Nghỉ việc trong im lặng – từ khoá #QuietQuitting xuất hiện trên TikTok đã nhận được sự bàn tán sôi nổi của cộng đồng mạng, đặc biệt là những người đã đi làm. Đây là một khái niệm được khởi xướng bởi Ziad Khan, kỹ sư 24 tuổi, hiện đang sinh sống và làm việc tại New York.
Trong video, anh về định nghĩa nghỉ việc trong im lặng “quiet quitting”, một kết quả từ quá trình nhân thức của nhân viên văn phòng, không đồng ý với văn hoá hối hả chốn công sở khi cảm thấy giá trị bản thân không chỉ nên được đánh giá quá sự chăm chỉ trong công việc.
Video ngay lập tức đã nằm trong Top xu hướng TikTok trong tháng Bảy, từ khoá #QuietQuitting nhận về 17 triệu lượt dùng. Nó nhanh chóng lan rộng sang các nền tảng xã hội khác như Twitter, LinkedIn và được những trang tin tức lớn như CNN, New York Times, CNBC…đưa tin. Vậy khái niệm nghỉ việc trong im lặng là gì?
I. Quiet quitting là gì?
Theo giải thích của Urban Dictionary, nghỉ việc trong im lặng (quiet quitting) dùng để miêu tả trạng thái “đình công” trong tâm trí con người. Trạng thái này không sinh ra bởi áp lực hay vấn đề trong công việc mà từ suy nghĩ cảm thấy bất thoả đáng về những giá trị mà mình nhận được sau khi nỗ lực vì công việc.
Có thể hiểu, khi nghỉ việc trong im lặng nghĩa là bạn chỉ muốn hoàn thành đúng trách nhiệm công việc, không muốn tham gia vào bất cứ hoạt động tập thể hay nhiệt huyết với công việc.
Về mặt pháp lý, nghỉ việc trong im lặng không thể cấu thành vi phạm hợp đồng vì người lao động vẫn hoàn thành mọi công việc họ được giao, chỉ là ngoài công việc, họ không muốn dính líu hay có bất kỳ liên quan gì đến công ty. Như thể, họ muốn rời xa khỏi văn hoá công ty, không muốn được tương tác với xã hội.
II. 4 dấu hiệu của một người nghỉ việc trong im lặng
Khi bạn có những dấu hiệu dưới đây, bạn đang bắt đầu trở thành người nghỉ việc trong im lặng, bắt nhịp xu hướng quiet quitting.
1. Công việc của bạn chỉ ở mức hoàn thành
Trong suy nghĩ của người nghỉ việc trong im lặng, họ không xem công việc là tất cả trong cuộc sống. Công việc chỉ là một phần để duy trì cuộc sống hạnh phúc, chính vì thế hoàn thành nó là trách nhiệm chứ không còn là đam mê hay tham vọng. Họ chấp nhận đánh đổi sự thăng tiến để đổi lấy một công việc ổn định, không cần phát triển.
2. Hạn chế giao tiếp với mọi người
Người nghỉ việc trong im lặng thường không quan tâm quá nhiều đến xung quanh. Đối với họ, quan hệ đồng nghiệp không có giá trị nên không cần phải tạo dựng mối quan hệ. Bạn sẽ thấy một hình ảnh rất quen thuộc ở người có xu hướng nghỉ việc trong im lặng là đi làm đúng giờ, làm việc đúng trách nhiệm và về nhà đúng lúc. Ngoài ra, họ sẽ không tương tác mấy với mọi người.
3. Lẩn tránh mọi hoạt động công ty
Họ không mấy mặn mà với các hoạt động của công ty trừ công việc. Hoạt động ngoại khóa, các buổi đào tạo chuyên môn, các cuộc đi ăn, đi chơi hoặc sự kiện đều vắng mặt họ.
4. Thụ động trong công việc
Vì làm việc với tinh thần trách nhiệm, người có xu hướng nghỉ việc im lặng sẽ không muốn “vắt óc” để suy nghĩ hay có bất cứ sự đóng góp nổi trội nào. Trong các buổi họp, họ là người sẽ im lặng, lắng nghe, đi theo số đông và nhận công việc đúng với khả năng của mình.
III. Nguyên nhân xu hướng nghỉ việc trong im lặng ngày càng tăng
Có rất nhiều nguyên nhân khiến người ta lựa chọn nghỉ việc trong im lặng trở thành thái độ làm việc. Theo đánh giá từ một số báo cáo, nguyên nhân phổ biến nhất lại đến từ nhận thức của họ sau đại dịch.
Nhiều người cảm thấy giá trị bản thân không thể định dạng bởi công việc, họ trân trọng cuộc sống ở nhiều khía cạnh khác như gia đình hạnh phúc, mối quan hệ xã hội và niềm vui cá nhân. Điều dễ dàng mất đi nếu một trận đại dịch nữa xảy đến.
Ngoài ra, nguyên nhân của nghỉ việc trong im lặng cũng thể hiện nhiều sự tương đồng với văn hoá làm việc của phương Tây ngày nay. Họ yêu cầu một tinh thần làm việc “fairplay”, đúng với bổn phận, từ chối làm việc ngoài giờ và cắt đứt mọi liên lạc với đồng nghiệp sau giờ hành chính.
Thêm vào đó, mức độ hài lòng trong công việc, tỉ lệ cơ hội việc làm thấp dẫn đến suy nghĩ làm việc tốt nhưng không được đối xử công bằng, đành ngậm ngùi chọn giải pháp là nghỉ việc trong im lặng để bảo toàn tinh thần.
IV. Từ nghỉ việc trong im lặng đến sa thải trong im lặng
Hệ quả của cuộc khủng hoảng giá trị bản thân là nghỉ việc trong im lặng, vậy hệ quả của nghỉ việc trong im lặng chính là sai thải trong im lặng. Khái niệm này được khởi xướng trên TikTok vào tháng Tám và New York Post đã cho rằng nó được sinh ra để phản ánh lại tình trạng nghỉ việc trong im lặng.
Theo định nghĩa, sa thải trong im lặng là đang thể hiện sự không hài lòng của công ty đối với nhân viên. Bằng cách ít tán thưởng, tăng lương lèo tèo, sa thải trong im lặng làm nhân viên cảm thấy chán nản vì sự tuột dốc chống chế độ phúc lợi. Có thể nói, sai thải trong im lặng vừa là nguyên nhân vừa là hệ quả cho nghỉ việc trong im lặng.
Điều đó cho thấy, có một sự trục trặc về sự minh bạch trong mối quan hệ lao động của nhân viên và công ty. Cả hai đều đang đưa ra hướng giải quyết tiêu cực thay vì tìm ra nguyên nhân hoặc bày tỏ những quan điểm của nhau. Dù là xu hướng, nghỉ việc hay sa thải trong im lặng đều là những hành động tồi tệ đối với sự sinh tồn chốn công sở.
Trong video, anh về định nghĩa nghỉ việc trong im lặng “quiet quitting”, một kết quả từ quá trình nhân thức của nhân viên văn phòng, không đồng ý với văn hoá hối hả chốn công sở khi cảm thấy giá trị bản thân không chỉ nên được đánh giá quá sự chăm chỉ trong công việc.
Video ngay lập tức đã nằm trong Top xu hướng TikTok trong tháng Bảy, từ khoá #QuietQuitting nhận về 17 triệu lượt dùng. Nó nhanh chóng lan rộng sang các nền tảng xã hội khác như Twitter, LinkedIn và được những trang tin tức lớn như CNN, New York Times, CNBC…đưa tin. Vậy khái niệm nghỉ việc trong im lặng là gì?
I. Quiet quitting là gì?
Theo giải thích của Urban Dictionary, nghỉ việc trong im lặng (quiet quitting) dùng để miêu tả trạng thái “đình công” trong tâm trí con người. Trạng thái này không sinh ra bởi áp lực hay vấn đề trong công việc mà từ suy nghĩ cảm thấy bất thoả đáng về những giá trị mà mình nhận được sau khi nỗ lực vì công việc.
Có thể hiểu, khi nghỉ việc trong im lặng nghĩa là bạn chỉ muốn hoàn thành đúng trách nhiệm công việc, không muốn tham gia vào bất cứ hoạt động tập thể hay nhiệt huyết với công việc.
Về mặt pháp lý, nghỉ việc trong im lặng không thể cấu thành vi phạm hợp đồng vì người lao động vẫn hoàn thành mọi công việc họ được giao, chỉ là ngoài công việc, họ không muốn dính líu hay có bất kỳ liên quan gì đến công ty. Như thể, họ muốn rời xa khỏi văn hoá công ty, không muốn được tương tác với xã hội.
II. 4 dấu hiệu của một người nghỉ việc trong im lặng
Khi bạn có những dấu hiệu dưới đây, bạn đang bắt đầu trở thành người nghỉ việc trong im lặng, bắt nhịp xu hướng quiet quitting.
1. Công việc của bạn chỉ ở mức hoàn thành
Trong suy nghĩ của người nghỉ việc trong im lặng, họ không xem công việc là tất cả trong cuộc sống. Công việc chỉ là một phần để duy trì cuộc sống hạnh phúc, chính vì thế hoàn thành nó là trách nhiệm chứ không còn là đam mê hay tham vọng. Họ chấp nhận đánh đổi sự thăng tiến để đổi lấy một công việc ổn định, không cần phát triển.
2. Hạn chế giao tiếp với mọi người
Người nghỉ việc trong im lặng thường không quan tâm quá nhiều đến xung quanh. Đối với họ, quan hệ đồng nghiệp không có giá trị nên không cần phải tạo dựng mối quan hệ. Bạn sẽ thấy một hình ảnh rất quen thuộc ở người có xu hướng nghỉ việc trong im lặng là đi làm đúng giờ, làm việc đúng trách nhiệm và về nhà đúng lúc. Ngoài ra, họ sẽ không tương tác mấy với mọi người.
3. Lẩn tránh mọi hoạt động công ty
Họ không mấy mặn mà với các hoạt động của công ty trừ công việc. Hoạt động ngoại khóa, các buổi đào tạo chuyên môn, các cuộc đi ăn, đi chơi hoặc sự kiện đều vắng mặt họ.
4. Thụ động trong công việc
Vì làm việc với tinh thần trách nhiệm, người có xu hướng nghỉ việc im lặng sẽ không muốn “vắt óc” để suy nghĩ hay có bất cứ sự đóng góp nổi trội nào. Trong các buổi họp, họ là người sẽ im lặng, lắng nghe, đi theo số đông và nhận công việc đúng với khả năng của mình.
III. Nguyên nhân xu hướng nghỉ việc trong im lặng ngày càng tăng
Có rất nhiều nguyên nhân khiến người ta lựa chọn nghỉ việc trong im lặng trở thành thái độ làm việc. Theo đánh giá từ một số báo cáo, nguyên nhân phổ biến nhất lại đến từ nhận thức của họ sau đại dịch.
Nhiều người cảm thấy giá trị bản thân không thể định dạng bởi công việc, họ trân trọng cuộc sống ở nhiều khía cạnh khác như gia đình hạnh phúc, mối quan hệ xã hội và niềm vui cá nhân. Điều dễ dàng mất đi nếu một trận đại dịch nữa xảy đến.
Ngoài ra, nguyên nhân của nghỉ việc trong im lặng cũng thể hiện nhiều sự tương đồng với văn hoá làm việc của phương Tây ngày nay. Họ yêu cầu một tinh thần làm việc “fairplay”, đúng với bổn phận, từ chối làm việc ngoài giờ và cắt đứt mọi liên lạc với đồng nghiệp sau giờ hành chính.
Thêm vào đó, mức độ hài lòng trong công việc, tỉ lệ cơ hội việc làm thấp dẫn đến suy nghĩ làm việc tốt nhưng không được đối xử công bằng, đành ngậm ngùi chọn giải pháp là nghỉ việc trong im lặng để bảo toàn tinh thần.
IV. Từ nghỉ việc trong im lặng đến sa thải trong im lặng
Hệ quả của cuộc khủng hoảng giá trị bản thân là nghỉ việc trong im lặng, vậy hệ quả của nghỉ việc trong im lặng chính là sai thải trong im lặng. Khái niệm này được khởi xướng trên TikTok vào tháng Tám và New York Post đã cho rằng nó được sinh ra để phản ánh lại tình trạng nghỉ việc trong im lặng.
Theo định nghĩa, sa thải trong im lặng là đang thể hiện sự không hài lòng của công ty đối với nhân viên. Bằng cách ít tán thưởng, tăng lương lèo tèo, sa thải trong im lặng làm nhân viên cảm thấy chán nản vì sự tuột dốc chống chế độ phúc lợi. Có thể nói, sai thải trong im lặng vừa là nguyên nhân vừa là hệ quả cho nghỉ việc trong im lặng.
Điều đó cho thấy, có một sự trục trặc về sự minh bạch trong mối quan hệ lao động của nhân viên và công ty. Cả hai đều đang đưa ra hướng giải quyết tiêu cực thay vì tìm ra nguyên nhân hoặc bày tỏ những quan điểm của nhau. Dù là xu hướng, nghỉ việc hay sa thải trong im lặng đều là những hành động tồi tệ đối với sự sinh tồn chốn công sở.