Thăng tiến trong công việc cũng là một nghệ thuật! Chỉ năng lực và cố gắng hết mình thôi là chưa đủ bạn còn phải có những bí quyết, bước đi chính xác
Trong suốt quá trình làm việc, bạn đã thật sự nỗ lực hết mình? Bạn hoàn toàn tự tin vào năng lực của bản thân và dự tính thời gian sắp tới sẽ được thăng tiến trong công việc. Tuy nhiên, sự thật lại không phải thế. Vậy nguyên nhân do đâu mà bạn vẫn đang dậm chân tại chỗ? Navigos Search tin chắc thông tin bên dưới chính là những gì bạn đang tìm kiếm cho vấn đề này.
1. Vì sao năng lực cao nhưng vẫn không được thăng tiến?
Dưới đây một số lý do rất có thể giải đáp được nỗi băn khoăn của bạn tại sao mình sở hữu năng lực giỏi nhưng không được thăng tiến:
Tự đặt mình cao hơn người khác
Bạn là một nhân viên tiềm năng và bạn nghĩ rằng mình không có nghĩa vụ làm các việc phụ trong văn phòng. Công việc đó chỉ là dành cho nhân viên có năng lực kém hơn. Tuy nhiên, suy nghĩ này là hoàn toàn sai lầm.
Hãy nhớ rằng, nếu được thăng tiến thì bạn sẽ không được người khác phục vụ những công việc như thế nếu như bạn không sẵn sàng làm công việc đó cho sếp hiện tại của mình. Vậy nên, hãy chứng tỏ để sếp được bạn luôn sẵn sàng làm bất cứ công việc gì theo yêu cầu với tinh thần trách nhiệm cao và thái độ cầu thị.
Bạn mãi không được thăng chức là vì sao?
Có mối quan hệ không tốt với đồng nghiệp
Nếu hiện tại bạn có mối quan hệ không tích cực và luôn có quan điểm không tốt với mọi người thì thật khó để sếp mang đến cơ hội thăng tiến cho bạn. Khi xung quanh bạn có quá nhiều “kẻ thù” và họ đều không ưa bạn thì dù có được thăng tiến thì bạn cũng khó làm họ “tâm phục khẩu phục” và tuân thủ mệnh lệnh. Vậy nên, hãy cố gắng tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với tất cả mọi người.
Hài lòng với những gì đang có, không tiếp tục nâng cao năng lực bản thân
Trong tình hình thị trường lao động cạnh tranh gay gắt như hiện nay, bản thân mỗi người càng phải trau dồi để theo kịp thời đại. Mặt khác, khi bạn thăng tiến lên các chức vụ cao hơn thì càng phải đáp ứng nhiều yêu cầu về kiến thức chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm,...
Thay vì buồn bã, thắc mắc tại sao mình không được thăng tiến thì hãy dành thời gian tìm hiểu và tích lũy thêm nhiều kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp. Tham gia các khóa học Online, Offline hay đọc thêm sách về tư duy, kỹ năng,... sẽ giúp nâng cấp bản thân hiệu quả.
Không bày tỏ mong muốn được thăng tiến
Trong một doanh nghiệp, phòng ban luôn có nhiều nhân sự nên nếu cấp trên không quan tâm hết từng người cũng là điều dễ hiểu. Do đó, bạn hãy đưa ra đề xuất mong muốn được thăng tiến với sếp và hãy chủ động đặt mình nằm trong "tầm ngắm" của sếp. Đồng thời, đừng quên tạo thiện cảm, ấn tượng tốt để ghi điểm trong mắt họ.
2. Thăng tiến trong công việc quan trọng ra sao?
Công việc chính là nền tảng quan trọng để bạn xây dựng nên cuộc sống cá nhân tốt đẹp. Về cơ bản, thăng tiến có nghĩa là bạn được đề bạt lên cấp bậc cao hơn. Khi đó, lương thưởng, lợi ích, trọng trách và vị trí trong doanh nghiệp của bạn cũng được nâng lên tầm cao mới.
Cơ hội thăng tiến được coi là phần thưởng xứng đáng nhất cho sự nỗ lực và tận tâm của bạn đối với tổ chức. Không chỉ vậy, thăng tiến còn đồng nghĩa với việc bạn đang đứng trước cơ hội nâng cấp kiến thức và kinh nghiệm để mang lại giá trị lớn cho doanh nghiệp.
Tìm hiểu cách để thăng tiến trong công việc
Cũng bởi tính chất đào thải trong mọi lĩnh vực hiện nay đều yêu cầu mọi người phải luôn đổi mới kiến thức và sáng tạo không ngừng. Bởi lẽ đó, nếu bạn chỉ dừng lại, chấp nhận đứng yên một chỗ là đồng nghĩa bạn đang đi thụt lùi.
Thế hệ sinh viên trẻ sẽ nối đuôi nhau ra trường, họ vừa có tài năng và vừa có sức khỏe, sự năng nổ. Nếu bạn không chịu mày mò, nâng cao chuyên môn công việc thì điều sớm muộn trong tương lai, bạn sẽ bị đào thải.
3. Bí quyết thăng tiến, đạt đến đỉnh cao nghề nghiệp
Kết quả công việc không dừng lại ở hoàn thành
Hoàn thành công việc được giao là chưa đủ, bạn phải luôn có tâm thế chủ động để cải thiện chất lượng công việc. Hãy cố gắng hoàn thành KPI trong thời gian ngắn nhất có thể và không ngần ngại nhận thêm nhiệm vụ mới. Có như thế, bạn mới được đánh giá cao và nổi bật hơn so với nhân sự khác.
Ý thức tinh thần trách nhiệm cao
Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng chỉ cần đi làm đúng giờ, về đúng giờ là đã có trách nhiệm với công việc nhưng thực ra không đơn giản như thế. Làm việc tại doanh nghiệp tức là bạn đang sống trong môi trường tập thể. Môi trường tập thể luôn yêu cầu mỗi nhân viên phải nghĩ đến công việc, mục tiêu phát triển chung và có tinh thần trách nhiệm cao.
Người có ý thức tinh thần trách nhiệm cao sẽ luôn biết coi trọng thời gian, luôn tập trung làm tốt công việc, không tìm cách đổ lỗi và luôn tôn trọng người khác, không than thở và không viện cớ về những sai sót của bản thân,... Tinh thần trách nhiệm luôn tác động đến mọi hoạt động trong công việc lẫn đời sống và là cơ sở để bạn đương đầu với mọi thử thách, phát triển tốt hơn từng ngày.
Tạo dựng mối quan hệ tốt với cấp trên, đồng nghiệp
Chắc hẳn, thời gian mà bạn tiếp xúc với công việc, đồng nghiệp sẽ nhiều hơn gia đình. Vì vậy, tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với cấp trên và tất cả mọi người tại nơi làm việc là điều nên làm.
Đồng nghiệp chính là những người “đồng cam cộng khổ” với bạn tại doanh nghiệp nên có một mối quan hệ tốt đẹp với họ sẽ mang lại nhiều lợi ích như: được chia sẻ nội dung công việc, cùng nhau thư giãn vào giờ nghỉ, giúp đỡ nhau hoàn thành công việc, học hỏi nhiều điều hay, kinh nghiệm bổ ích,...
Còn sếp chính là người liên kết bạn với phần còn lại của doanh nghiệp. Khi mối quan hệ giữa sếp và bạn trở nên tốt đẹp, hành động của bạn "ăn khớp" với mục tiêu phát triển của doanh nghiệp thì cơ hội thăng tiến của bạn sẽ lớn hơn. Vì một tập thể vững mạnh, từng thành viên trong tổ chức kết nối, làm việc với nhau để trao đổi kinh nghiệm và mang đến hiệu quả công việc tốt nhất cho doanh nghiệp.
Để thăng chức cần đến rất nhiều yếu tố
Nâng cao năng lực bản thân, tạo giá trị khác biệt
Để có mức thu nhập tốt hay tiếp nhận vị trí cao hơn thì bạn phải chú trọng nâng cao năng lực và tạo ra những giá trị khác biệt. Hãy tham gia các khóa học liên quan đến lĩnh vực đang làm việc để lấy chứng chỉ nâng cao hay bạn cũng có thể tự tìm hiểu, mày mò tiếp thu kiến thức mới, học hỏi từ các chuyên gia trong nghề,... để có nhiều đóng góp hơn và mang lại giá trị quan trọng cho tổ chức.
Thẳng thắn đề xuất thăng tiến
Khi bạn đã đủ tự tin về năng lực chuyên môn, kinh nghiệm của mình và đã đóng góp nhiều công lao, giá trị lớn cho doanh nghiệp thì hãy mạnh dạn đề xuất thăng chức để có những bước phát triển mới trong sự nghiệp.
Việc tự đề xuất cũng là hành động ngầm thể hiện tinh thần cầu tiến của bạn và bất kỳ doanh nghiệp nào cũng muốn có người như thế. Kể cả khi bị sếp từ chối thì bạn sẽ biết được lý do chưa được thăng tiến để tiếp tục cải thiện và phấn đấu hơn nữa trong tương lai.
Ngoai ra, bạn có thể tìm thấy rất nhiều việc làm cấp trung, cấp cao hấp dẫn đến từ các tập đoàn hàng đầu Việt Nam ngay trên danh mục việc làm của Navigossearch.com. Hãy truy cập ngay để lựa chọn công việc mơ ước phù hợp với bản thân mình. Hay bạn cũng có thể gửi CV và liên hệ đến Navigos Search để trở thành ứng viên tiềm năng. Khi có vị trí việc làm phù hợp, Navigos Search sẽ chủ động liên hệ, mời bạn ứng tuyển và hỗ trợ bạn trong suốt quá trình ứng tuyển.
Đội ngũ tư vấn của Navigos Search là những chuyên gia tuyển dụng am hiểu thông tin về ngành, am hiểu thị trường lao động và luôn nắm bắt chính xác yêu cầu tuyển dụng cho từng ngành hàng. Với quy trình tuyển dụng hết sức bài bản, Navigos Search đã giúp được hàng chục ngàn ứng viên tìm thấy được đúng vị trí công việc mơ ước, phát triển bản thân và thành công trên con đường sự nghiệp của mình.
Trong suốt quá trình làm việc, bạn đã thật sự nỗ lực hết mình? Bạn hoàn toàn tự tin vào năng lực của bản thân và dự tính thời gian sắp tới sẽ được thăng tiến trong công việc. Tuy nhiên, sự thật lại không phải thế. Vậy nguyên nhân do đâu mà bạn vẫn đang dậm chân tại chỗ? Navigos Search tin chắc thông tin bên dưới chính là những gì bạn đang tìm kiếm cho vấn đề này.
1. Vì sao năng lực cao nhưng vẫn không được thăng tiến?
Dưới đây một số lý do rất có thể giải đáp được nỗi băn khoăn của bạn tại sao mình sở hữu năng lực giỏi nhưng không được thăng tiến:
Tự đặt mình cao hơn người khác
Bạn là một nhân viên tiềm năng và bạn nghĩ rằng mình không có nghĩa vụ làm các việc phụ trong văn phòng. Công việc đó chỉ là dành cho nhân viên có năng lực kém hơn. Tuy nhiên, suy nghĩ này là hoàn toàn sai lầm.
Hãy nhớ rằng, nếu được thăng tiến thì bạn sẽ không được người khác phục vụ những công việc như thế nếu như bạn không sẵn sàng làm công việc đó cho sếp hiện tại của mình. Vậy nên, hãy chứng tỏ để sếp được bạn luôn sẵn sàng làm bất cứ công việc gì theo yêu cầu với tinh thần trách nhiệm cao và thái độ cầu thị.
Bạn mãi không được thăng chức là vì sao?
Có mối quan hệ không tốt với đồng nghiệp
Nếu hiện tại bạn có mối quan hệ không tích cực và luôn có quan điểm không tốt với mọi người thì thật khó để sếp mang đến cơ hội thăng tiến cho bạn. Khi xung quanh bạn có quá nhiều “kẻ thù” và họ đều không ưa bạn thì dù có được thăng tiến thì bạn cũng khó làm họ “tâm phục khẩu phục” và tuân thủ mệnh lệnh. Vậy nên, hãy cố gắng tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với tất cả mọi người.
Hài lòng với những gì đang có, không tiếp tục nâng cao năng lực bản thân
Trong tình hình thị trường lao động cạnh tranh gay gắt như hiện nay, bản thân mỗi người càng phải trau dồi để theo kịp thời đại. Mặt khác, khi bạn thăng tiến lên các chức vụ cao hơn thì càng phải đáp ứng nhiều yêu cầu về kiến thức chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm,...
Thay vì buồn bã, thắc mắc tại sao mình không được thăng tiến thì hãy dành thời gian tìm hiểu và tích lũy thêm nhiều kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp. Tham gia các khóa học Online, Offline hay đọc thêm sách về tư duy, kỹ năng,... sẽ giúp nâng cấp bản thân hiệu quả.
Không bày tỏ mong muốn được thăng tiến
Trong một doanh nghiệp, phòng ban luôn có nhiều nhân sự nên nếu cấp trên không quan tâm hết từng người cũng là điều dễ hiểu. Do đó, bạn hãy đưa ra đề xuất mong muốn được thăng tiến với sếp và hãy chủ động đặt mình nằm trong "tầm ngắm" của sếp. Đồng thời, đừng quên tạo thiện cảm, ấn tượng tốt để ghi điểm trong mắt họ.
2. Thăng tiến trong công việc quan trọng ra sao?
Công việc chính là nền tảng quan trọng để bạn xây dựng nên cuộc sống cá nhân tốt đẹp. Về cơ bản, thăng tiến có nghĩa là bạn được đề bạt lên cấp bậc cao hơn. Khi đó, lương thưởng, lợi ích, trọng trách và vị trí trong doanh nghiệp của bạn cũng được nâng lên tầm cao mới.
Cơ hội thăng tiến được coi là phần thưởng xứng đáng nhất cho sự nỗ lực và tận tâm của bạn đối với tổ chức. Không chỉ vậy, thăng tiến còn đồng nghĩa với việc bạn đang đứng trước cơ hội nâng cấp kiến thức và kinh nghiệm để mang lại giá trị lớn cho doanh nghiệp.
Tìm hiểu cách để thăng tiến trong công việc
Cũng bởi tính chất đào thải trong mọi lĩnh vực hiện nay đều yêu cầu mọi người phải luôn đổi mới kiến thức và sáng tạo không ngừng. Bởi lẽ đó, nếu bạn chỉ dừng lại, chấp nhận đứng yên một chỗ là đồng nghĩa bạn đang đi thụt lùi.
Thế hệ sinh viên trẻ sẽ nối đuôi nhau ra trường, họ vừa có tài năng và vừa có sức khỏe, sự năng nổ. Nếu bạn không chịu mày mò, nâng cao chuyên môn công việc thì điều sớm muộn trong tương lai, bạn sẽ bị đào thải.
3. Bí quyết thăng tiến, đạt đến đỉnh cao nghề nghiệp
Kết quả công việc không dừng lại ở hoàn thành
Hoàn thành công việc được giao là chưa đủ, bạn phải luôn có tâm thế chủ động để cải thiện chất lượng công việc. Hãy cố gắng hoàn thành KPI trong thời gian ngắn nhất có thể và không ngần ngại nhận thêm nhiệm vụ mới. Có như thế, bạn mới được đánh giá cao và nổi bật hơn so với nhân sự khác.
Ý thức tinh thần trách nhiệm cao
Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng chỉ cần đi làm đúng giờ, về đúng giờ là đã có trách nhiệm với công việc nhưng thực ra không đơn giản như thế. Làm việc tại doanh nghiệp tức là bạn đang sống trong môi trường tập thể. Môi trường tập thể luôn yêu cầu mỗi nhân viên phải nghĩ đến công việc, mục tiêu phát triển chung và có tinh thần trách nhiệm cao.
Người có ý thức tinh thần trách nhiệm cao sẽ luôn biết coi trọng thời gian, luôn tập trung làm tốt công việc, không tìm cách đổ lỗi và luôn tôn trọng người khác, không than thở và không viện cớ về những sai sót của bản thân,... Tinh thần trách nhiệm luôn tác động đến mọi hoạt động trong công việc lẫn đời sống và là cơ sở để bạn đương đầu với mọi thử thách, phát triển tốt hơn từng ngày.
Tạo dựng mối quan hệ tốt với cấp trên, đồng nghiệp
Chắc hẳn, thời gian mà bạn tiếp xúc với công việc, đồng nghiệp sẽ nhiều hơn gia đình. Vì vậy, tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với cấp trên và tất cả mọi người tại nơi làm việc là điều nên làm.
Đồng nghiệp chính là những người “đồng cam cộng khổ” với bạn tại doanh nghiệp nên có một mối quan hệ tốt đẹp với họ sẽ mang lại nhiều lợi ích như: được chia sẻ nội dung công việc, cùng nhau thư giãn vào giờ nghỉ, giúp đỡ nhau hoàn thành công việc, học hỏi nhiều điều hay, kinh nghiệm bổ ích,...
Còn sếp chính là người liên kết bạn với phần còn lại của doanh nghiệp. Khi mối quan hệ giữa sếp và bạn trở nên tốt đẹp, hành động của bạn "ăn khớp" với mục tiêu phát triển của doanh nghiệp thì cơ hội thăng tiến của bạn sẽ lớn hơn. Vì một tập thể vững mạnh, từng thành viên trong tổ chức kết nối, làm việc với nhau để trao đổi kinh nghiệm và mang đến hiệu quả công việc tốt nhất cho doanh nghiệp.
Để thăng chức cần đến rất nhiều yếu tố
Nâng cao năng lực bản thân, tạo giá trị khác biệt
Để có mức thu nhập tốt hay tiếp nhận vị trí cao hơn thì bạn phải chú trọng nâng cao năng lực và tạo ra những giá trị khác biệt. Hãy tham gia các khóa học liên quan đến lĩnh vực đang làm việc để lấy chứng chỉ nâng cao hay bạn cũng có thể tự tìm hiểu, mày mò tiếp thu kiến thức mới, học hỏi từ các chuyên gia trong nghề,... để có nhiều đóng góp hơn và mang lại giá trị quan trọng cho tổ chức.
Thẳng thắn đề xuất thăng tiến
Khi bạn đã đủ tự tin về năng lực chuyên môn, kinh nghiệm của mình và đã đóng góp nhiều công lao, giá trị lớn cho doanh nghiệp thì hãy mạnh dạn đề xuất thăng chức để có những bước phát triển mới trong sự nghiệp.
Việc tự đề xuất cũng là hành động ngầm thể hiện tinh thần cầu tiến của bạn và bất kỳ doanh nghiệp nào cũng muốn có người như thế. Kể cả khi bị sếp từ chối thì bạn sẽ biết được lý do chưa được thăng tiến để tiếp tục cải thiện và phấn đấu hơn nữa trong tương lai.
Ngoai ra, bạn có thể tìm thấy rất nhiều việc làm cấp trung, cấp cao hấp dẫn đến từ các tập đoàn hàng đầu Việt Nam ngay trên danh mục việc làm của Navigossearch.com. Hãy truy cập ngay để lựa chọn công việc mơ ước phù hợp với bản thân mình. Hay bạn cũng có thể gửi CV và liên hệ đến Navigos Search để trở thành ứng viên tiềm năng. Khi có vị trí việc làm phù hợp, Navigos Search sẽ chủ động liên hệ, mời bạn ứng tuyển và hỗ trợ bạn trong suốt quá trình ứng tuyển.
Đội ngũ tư vấn của Navigos Search là những chuyên gia tuyển dụng am hiểu thông tin về ngành, am hiểu thị trường lao động và luôn nắm bắt chính xác yêu cầu tuyển dụng cho từng ngành hàng. Với quy trình tuyển dụng hết sức bài bản, Navigos Search đã giúp được hàng chục ngàn ứng viên tìm thấy được đúng vị trí công việc mơ ước, phát triển bản thân và thành công trên con đường sự nghiệp của mình.