Nếu phương Tây hãnh diện vì có “Bà đầm thép” nước Anh Margaret Thatcher thì phương Đông tự hào có “Người đàn bà thép” xứ sở Nhật Bản: Hirooka Asako. Cuộc đời lừng lẫy của nữ doanh nhân Hỉrooka Asako đã từng được xây dựng thành phim truyền hình với vô vàn người xem mến mộ thì nay câu chuyện đời bà được kể lại thông qua cuốn tiểu thuyết hấp dẫn, thú vị: “Trời lại sáng rồi” do Furukawa Chieko chắp bút.
Tấm gương nữ doanh nhân vĩ đại Nhật Bản
Sinh ra trong gia đình thương nhân Mitsui dòng dõi trâm anh thế phiệt ở Kyoto với cá tính ngang tàng, tinh nghịch như con trai, Asako được người cha hết mực yêu thương và tự hào vì cô con gái tính cách mạnh mẽ sau này có thể vượt xa cánh đàn ông. 17 tuổi bà lấy chồng gia cảnh giàu có nhất Osaka với tiệm đổi tiền nổi tiếng Kajimaya.
Nhưng thời kì Asako sống là lúc nước Nhật trải qua nhiều biến cố lịch sử thăng trầm khiến cho nền kinh tế nhiều phen lao đao. Trong hoàn cảnh tiền tệ khủng hoảng dẫn đến tiền bạc giao dịch không còn lợi thế như trước khiến nguy cơ biến mất của các tiệm đổi tiền, một mình Asako gánh vác giang sơn nhà chồng với nhiều sách lược, chiến lược thông minh, khéo léo và kiên quyết lèo lái đưa Kajimaya vượt qua cơn bĩ cực đến hồi thái lai.
Nhận thấy kinh doanh mỏ than có thể đem lại lợi nhuận, bà đã chớp lấy cơ hội ngàn năm có một chuyển hướng và thành công vang dội với kết quả nằm ngoài sự mong đợi của gia đình nhà chồng: sáng lập Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Daido, Ngân hàng Kajima và sau này thêm Công ty Hirooka Shoten chuyên nhập khẩu bông…Nhìn thấy tương lai phát triển con người, đặc biệt là giới nữ, bà đồng sáng lập ra trường nữ sinh đầu tiên của Nhật Bản vào năm 1901.
Với những cống hiến lớn lao dành cho gia đình và xã hội Hỉrooka Asako xứng đáng trở thành tấm gương sáng doanh nhân ưu tú của thời đại, trở thành niềm tự hào, sự ngưỡng mộ và noi theo của giới doanh nhân nói chung và giới nữ nói riêng. Bà xứng đáng được tôn thờ và ngợi ca bởi tính cách mạnh mẽ, quyết liệt, dám nghĩ, dám làm, dám chịu, sẵn sàng đối mặt với khó khăn thử thách để vượt qua.
Tinh thần võ sĩ Samurai
Không chỉ là tấm gương vượt khó trong sự nghiệp mà đời tư của bà đã minh chứng cho tinh thần võ sĩ đạo, một Samurai của Nhật Bản: đó là tinh thần thép và ý chí thép, kiên cường, bất khuất của một võ sĩ trước sóng gió cuộc đời liên tục ập đến. Thời trẻ, mình bà dùng tinh thần trấn áp căn bệnh lao phổi tưởng như vô cùng nguy hiểm vào thời điểm đó. Lần thứ hai, bà bị đâm trọng thương mà không hề nao núng tinh thần, vẫn dũng cảm vượt qua cơn nguy khốn. Đặc biệt, bệnh ung thư vú theo bà mấy chục năm mà mãi sau này con gái mới biết và kiên quyết đưa bà đi điều trị. Dường như càng vấp phải những khó khăn, nguy hiểm hay cận kề cái chết, người phụ nữ ấy càng trở nên can trường, dũng mãnh, lạc quan, tin tưởng bản thân, không chịu khuất phục hoàn cảnh với quan niệm: “Chín lần vấp ngã thì mười lần đứng lên”, “Có vấp ngã cũng không đứng dậy tay không”, “Sống là có thể thấm thía vẻ đẹp của bông hoa đang nở, sống trên đời là điều tuyệt diệu”…
Khi đã có tuổi, sau khi giao trọng trách cho những người thân trong gia đình tiếp nối con đường của mình, bà không chịu ngồi yên mà liên tục viết bài đề cao nữ quyền, bình đẳng giới,…Ở bà xuất hiện những quan điểm phóng khoáng, cởi mở về nữ giới rất đáng ngưỡng mộ và học tập: “Học tập chăm chỉ, cần cù làm việc, thấy rõ xu thế của thế giới, điều đó chẳng phải là sự độc lập đích thực của người phụ nữ hay sao?” Với tư tưởng tiến bộ, đi trước thời đại đó bà xứng đáng được mệnh danh là nữ doanh nhân hiện đại đầu tiên của Nhật Bản và là người có công đầu trong công cuộc phát triển nữ quyền.
Văn phong súc tích, giản dị, dễ hiểu và chân thực
Cuộc đời, sự nghiệp cùng tinh thần thép, ý chí nghị lực phi thường của Asako được truyền tải qua cuốn tiểu thuyết dày dặn gần 400 trang với 16 phần mà mỗi phần là một câu chuyện khác biệt về nữ doanh nhân ưu tú Nhật Bản được viết bởi lối văn giản dị, ngắn gọn, dễ hiểu và chân thực của nhà văn Furukawa Chieko như cây cầu nối văn hóa để bạn đọc Việt Nam có cơ hội hiểu thêm về đất nước và con người Nhật Bản.
Thời điểm giao thời trong Minh Trị Duy Tân được tác giả miêu tả khéo léo. Bối cảnh lịch sử phức tạp được thể hiện ngắn gọn, dễ hiểu. Nhân vật trong tác phẩm được dựa trên nguyên mẫu có thật và thêm chút hư cấu khiến tiểu thuyết thêm chân thực và vô cùng hấp dẫn. Và đâu đó trong tiểu thuyết là một trong những góc khuất rất đời người đọc bắt gặp ở người phụ nữ cứng rắn hơn đàn ông đó.
Asako là một con người chí tình, chí nghĩa với gia đình và cả với tha nhân với những việc làm tràn ngập tình yêu thương con người. Bà vô cùng yêu quý, kính trọng và coi chồng như một người bạn đời đích thực; thấu hiểu con gái; tình cảm như ruột thịt với người chị cùng cha khác mẹ hay với người giúp việc; cảm động trước hoàn cảnh và giúp đỡ những người nghèo khổ. Tất cả góp phần hoàn thiện tấm gương của người phụ nữ vĩ đại của Nhật Bản: giàu tình nghĩa và giàu lòng thương yêu con người.
Từ năm 1999, với mục đích tăng cường hơn nữa sự hiểu biết về Nhật Bản tại các nước châu Á, Quỹ Daido (The Daido Life Foundation) đã tổ chức thực hiện việc dịch thuật và xuất bản sách đề tài nghiên cứu về chính trị, kinh tế, văn hóa, lịch sử của Nhật Bản v.v… sang các thứ tiếng châu Á trong đó có Việt Nam. Chương trình dịch thuật và xuất bản này mang tên Tủ sách Chân dung Nhật Bản.
Cuốn sách này được Higuchi Hoa chuyển ngữ sang tiếng Việt chắc chắn sẽ trở thành một “hiện tượng” ở Việt Nam bởi tinh thần và tầm vóc nó mang lại giúp truyền cảm hứng đối với đông đảo độc giả mến mộ con người và đất nước xứ sở mặt trời mọc.
Nguyễn Minh
Tấm gương nữ doanh nhân vĩ đại Nhật Bản
Sinh ra trong gia đình thương nhân Mitsui dòng dõi trâm anh thế phiệt ở Kyoto với cá tính ngang tàng, tinh nghịch như con trai, Asako được người cha hết mực yêu thương và tự hào vì cô con gái tính cách mạnh mẽ sau này có thể vượt xa cánh đàn ông. 17 tuổi bà lấy chồng gia cảnh giàu có nhất Osaka với tiệm đổi tiền nổi tiếng Kajimaya.
Nhưng thời kì Asako sống là lúc nước Nhật trải qua nhiều biến cố lịch sử thăng trầm khiến cho nền kinh tế nhiều phen lao đao. Trong hoàn cảnh tiền tệ khủng hoảng dẫn đến tiền bạc giao dịch không còn lợi thế như trước khiến nguy cơ biến mất của các tiệm đổi tiền, một mình Asako gánh vác giang sơn nhà chồng với nhiều sách lược, chiến lược thông minh, khéo léo và kiên quyết lèo lái đưa Kajimaya vượt qua cơn bĩ cực đến hồi thái lai.
Nhận thấy kinh doanh mỏ than có thể đem lại lợi nhuận, bà đã chớp lấy cơ hội ngàn năm có một chuyển hướng và thành công vang dội với kết quả nằm ngoài sự mong đợi của gia đình nhà chồng: sáng lập Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Daido, Ngân hàng Kajima và sau này thêm Công ty Hirooka Shoten chuyên nhập khẩu bông…Nhìn thấy tương lai phát triển con người, đặc biệt là giới nữ, bà đồng sáng lập ra trường nữ sinh đầu tiên của Nhật Bản vào năm 1901.
Với những cống hiến lớn lao dành cho gia đình và xã hội Hỉrooka Asako xứng đáng trở thành tấm gương sáng doanh nhân ưu tú của thời đại, trở thành niềm tự hào, sự ngưỡng mộ và noi theo của giới doanh nhân nói chung và giới nữ nói riêng. Bà xứng đáng được tôn thờ và ngợi ca bởi tính cách mạnh mẽ, quyết liệt, dám nghĩ, dám làm, dám chịu, sẵn sàng đối mặt với khó khăn thử thách để vượt qua.
Tinh thần võ sĩ Samurai
Không chỉ là tấm gương vượt khó trong sự nghiệp mà đời tư của bà đã minh chứng cho tinh thần võ sĩ đạo, một Samurai của Nhật Bản: đó là tinh thần thép và ý chí thép, kiên cường, bất khuất của một võ sĩ trước sóng gió cuộc đời liên tục ập đến. Thời trẻ, mình bà dùng tinh thần trấn áp căn bệnh lao phổi tưởng như vô cùng nguy hiểm vào thời điểm đó. Lần thứ hai, bà bị đâm trọng thương mà không hề nao núng tinh thần, vẫn dũng cảm vượt qua cơn nguy khốn. Đặc biệt, bệnh ung thư vú theo bà mấy chục năm mà mãi sau này con gái mới biết và kiên quyết đưa bà đi điều trị. Dường như càng vấp phải những khó khăn, nguy hiểm hay cận kề cái chết, người phụ nữ ấy càng trở nên can trường, dũng mãnh, lạc quan, tin tưởng bản thân, không chịu khuất phục hoàn cảnh với quan niệm: “Chín lần vấp ngã thì mười lần đứng lên”, “Có vấp ngã cũng không đứng dậy tay không”, “Sống là có thể thấm thía vẻ đẹp của bông hoa đang nở, sống trên đời là điều tuyệt diệu”…
Khi đã có tuổi, sau khi giao trọng trách cho những người thân trong gia đình tiếp nối con đường của mình, bà không chịu ngồi yên mà liên tục viết bài đề cao nữ quyền, bình đẳng giới,…Ở bà xuất hiện những quan điểm phóng khoáng, cởi mở về nữ giới rất đáng ngưỡng mộ và học tập: “Học tập chăm chỉ, cần cù làm việc, thấy rõ xu thế của thế giới, điều đó chẳng phải là sự độc lập đích thực của người phụ nữ hay sao?” Với tư tưởng tiến bộ, đi trước thời đại đó bà xứng đáng được mệnh danh là nữ doanh nhân hiện đại đầu tiên của Nhật Bản và là người có công đầu trong công cuộc phát triển nữ quyền.
Văn phong súc tích, giản dị, dễ hiểu và chân thực
Cuộc đời, sự nghiệp cùng tinh thần thép, ý chí nghị lực phi thường của Asako được truyền tải qua cuốn tiểu thuyết dày dặn gần 400 trang với 16 phần mà mỗi phần là một câu chuyện khác biệt về nữ doanh nhân ưu tú Nhật Bản được viết bởi lối văn giản dị, ngắn gọn, dễ hiểu và chân thực của nhà văn Furukawa Chieko như cây cầu nối văn hóa để bạn đọc Việt Nam có cơ hội hiểu thêm về đất nước và con người Nhật Bản.
Thời điểm giao thời trong Minh Trị Duy Tân được tác giả miêu tả khéo léo. Bối cảnh lịch sử phức tạp được thể hiện ngắn gọn, dễ hiểu. Nhân vật trong tác phẩm được dựa trên nguyên mẫu có thật và thêm chút hư cấu khiến tiểu thuyết thêm chân thực và vô cùng hấp dẫn. Và đâu đó trong tiểu thuyết là một trong những góc khuất rất đời người đọc bắt gặp ở người phụ nữ cứng rắn hơn đàn ông đó.
Asako là một con người chí tình, chí nghĩa với gia đình và cả với tha nhân với những việc làm tràn ngập tình yêu thương con người. Bà vô cùng yêu quý, kính trọng và coi chồng như một người bạn đời đích thực; thấu hiểu con gái; tình cảm như ruột thịt với người chị cùng cha khác mẹ hay với người giúp việc; cảm động trước hoàn cảnh và giúp đỡ những người nghèo khổ. Tất cả góp phần hoàn thiện tấm gương của người phụ nữ vĩ đại của Nhật Bản: giàu tình nghĩa và giàu lòng thương yêu con người.
Từ năm 1999, với mục đích tăng cường hơn nữa sự hiểu biết về Nhật Bản tại các nước châu Á, Quỹ Daido (The Daido Life Foundation) đã tổ chức thực hiện việc dịch thuật và xuất bản sách đề tài nghiên cứu về chính trị, kinh tế, văn hóa, lịch sử của Nhật Bản v.v… sang các thứ tiếng châu Á trong đó có Việt Nam. Chương trình dịch thuật và xuất bản này mang tên Tủ sách Chân dung Nhật Bản.
Cuốn sách này được Higuchi Hoa chuyển ngữ sang tiếng Việt chắc chắn sẽ trở thành một “hiện tượng” ở Việt Nam bởi tinh thần và tầm vóc nó mang lại giúp truyền cảm hứng đối với đông đảo độc giả mến mộ con người và đất nước xứ sở mặt trời mọc.
Nguyễn Minh