Thành danh và nổi tiếng trên con đường viết văn thay vì làm thợ may, nhà văn Nguyên Hương đã thể hiện bút lực dồi dào qua những sáng tác dành cho lứa tuổi thanh thiếu niên. Với Sếp phó người đọc được trải nghiệm qua từng con chữ vào thế giới tuổi học trò muôn màu, muôn vẻ của cái lớp học nổi tiếng thì ít nhưng tai tiếng thì nhiều: 10D2. Một cuốn sách đầy ý nghĩa dành cho tuổi hoa và cả những người đã từng đi qua những năm tháng thanh xuân đáng nhớ ấy.
Lớp học đặc biệt
10D2, cái tên chỉ cần xướng lên đã đủ thấy độ hot của nó: lớp cá biệt, lẹt đẹt nhất khối 10. Lớp có 45 thành viên, trong đó là 26 bạn nữ, còn lại là nam. Cái lớp tồn tại nhiều thành phần bất trị ra mặt cũng như giấu mặt, chưa bao giờ được thưởng cờ luân lưu, tuần nào cũng bị lưu tên dưới cột cờ. Đặc biệt hơn, là lớp đầu cấp nhưng đã hai đời làm lớp trưởng. Thu Hoa là đời đầu tiên, sau này là Quy. Sổ đầu bài chưa bao giờ đạt điểm A, luôn là những lời phê bình khiển trách của các thầy cô vì những tội danh: đi học muộn, nói chuyện riêng, điểm kém, cùng những trò trêu chọc, cãi lộn, gây gổ như chuyện thường ngày ở huyện,…Đến nỗi, lớp trưởng Quy và lớp phó học tập Đoan Trang xin từ chức và cô Loan chủ nhiệm cũng bó tay có ý định xin thôi chủ nhiệm lớp.
Cốt truyện đơn giản, sống động, nhiều chi tiết bất ngờ
Truyện thể hiện cuộc đấu đá căng thẳng giữa hai phe: chính – tà. Từ khi Bảo, học sinh đặc biệt của lớp, xin làm lớp trưởng, cứu nguy cho cái lớp cá biệt đó thoát khỏi tình trạng rắn không đầu: lớp trưởng, lớp phó xin phục chức và cô Loan quay lại làm chủ nhiệm. Mặc dù rất yếu về mặt sức khoẻ nhưng cái đầu thông minh và đa mưu túc trí như Khổng Minh – Gia Cát Lượng của Bảo đã giúp cho 10D2 một bàn thua trông thấy khi Bảo làm lớp phó phụ trách phong trào. Bộ ba cán bộ lớp quyết không để lớp bị nêu tên dưới cột cờ nữa và ít nhất một lần nhận được cờ luân lưu. Nhưng sóng gió cứ thế bất ngờ ập đến, mặc cho ban cán sự ra sức phấn đấu cho lớp đạt thành tích nhưng vẫn có kẻ giấu mặt phá ngang. Mọi người biết đích danh thủ phạm mà không có chứng cứ.
Đối nghịch với bộ ba cán bộ lớp là bộ ba con sâu làm rầu nồi canh Tuân – Hoàng – Vinh mà Tuân là kẻ đứng đầu, tựa như Tào Tháo, chuyên gia của những chiêu trò quậy phá âm thầm với đầu óc mưu ma chước quỷ, khiến phong trào lớp đi xuống nhằm hạ bệ các sếp. Cả hai phe đều biết quá rõ bản chất của nhau nên từng hành động của bên này và bên kia đều bị bắt bài. Quả là kì phùng địch thủ! Vì cả hai phe đều đi guốc trong bụng nhau nên cuộc đấu trí càng ngày càng gay cấn.
Cùng với đó là những chi tiết bất ngờ xảy đến với 10D2 vào những dịp đặc biệt như chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8/3: tặng hoa cho các bạn nữ hay chào mừng ngày thành lập Đoàn 26/3: làm báo tường,…Những sự kiện dành cho cá nhân từng nhân vật như là điểm nhấn giúp truyện trở nên có hồn và cuốn hút hơn.
Đọc Sếp phó, người trưởng thành như trẻ lại khi hồi tưởng về những kỉ niệm chân thực thời học sinh còn lứa tuổi mới lớn như đồng cảm với tác giả qua từng chi tiết trong truyện. Các nhân vật sống động như bước từ đời thực vào trang sách. Đó là hình ảnh một kẻ chuyên ném đá giấu tay khiến lớp đứng hạng bét; là hình ảnh một lớp trưởng năng động, đầy nhiệt huyết; là hình ảnh lớp phó học tập duyên dáng, dịu dàng làm rung động biết bao con tim; là hình ảnh một sếp phó phong trào hiểu biết, thông thái với những việc làm hợp lòng dân,…
Văn phong nhẹ nhàng, trong sáng, hài hước – dí dỏm
Lấy bối cảnh học đường, Sếp phó được thể hiện bằng lối viết văn nhẹ nhàng, trong sáng nhiều chi tiết mộng mơ tựa như tâm hồn của lứa tuổi học trò vậy. Người đọc được phiêu lưu qua từng con chữ để đến với thế giới của những người trẻ tuổi với những đoạn miêu tả lớp học, thầy cô, từng thành viên cùng đối thoại hay miêu tả nội tâm nhân vật (đặc biệt là Tuân) vô cùng thành công với những tình cảm và lí lẽ riêng. Ở đó, tình bạn, tình thầy trò và cả những rung động đầu đời trong veo được ngợi ca.
Cái lớp học 45 người đó được tác giả xây dựng với từng chi tiết và từng nhân vật vừa chân thực, vừa dí dỏm lại hài hước ngộ nghĩnh có niềm vui, nỗi buồn, có nụ cười, nước mắt,…Nhưng trên tất cả là những kỉ niệm êm đẹp mà bất kì một cô cậu học trò nào cũng đã từng trải qua. Những cái tên hay biệt danh khiến không ít người đọc phì cười như: Trung Chị, Bích Thuỷ - Sữa Ông Thọ hay Phạm Đình Tuân – Vệ Sĩ Hào Hoa được xướng danh trong cuộc thi văn nghệ,…Vấn đề không phải nhận cờ luân lưu hay chiếm trọn trái tim cô bé lớp phó ngoan, hiền, học giỏi mà kết thúc truyện như thách đấu trí tưởng tượng của người đọc.
Tuổi học trò thật vô tư, hồn nhiên nhưng cũng vô cùng tinh nghịch mà khi đi qua rồi người ta mới ngoái đầu đầy tiếc nuối. Cảm ơn tác giả đã xây dựng lên một câu chuyện như một món quà đặc biệt dành tặng cho mỗi chúng ta. Ở đó, những bài học nhân sinh được người đọc trân trọng như một bảo vật. Chúng nhắc nhở mỗi người đừng quên những tháng năm còn ngồi trên ghế nhà trường đầy hoa mộng và mãi mãi khắc ghi trong tim hình ảnh bạn bè, thầy cô và mái trường yêu dấu.
Lớp học đặc biệt
10D2, cái tên chỉ cần xướng lên đã đủ thấy độ hot của nó: lớp cá biệt, lẹt đẹt nhất khối 10. Lớp có 45 thành viên, trong đó là 26 bạn nữ, còn lại là nam. Cái lớp tồn tại nhiều thành phần bất trị ra mặt cũng như giấu mặt, chưa bao giờ được thưởng cờ luân lưu, tuần nào cũng bị lưu tên dưới cột cờ. Đặc biệt hơn, là lớp đầu cấp nhưng đã hai đời làm lớp trưởng. Thu Hoa là đời đầu tiên, sau này là Quy. Sổ đầu bài chưa bao giờ đạt điểm A, luôn là những lời phê bình khiển trách của các thầy cô vì những tội danh: đi học muộn, nói chuyện riêng, điểm kém, cùng những trò trêu chọc, cãi lộn, gây gổ như chuyện thường ngày ở huyện,…Đến nỗi, lớp trưởng Quy và lớp phó học tập Đoan Trang xin từ chức và cô Loan chủ nhiệm cũng bó tay có ý định xin thôi chủ nhiệm lớp.
Cốt truyện đơn giản, sống động, nhiều chi tiết bất ngờ
Truyện thể hiện cuộc đấu đá căng thẳng giữa hai phe: chính – tà. Từ khi Bảo, học sinh đặc biệt của lớp, xin làm lớp trưởng, cứu nguy cho cái lớp cá biệt đó thoát khỏi tình trạng rắn không đầu: lớp trưởng, lớp phó xin phục chức và cô Loan quay lại làm chủ nhiệm. Mặc dù rất yếu về mặt sức khoẻ nhưng cái đầu thông minh và đa mưu túc trí như Khổng Minh – Gia Cát Lượng của Bảo đã giúp cho 10D2 một bàn thua trông thấy khi Bảo làm lớp phó phụ trách phong trào. Bộ ba cán bộ lớp quyết không để lớp bị nêu tên dưới cột cờ nữa và ít nhất một lần nhận được cờ luân lưu. Nhưng sóng gió cứ thế bất ngờ ập đến, mặc cho ban cán sự ra sức phấn đấu cho lớp đạt thành tích nhưng vẫn có kẻ giấu mặt phá ngang. Mọi người biết đích danh thủ phạm mà không có chứng cứ.
Đối nghịch với bộ ba cán bộ lớp là bộ ba con sâu làm rầu nồi canh Tuân – Hoàng – Vinh mà Tuân là kẻ đứng đầu, tựa như Tào Tháo, chuyên gia của những chiêu trò quậy phá âm thầm với đầu óc mưu ma chước quỷ, khiến phong trào lớp đi xuống nhằm hạ bệ các sếp. Cả hai phe đều biết quá rõ bản chất của nhau nên từng hành động của bên này và bên kia đều bị bắt bài. Quả là kì phùng địch thủ! Vì cả hai phe đều đi guốc trong bụng nhau nên cuộc đấu trí càng ngày càng gay cấn.
Cùng với đó là những chi tiết bất ngờ xảy đến với 10D2 vào những dịp đặc biệt như chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8/3: tặng hoa cho các bạn nữ hay chào mừng ngày thành lập Đoàn 26/3: làm báo tường,…Những sự kiện dành cho cá nhân từng nhân vật như là điểm nhấn giúp truyện trở nên có hồn và cuốn hút hơn.
Đọc Sếp phó, người trưởng thành như trẻ lại khi hồi tưởng về những kỉ niệm chân thực thời học sinh còn lứa tuổi mới lớn như đồng cảm với tác giả qua từng chi tiết trong truyện. Các nhân vật sống động như bước từ đời thực vào trang sách. Đó là hình ảnh một kẻ chuyên ném đá giấu tay khiến lớp đứng hạng bét; là hình ảnh một lớp trưởng năng động, đầy nhiệt huyết; là hình ảnh lớp phó học tập duyên dáng, dịu dàng làm rung động biết bao con tim; là hình ảnh một sếp phó phong trào hiểu biết, thông thái với những việc làm hợp lòng dân,…
Văn phong nhẹ nhàng, trong sáng, hài hước – dí dỏm
Lấy bối cảnh học đường, Sếp phó được thể hiện bằng lối viết văn nhẹ nhàng, trong sáng nhiều chi tiết mộng mơ tựa như tâm hồn của lứa tuổi học trò vậy. Người đọc được phiêu lưu qua từng con chữ để đến với thế giới của những người trẻ tuổi với những đoạn miêu tả lớp học, thầy cô, từng thành viên cùng đối thoại hay miêu tả nội tâm nhân vật (đặc biệt là Tuân) vô cùng thành công với những tình cảm và lí lẽ riêng. Ở đó, tình bạn, tình thầy trò và cả những rung động đầu đời trong veo được ngợi ca.
Cái lớp học 45 người đó được tác giả xây dựng với từng chi tiết và từng nhân vật vừa chân thực, vừa dí dỏm lại hài hước ngộ nghĩnh có niềm vui, nỗi buồn, có nụ cười, nước mắt,…Nhưng trên tất cả là những kỉ niệm êm đẹp mà bất kì một cô cậu học trò nào cũng đã từng trải qua. Những cái tên hay biệt danh khiến không ít người đọc phì cười như: Trung Chị, Bích Thuỷ - Sữa Ông Thọ hay Phạm Đình Tuân – Vệ Sĩ Hào Hoa được xướng danh trong cuộc thi văn nghệ,…Vấn đề không phải nhận cờ luân lưu hay chiếm trọn trái tim cô bé lớp phó ngoan, hiền, học giỏi mà kết thúc truyện như thách đấu trí tưởng tượng của người đọc.
Tuổi học trò thật vô tư, hồn nhiên nhưng cũng vô cùng tinh nghịch mà khi đi qua rồi người ta mới ngoái đầu đầy tiếc nuối. Cảm ơn tác giả đã xây dựng lên một câu chuyện như một món quà đặc biệt dành tặng cho mỗi chúng ta. Ở đó, những bài học nhân sinh được người đọc trân trọng như một bảo vật. Chúng nhắc nhở mỗi người đừng quên những tháng năm còn ngồi trên ghế nhà trường đầy hoa mộng và mãi mãi khắc ghi trong tim hình ảnh bạn bè, thầy cô và mái trường yêu dấu.