tình hình thựchiện các chức nẳng đối ngoại phải xuất phát từ tình hình thực hiện các chức năng đối nội và phải phục vụ choviệc thực hiện các chức năng đối nội. Đồng thời việc thực hiện các chức năng đối nội lại có tác dụng trở lại với việc thực hiện các chức năng đối ngoại. So với các chức năng đối ngoại thì các chức năng đối nội giữ vai trò quyết định. Bởi vì việc thực hiện các chức năng đối nội là việc giải quyết mối quan hệ bên trong. Thực hiện các chức năng đối ngoại là việc giải quyết mối quan hệ bên ngoài. Giải quyết mối quan hệ bên trong bao giờ cũng giữ vai trò quan trọng quyết định đốivới việc giải quyết các mối quan hệ bên ngoài.

* Đặc điểm nhà nước: Có 4 đặc điểm chủ yếu

_ Thiết lập một quyền lực công đặc biệt. Nó có một đội ngũ công chức chuyên làm nhiệm vụ quản lí và cưỡng chế để duy trì địa vị của giai cấp thống trị.

_ Phân dân cư theo lãnh thổ thành các đơn vị hành chính không phụ thuộc chính kiến, huyết thống, giới tính, nghề nghiệp,… để tác động trên phạm vi quy mô rộng.

_ Có chủ quyền quốc gia, thể hiện quyền tự quyết về đối nội và đối ngoại, không phụ thuộc bên ngoài.

_ Ban hành pháp luật và quản lí toàn xã hội bằng pháp luật mang tính bắt buộc.

Click để xem tiếp...

Bài tập tình huống môn pháp luật đại cương

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Quận H Thành phố Hà Nội ra quyết định buộc Công ty PK đóng trên địa bàn quận phải tháo dỡ một công trình xây dựng nhà làm việc vì đã vi phạm các quy tắc xây dựng hiện hành. Công ty PK phản đối quyết định này và đã gửi đơn để yêu cầu xem xét lại.

a.Trong trường hợp này đơn khiếu nại của PK phải gửi đến cơ quan nhà nước nào để đề nghị xem xét giải quyết? Vì sao?

Trong trường hợp này, đơn khiếu nạn của PK là khiếu nạn lần đầu. Và theo quy định tại Điều 30 Luật khiến nạn tố cáo năm 1998 thì “Người khiếu nại lần đầu phải khiếu nại với người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có cán bộ, công chức có hành vi hành chính mà người khiếu nại có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình”. Như vậy, công ty PK không đồng ý với quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận H vì có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cty PK thì cty PK sẽ làm đơn khiếu nạn đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận H người đã ra quyết định đó.

Click để xem tiếp...

Câu hỏi học tập và thảo luận môn PLĐC khoa kinh tế ( ĐHQG TPHCM )

Một vài bài tập so sánh

So sánh văn bản qui phạm pháp luật và vb áp dụng vi pạm pháp luật

VBQPPL

- chứa các quy tắc xử sự chung được nhà nước đảm bảo thực hiện

- Áp dụng nhiều lần trong thực tế cuộc sống, được thực hiện trong mọi trường hợp đến khi nó hết hiệu lực

- Áp dụng cho mọi chủ thể

VBQPPL

- Được dùng để ban hành, sửa đổi, bổ sung,thay thế, bãi bỏ các quy phạm pháp luật hoặc các VBQPPL

- Là cơ sở để ban hành các VBADPL

- Hình thức: luật, văn bản dưới luật

VBADQPPL

- xác định rõ quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể, hoặc các hình thức khen thưởng cho từng đối tượng và trường hợp cụ thể

- Chỉ áp dụng được 1 lần trong thực tế cuộc sống

- Áp dụng chỉ cho 1 đói tượng cụ thể

VBADQPPL

- Được dùng để cá biệt hóa các quy phạm pháp luật vào những trường hợp cụ thể đối với cá nhân, tổ chức cụ thể

- Được ban hành trên cơ sở các VBQPPL

- Hình thức: bản án, quyết định xủ phạt hành chính….

Click để xem tiếp...

St

Chúc các bạn học tốt